Trung Quốc là đối tác tài chính duy nhất của Nga sau lệnh cấm vận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong bối cảnh Nga bị cô lập về tài chính, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là cường quốc duy nhất trên thế giới ủng hộ Nga và là siêu cường duy nhất chống lại việc trừng phạt Nga. Sự ủng hộ này là nhằm củng cố cho tham vọng thống trị của ĐCSTQ.

Rõ ràng là giữa Nga và Trung Quốc đã hình thành một quan hệ đối tác kinh tế và chính trị mới.

Mặc dù hệ thống kinh tế nhỏ bé của Nga chỉ là một mối đe dọa nhỏ đối với Mỹ, nhưng tham vọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin lại được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ của Trung Quốc, cả về tài chính và chính trị.

Theo dữ liệu chính thức của Ngân hàng Thế giới, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trị giá 1483,50 tỷ (1,4 nghìn tỷ) USD vào năm 2020 và giá trị GDP của Nga chiếm 1,3% nền kinh tế thế giới. Con số này gần bằng quy mô kinh tế của Hà Lan và Bỉ cộng lại.

Nga bị cô lập tài chính sau các lệnh cấm vận

Nga đang phải chịu sự cô lập tài chính nghiêm trọng từ thế giới tài chính quốc tế. Vào ngày 24/02, Bộ Tài chính Mỹ đã có những biện pháp chưa từng có đối với hai tổ chức tài chính đáng chú ý của Nga, Sberbank of Russia và Ngân hàng VTB, “thay đổi đáng kể khả năng hoạt động cơ bản của họ. Mỗi ngày, các tổ chức tài chính Nga thực hiện các giao dịch ngoại hối trên toàn cầu trị giá khoảng 46 tỷ USD, 80% trong số đó là bằng đồng USD. Phần lớn các giao dịch đó bây giờ sẽ bị gián đoạn. Bằng cách cắt đứt hai ngân hàng lớn nhất của Nga — gộp lại chiếm hơn một nửa giá trị tài sản của tổng hệ thống ngân hàng ở Nga — khỏi việc xử lý thanh toán thông qua hệ thống tài chính của Mỹ".

Các biện pháp trừng phạt bổ sung của các nước G-7 (Mỹ, Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản và Đức) bao gồm cấm một số ngân hàng Nga sử dụng mạng tài chính SWIFT. Cấm các ngân hàng Nga và các chi nhánh của Nga sử dụng SWIFT sẽ gây khó khăn lớn cho Nga. Việc giao dịch các loại hàng hóa từ dầu mỏ đến ngũ cốc sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng. Dịch vụ của SWIFT có bản chất quốc tế và cho phép các ngân hàng và chính phủ toàn cầu giao tiếp với nhau (và chuyển tiền) một cách dễ dàng. Hiệu ứng từ các lệnh trừng phạt G-7 sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Nga đã xây dựng nên một trong những kho dự trữ tiền mặt và vàng lớn nhất thế giới, ước tính lên tới hơn 600 tỷ USD. Các biện pháp trừng phạt liên quan tới SWIFT sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng của Nga trong việc sử dụng kho dự trữ của họ trên trường quốc tế.

Lo lắng bị trục xuất khỏi SWIFT, Nga và Trung Quốc xây dựng hệ thống thanh toán riêng

Nga gần như đã bị cấm khỏi SWIFT vào năm 2014. Theo BBC, “Nga từng bị đe dọa trục xuất khỏi SWIFT trước đây - khi sáp nhập Crimea. Nga tuyên bố động thái này sẽ tương tự như một lời tuyên chiến. Các đồng minh phương Tây đã không thực hiện điều đó, nhưng mối đe dọa này đã thúc đẩy Nga phát triển hệ thống chuyển tiền xuyên biên giới còn non trẻ của riêng mình. Để chuẩn bị cho một biện pháp trừng phạt như vậy, chính quyền Nga đã tạo ra Hệ thống thẻ thanh toán quốc gia, được gọi là Mir, để xử lý các khoản thanh toán bằng thẻ. Tuy nhiên, hiện nay ngoài Nga có rất ít nước sử dụng hệ thống này”.

Trung Quốc cũng cảm thấy áp lực liên ngân hàng tương tự trong những năm qua và vào năm 2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương của Trung Quốc) đã ra mắt Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) để đề phòng bất kỳ lệnh cấm vận thanh toán nào trong tương lai.

Tuy nhiên, giống như Mir của Nga, nền tảng CIPS vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi. Một báo cáo từ Viện Nghiên cứu các nền kinh tế mới nổi của Ngân hàng Phần Lan cho biết: “Tính đến cuối tháng Năm [2021] có 1.189 ngân hàng đại diện cho khoảng 100 quốc gia đã sử dụng CIPS. Trong số các ngân hàng này, 569 ngân hàng hoạt động ở Trung Quốc đại lục, 355 ngân hàng khác ở châu Á. Trong đó, nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài là công ty con của các ngân hàng Trung Quốc”.

Vì sao Trung Quốc ủng hộ Nga xâm lược Ukraine?

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chia sẻ thông tin tình báo từ Mỹ với Nga, bao gồm các thông tin tình báo dẫn đến việc Mỹ khẳng định rằng Nga đang lên kế hoạch xâm lược Ukraine.

ĐCSTQ đã bị phơi bày là cường quốc duy nhất trên thế giới ủng hộ Nga và là siêu cường duy nhất chống lại việc trừng phạt Nga.

Điện Kremlin sẽ không thể tiếp tục hoạt động bình thường nếu không có sự hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc trong tương lai. Nếu không có sự hỗ trợ của ĐCSTQ, Putin sẽ hoàn toàn không có khả năng thực hiện một cuộc tấn công như vậy vào Ukraine cũng như chấp nhận nguy cơ cô lập tài chính từ các thị trường phương Tây.

ĐCSTQ đang hỗ trợ Điện Kremlin tạo ra một trục quyền lực tàn bạo ở Âu-Á, Trung Đông và khắp châu Á. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này cũng là để phục vụ cho tham vọng lãnh thổ hung hãn của ĐCSTQ trong việc chiếm Đài Loan và mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp Trung Đông với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI, còn được gọi là “Một vành đai, một con đường”).

​​Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Chadwick Hagan là một doanh nhân khởi nghiệp, nhà tài chính và nhà báo. Ông có nhiều công việc kinh doanh và dự án đầu tư trên các thị trường toàn cầu trong hơn 20 năm. Vào năm 2020, blog kinh tế vĩ mô Chaganomics.com của ông đã được lưu trữ trên Kho lưu trữ của Thư viện Quốc hội Mỹ. Ông cũng là thành viên của Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia.

Bảo Nguyên

Theo The Epoch Times

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc là đối tác tài chính duy nhất của Nga sau lệnh cấm vận