‘Mẹ ơi, con muốn chơi thêm 5 phút nữa’, hai kiểu mẹ trả lời đưa đến thành tựu cuộc sống của con khác nhau

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi đứa trẻ nói: “Mẹ ơi, con vẫn muốn chơi thêm 5 phút”, mẹ thường làm gì?

Dù là đưa con ra ngoài chơi, xem tivi hay nghịch điện thoại, nhiều bà mẹ đã học được mẹo nhỏ mà một người dùng có nick là Bà mẹ bỉm sữa đã chia sẻ, đó là thỏa thuận trước với con.

Có thể lúc đầu phương pháp này rất dễ sử dụng, nhưng dần dần, mọi người có thể phát hiện ra rằng khi bọn trẻ lớn lên, chúng ngày càng thích những chiếc điện thoại di động và TV này hơn, có vẻ như thỏa thuận của chúng ta đang bắt đầu không còn tác dụng nữa.

Thường xảy ra trường hợp đã đến thời gian thỏa thuận nhưng trẻ sẽ đưa ra các yêu cầu bổ sung, chẳng hạn như mẹ ơi, con muốn chơi thêm 5 phút nữa.

Căn cứ vào kinh nghiệm của tôi, cùng với tình hình mà các bậc phụ huynh phản hồi lại, sau khi đứa nhỏ đưa ra yêu cầu này, mọi người đáp lại chính là hai loại tình huống:

Loại thứ nhất, đó là thái độ kiên quyết ngăn chặn, không được, ‘chúng ta đã thoả thuận với nhau rồi, con phải làm một đứa trẻ ngoan, tuân thủ thỏa thuận’.

Loại thứ 2 là mẹ thấy có lỗi với trẻ, cảm thấy trẻ có vẻ chơi chưa đủ nên đồng ý với yêu cầu của trẻ, ‘được rồi chơi thêm 5 phút’.

Hôm nay, tôi muốn nói rằng cả hai câu trả lời, bất kể câu trả lời nào, đều sai.

Không nên thẳng thắn từ chối trẻ. (Pexels)

Nhiều bà mẹ có thể cũng ý thức được, nếu như bạn áp dụng phương thức thứ nhất, nghiêm khắc cự tuyệt, cái này quả thật có thể làm cho đứa nhỏ buông điện thoại di động xuống, nhưng sau đó cảm xúc của đứa nhỏ sẽ trở nên rất tồi tệ, thậm chí còn gây sự với bạn, bạn bảo con làm gì nó sẽ không làm hoặc làm với thái độ vùng vằng, khó chịu và cố ý phá hư thêm.

Một tiến sĩ tâm lý nói: "Thường xuyên nói 'không' với trẻ là cách từ chối không phù hợp nhất. Đứa trẻ dường như bị cha mẹ đẩy ra khỏi cửa và sẽ cảm thấy bị xúc phạm, thậm chí tức giận".

Có lẽ trẻ không muốn tắt TV hoặc điện thoại di động, đó là vì trẻ chưa xem xong một tập phim hoạt hình, hoặc chơi xong một trò chơi. Cho nên cho dù trẻ có tắt điện thoại di động và tivi để làm những việc khác thì trong lòng chúng vẫn luôn nhớ đến phim truyền hình vừa nãy, dẫn đến trẻ không có cách nào tập trung làm việc.

Trong tâm lý học, tình huống này được gọi là: "tình tiết dang dở". Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có thể hiểu rằng một số điều càng bị cấm đoán và kìm nén, trẻ càng dễ hình thành khoảng trống và hối hận trong lòng, do đó tạo thành một sự phát triển bệnh lý.

Nếu là kiểu thứ hai, nếu bạn đồng ý cho trẻ chơi thêm 5 phút nữa, bạn sẽ thấy rằng chúng ta lại gặp phải một vấn đề khác, đó là sau khi trẻ chơi được 5 phút thì lại đòi chơi thêm 5 phút nữa. Xong rồi, 5 phút rồi 5 phút, lần lượt 5 phút, chơi điện thoại di động không ngừng.

Tôi nghĩ rằng đây không phải là kết quả bạn muốn.

Nếu một mực thỏa hiệp, phóng túng, để cho con cái đột phá vòng uy nghiêm của cha mẹ không giới hạn, kết quả cuối cùng chính là: cha mẹ ở chỗ con cái không có tính uy quyền, sẽ chỉ làm cho con cái trở nên càng ngày càng khó dạy.

Tăng thêm ràng buộc cho thoả thuận. (Pexels)

Vì vậy, khi giáo dục con cái, chúng ta một mặt phải nắm bắt một số khái niệm khoa học về nuôi dạy con cái, mặt khác là cần phải chơi một số quy tắc với con cái. Dưới sự hướng dẫn của khái niệm khoa học về nuôi dạy con cái, sử dụng một số quy tắc nhỏ một cách thích hợp, hiệu quả sẽ gấp đôi.

Sau đây, Bà mẹ bỉm sữa xin gợi ý 3 phương pháp nhỏ giúp trẻ hình thành nhận thức về thời gian một cách hiệu quả, đồng thời thực hiện tốt hơn tinh thần giao ước, trải nghiệm cảm giác thành tựu do tính kỷ luật tự giác mang lại.

Thứ nhất: Khi xác lập thỏa thuận, hãy tăng tính lễ nghi

Nhiều khi chúng ta thỏa thuận với con cái đều là thỏa thuận miệng, trẻ có thể sẽ quên thỏa thuận này sau khi chơi một lúc, hoặc khi chúng ta sử dụng phương pháp bấm giờ đồng hồ báo thức hoặc bấm giờ đồng hồ cát trẻ cũng không theo dõi hoặc trẻ vẫn chưa xem đủ chưa chơi đủ, cho dù thời gian đã hết, cũng giả vờ không thấy.

Vì vậy, để trẻ thực hiện tốt hơn lời hứa của mình, cách tốt nhất là thêm ý nghĩa nghi thức vào lời hứa của chúng ta.

Ví dụ, sau khi chúng ta hẹn con cái xem TV hoặc chơi điện thoại di động, chúng ta và con ngoắc tay thỏa thuận. Điều này sẽ khiến trẻ chú ý hơn đến thỏa thuận này trong lòng, có thể thúc giục trẻ thực hiện nghiêm túc thỏa thuận này, mọi người đều có thể thử, hiệu quả rất tốt.

Thứ hai: Cho trẻ đủ thời gian giảm xóc tâm lý

Qua đây Bà mẹ bỉm sữa muốn chia sẻ với các bạn một câu: Bạn không bao giờ nên mong đợi con cái của mình tự giác. Ai cũng phải ghi nhớ câu này và luôn nhắc nhở mình.

Vì vậy, sau khi chúng ta đã làm một thỏa thuận tốt với trẻ em, chúng ta nhất định không nên đặt tất cả hy vọng vào con, hy vọng trẻ có thể chủ động tắt điện thoại và trả lại cho bạn, đây là bước quan trọng cần chúng ta làm, đó là: nhắc nhở.

Bạn có thể nhắc nhở khoảng 5 phút trước thời gian đã định, sau 5 phút nhắc nhở một lần, sau 3 phút và nhắc lại sau 1 phút.

Để lại thời gian giảm xóc tâm lý cho trẻ. (Pexels)

Thông qua ba lần nhắc nhở này, có thể để lại cho nội tâm đứa nhỏ một thời gian giảm xóc, mỗi một lần nhắc nhở đều làm cho đứa nhỏ ý thức được thời gian trôi qua, đồng thời ở trong lòng chuẩn bị sẵn sàng muốn tắt điện thoại di động hoặc là TV, khi thời gian đã định đến, đứa nhỏ cũng sẽ rất dễ dàng tiếp nhận.

Thứ ba: Sử dụng phép tắc dịch chuyển sự chú ý, cung cấp cho trẻ những lựa chọn hạn chế

Nếu bạn đã sử dụng hai phương pháp đầu tiên mà không hiệu quả hoặc con bạn không hợp tác, thì bạn có thể thử chiêu cuối cùng của tôi, sử dụng phép tắc dịch chuyển sự chú ý, phương pháp này tôi đã sử dụng trong quá trình giáo dục con, dùng lần nào hiệu quả lần đó.

Ví dụ, khi con cầm điện thoại, nói rằng muốn chơi thêm 5 phút nữa, tôi sẽ nói với con: "Mẹ rất muốn con chơi thêm 5 phút nữa, nhưng mẹ đang đi siêu thị mua đồ ăn, con chọn ở nhà một mình hay đi siêu thị với mẹ để hoàn thành danh sách mua sắm trước đây của con?"

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là cho phép trẻ em thoát khỏi lối suy nghĩ tiếp tục chơi với điện thoại di động, mà tập trung vào suy nghĩ lựa chọn muốn ở nhà một mình, hay là muốn đi siêu thị mua sắm.

Khi trẻ bắt đầu suy nghĩ về lựa chọn mới này, tự nhiên cũng không còn băn khoăn có nên chơi thêm 5 phút nữa hay không.

Ví dụ khác, khi trẻ không muốn đánh răng, bạn có thể hỏi trẻ: "Con yêu, con muốn tự bóp kem đánh răng? Hay muốn mẹ bóp cho con?"

Lúc này, trẻ không còn loay hoay với việc có nên đánh răng hay không mà phải suy nghĩ xem ai sẽ bóp kem đánh răng. Kem đánh răng đã được bóp ra, bạn vẫn lo lắng về việc con bạn không đánh răng?

Hãy sử dụng phép tắc dịch chuyển sự chú ý để trẻ quên đi việc hiện tại. (Pexels)

Đây chính là điều kỳ diệu của phép tắc dịch chuyển sự chú ý. Chúng ta cung cấp một số phương án để trẻ lựa chọn, cho phép trẻ chọn phương án mà chúng chấp nhận hơn, nhờ đó các vấn đề hiện tại có thể được giải quyết dễ dàng. Bạn hãy thử xem nhé!

Theo Vương Hoà - Aboluowang - Nguồn: Cream Mom
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

‘Mẹ ơi, con muốn chơi thêm 5 phút nữa’, hai kiểu mẹ trả lời đưa đến thành tựu cuộc sống của con khác nhau