Nhiều quốc gia Châu Âu bắt đầu nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều quốc gia trên khắp Châu Âu đã bắt đầu nới lỏng các quy tắc và hạn chế phòng dịch COVID-19 nhằm nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế, bất chấp mức độ gia tăng các ca nhiễm của biến thể Omicron.

Hôm thứ Năm (27/08), Vương Quốc Anh đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế vốn được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Với quyết định trên, người dân sẽ không phải đeo khẩu trang tại những không gian khép kín và không cần xuất trình “hộ chiếu vaccine”

Kể từ ngày 31/01, Anh dỡ bỏ quy định giới hạn số lượng khách được phép vào viện dưỡng lão. Người dân nước gia này cũng không còn được khuyến nghị làm việc tại nhà.

Trước đó, vào ngày 8/12/2021, Chính phủ Anh đã công bố các biện pháp hạn chế mang tên "Kế hoạch B", sau khi Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo về một "làn sóng thủy triều" do biến thể Omicron gây ra. Theo đó, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trong tại những không gian khép kín và phải xuất trình chứng nhận đã tiêm vaccine khi tới hộp đêm, sân vận động và các sự kiện quy mô lớn.

Trong khi đó, những du khách nhập cảnh vào quốc gia này đã chích ngừa sẽ không cần phải xét nghiệm hay cách ly, trong khi những du khách chưa chích ngừa chỉ phải làm các xét nghiệm trước và sau khi khởi hành, nhưng cũng không bắt buộc phải cách ly trừ khi có kết quả dương tính với virus.

Ở những nơi khác ở Hà Lan, các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt được ban bố từ giữa tháng 12/2021. Đến nay, chính phủ Hà Lan cũng chính thức dỡ bỏ các hạn chế cho phép ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn đón khách trở lại.

“Kể từ ngày 26/01, hầu hết các địa điểm ở đất nước chúng ta có thể mở cửa trở lại, dưới một số điều kiện nhất định,” giới chức của quốc gia này cho biết trong hướng dẫn giải thích việc nới lỏng các phản ứng. “Điều này có nghĩa là các nhà hàng và quán bar, rạp chiếu phim, nhà hát, phòng hòa nhạc, bảo tàng, sở thú và các công viên giải trí có thể mở cửa trở lại".

Từ thứ Tư (26/01), ngành nhà hàng, khách sạn Hà Lan được phép đón khách trở lại, với điều kiện giảm sức chứa và áp dụng các quy định về giãn cách xã hội và hoạt động trong khoảng thời gian từ 5h00 sáng đến 10h00 tối.

Khách hàng vẫn sẽ phải xuất trình hộ chiếu vaccine để có thể ra vào cửa các cơ sở này. Bắt buộc đeo khẩu trang đối với mọi công dân từ trên 13 tuổi khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng và các khu vực công cộng khép kín như cửa hàng, bảo tàng và rạp chiếu phim.

Mọi người cũng được khuyến nghị làm việc tại nhà và không được phép tiếp đón quá 4 khách từ trên 13 tuổi tới nhà của họ mỗi ngày.

Hôm thứ Tư (26/1), chính phủ Đan Mạch đã ra thông báo rằng “COVID-19 không còn được phân loại là một căn bệnh nguy hiểm cho xã hội sau ngày 31/01/2022”. Đồng thời nước này cũng dỡ bỏ hầu như tất cả các hạn chế đã áp dụng trước đó, ngoại trừ xét nghiệm đối với những người nhập cảnh.

Thực khách ăn tối tại khu vực ngoài trời tại Tilburg, Hà Lan hôm 26/01/2022. (Ảnh Getty Images)
Học sinh lớp 8 đeo khẩu trang hoặc khăn che mặt khi tham gia một lớp học Anh ngữ tại Học viện Park Lane ở Halifax, tây bắc nước Anh, hôm 04/01/2022. (Ảnh Getty Images)

Tuần trước, Bỉ đã thông báo nới lỏng nhẹ các hạn chế từ ngày 28/01 bất chấp tình trạng lây nhiễm đạt mức kỷ lục. Thủ tướng Pháp Jean Castex và Bộ trưởng Y tế Olivier Véran cũng đã công bố lịch trình dỡ bỏ các hạn chế tại quốc gia này trong những tuần tới.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez cũng nói với các phóng viên hôm 10/01 rằng, ông muốn Liên minh Âu Châu xem xét việc tiếp cận COVID-19 giống như cách họ đang ứng phó với bệnh cúm mùa.

Quyết định của một loạt quốc gia Âu Châu được đưa ra sau khi Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết vào hôm thứ Hai (24/1) rằng, Châu Âu sẽ trải qua một thời kỳ COVID-19 “bình lặng” trước khi virus quay trở lại vào cuối năm, nhưng lần này không có đại dịch bùng phát.

Giám đốc WHO khu vực Âu Châu, ông Hans Kluge nói với tờ Agence France-Presse rằng, biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cho 60% người dân Châu Âu tới tháng 03/2022 trước khi suy yếu do khả năng miễn dịch toàn cầu.

Khi số ca nhiễm ở Châu Âu suy giảm, ông Kluge dự đoán rằng “sẽ phải mất vài tuần, thậm chí vài tháng để đạt được khả năng miễn dịch toàn cầu, nhờ vaccine hoặc nhờ khả năng miễn dịch của người dân tăng cao".

“Vì vậy, chúng tôi dự đoán rằng sẽ có một khoảng thời gian lắng dịu trước khi COVID-19 có thể quay trở lại vào cuối năm, nhưng cũng không hẳn vậy", ông nói.

Tuy nhiên, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) hồi đầu tháng 1 đã cảnh báo, Châu Âu cần phải sẵn sàng đối phó với việc phát sinh nhiều ca nhiễm trong những tuần tới do biến thể Omicron gây ra. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt nhân lực thiết yếu một cách trầm trọng và đặt ra những thách thức to lớn đối với năng lực xét nghiệm và truy vết ở các quốc gia thành viên của Liên Minh châu Âu (EU).

Cơ quan y tế EU cho biết, mức độ rủi ro sức khỏe cộng đồng nói chung là “rất cao” khi các ca nhiễm biến thể Omicron tiếp tục lan rộng khắp Âu Châu.

Tính đến nay, đa có ít nhất 120,294,000 ca nhiễm được ghi nhận và 1,954,000 trường hợp tử vong do COVID-19 gây ra ở Châu Âu, theo số liệu của tờ Reuters.

Theo The Epoch Times


Nhiều quốc gia Châu Âu bắt đầu nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19