Đeo khẩu trang không liên quan đến tỉ lệ ca nhiễm hay lây truyền COVID-19: Nghiên cứu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc bắt buộc đeo khẩu trang cho trẻ em ở Tây Ban Nha không liên quan đến tỉ lệ ca nhiễm hoặc lây truyền COVID-19 thấp hơn.

Trẻ em từ 6 tuổi trở lên ở Catalonia một cộng đồng tự trị ở Tây Ban Nha bị bắt buộc đeo khẩu trang sau khi trường học mở cửa trở lại trong đại dịch COVID-19.

Trong một nghiên cứu mới xuất bản đầu tuần, các nhà nghiên cứu đã so sánh tỉ lệ mắc COVID-19 ở trẻ lớn với trẻ nhỏ hơn để xác định xem liệu các lệnh bắt buộc đeo khẩu trang có hiệu quả trong việc giảm lây truyền SARS-CoV-2loại virus gây ra bệnh COVID-19trong trường học hay không.

Nghiên cứu hồi cứu này đã xác định rằng, có một tỉ lệ ca nhiễm thấp hơn nhiều ở trường mầm nonnơi không có quy định bắt buộc đeo khẩu trang so với các nhóm tuổi lớn hơn mà bị bắt buộc đeo khẩu trang.

Ví dụ, trẻ 5 tuổi có tỉ lệ nhiễm virus là 3,1%, trong khi trẻ 6 tuổi có tỉ lệ nhiễm virus là 3,54%.

Các lệnh bắt buộc đeo khẩu trang trong trường học "không có liên đới đến tỉ lệ ca nhiễm hay truyền SARS-CoV-2 thấp hơn, do đó dẫn đến giả thuyết là phương pháp can thiệp này không hiệu quả", các nhà nghiên cứu cho biết như vậy trong nghiên cứu được xuất bản dưới dạng bản in trước.

"Nghiên cứu cho thấy rằng không có sự giảm đáng kể sự lây truyền trong các nhóm đeo khẩu trang (6 - 11 tuổi), khi so sánh với những nhóm không đeo khẩu trang (3 - 5 tuổi)", theo như Clara Pratsmột trong những tác giả nghiên cứuchia sẻ qua email với tờ Epoch Times.

Dữ liệu được nghiên cứu phân tích là trên 599.314 học sinh tại 1.907 trường, trong học kỳ 1 năm học 2021-2022.

Các nhà nghiên cứu tin rằng "sự phụ thuộc vào độ tuổi" là yếu tố quan trọng nhất đối với nguy cơ lây truyền virus trong trường học. Nói cách khác, khi trẻ càng lớn, chúng càng có nhiều khả năng có phản ứng miễn dịch giống người lớn. Theo các nghiên cứu trước đây, người lớn có nhiều khả năng mắc COVID-19 có triệu chứng hơn trẻ em. Các nhà nghiên cứu từ Tây Ban Nha cũng nói rằng, vì trẻ nhỏ có khả năng bị nhiễm các coronavirus khác, các em sẽ có nhiều tế bào T phản ứng chéo hơn — vốn là một loại tế bào bảo vệ chúng ta khỏi COVID-19.

"Độ dốc tuổi trong sự lây truyền SARS-CoV-2 là chìa khóa để hiểu những kết quả này, và điều này chủ yếu liên quan đến phản ứng miễn dịch bẩm sinh mạnh mẽ tại các tế bào hô hấp niêm mạc mà trẻ nhỏ có, khi so sánh với trẻ lớn hơn hoặc người lớn", Antoni Soriano-Arandesmột tác giả khác của nghiên cứuchia sẻ qua email với tờ Epoch Times.

Nghiên cứu này đã làm tăng thêm số lượng các nghiên cứu cho thấy các kết quả đủ loại về khẩu trang và lệnh bắt buộc đeo khẩu trang.

Hạn chế của nghiên cứu này bao gồm việc không thể đếm tất cả các ca nhiễm không có triệu chứng, nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ hơn.

Bác sĩ Quique Bassat, một trong những tác giả của nghiên cứu, khẳng định với tờ Epoch Times rằng, độ dốc tuổi có nghĩa là kết quả cho thấy khẩu trang hoạt động tốt. Nhưng Bác sĩ Jonathan Darrow giảng viên y khoa tại Trường Y Harvard, và là người đã phân tích các nghiên cứu về khẩu trang vào năm 2021 không đồng ý.

BS. Darrow chia sẻ qua email với tờ Epoch Times: "Đây là một nghiên cứu nữa không đưa ra được bằng chứng xác thực rằng, khẩu trang làm giảm đáng kể khả năng lây truyền, và cũng cho thấy rằng nếu khẩu trang làm giảm khả năng lây truyền, thì chúng cũng không giảm nhiều lắm".

"Tất nhiên, luôn có thể là trong một số hoàn cảnh khác, khẩu trang có thể hoạt động tốt hơn (ví dụ: khẩu trang tốt hơn, tuân thủ tốt hơn, ít chạm vào khuôn mặt hơn, thay khẩu trang thường xuyên hơn, v.v.)".

Cao Dương

Theo The Epoch Times


Đeo khẩu trang không liên quan đến tỉ lệ ca nhiễm hay lây truyền COVID-19: Nghiên cứu