Đối thoại của hai thư pháp gia: Phóng khoáng hay phóng túng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hai vị lãnh tụ trường phái Ngô Môn là Chúc Chi Sơn và Văn Trưng Minh, sau nhiều năm rời khỏi thế nhân lại được gặp nhau trên Thiên thượng. Hai người là bạn thân lâu năm, khi tại thế thường cùng nhau luận đàm phân tích thư pháp, lần này không hẹn mà gặp, chủ đề cũng không ngoài thư pháp.

Văn Bích (文壁, 1470-1559), tự Trưng Minh (徵明), hiệu Hành Sơn cư sĩ (衡山居士) là một học giả, nhà thơ, nhà thư pháp, và danh hoạ nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh. Ông tinh thông cả thi, văn, thư, hoạ nên được người đời xưng là Tứ tuyệt. Cùng với Thẩm Chu, Đường Dần, Cừu Anh, ông là một trong bốn danh hoạ lớn của thời kỳ này, gọi là Minh tứ gia. (Wikipedia)

Một phần bức tranh "Giang Nam xuân đồ" của Văn Trưng Minh. (Miền công cộng)

Chúc Doãn Minh ( 祝允明, 1461–1527), tên chữ là Hy Triết, hiệu Chi Sơn, là một nhà thơ, nhà thư pháp, nhà văn, học giả triều Minh, được xem là một trong bốn tài tử vùng Ngô Trung. Ông là người Trường Châu (nay là Tô Châu, Giang Tô). Ông được ngưỡng mộ nhất vì thành tựu của mình trong thư pháp, ông cũng là một nhân vật văn hóa phổ biến cho lối sống khoáng đạt của mình và suy nghĩ mang tính biểu tượng. Phong cách thư pháp của ông nổi tiếng về cuồng thảo. (Wikipedia)

- ‘Tôi gần đây có chép vài chương “Ly Tao kinh”, cảm thấy hay vô cùng, vài năm trước tôi mới chỉ tới mức nghiêm cẩn tỉ mỉ, trong tác phẩm gần đây, hàng lối càng thêm trầm ổn dầy dặn’ - Văn Trưng Minh thưởng lãm chỗ tiến triển trong thư nghệ của Chúc Chi Sơn - ‘Kỳ Sơn huynh, còn anh thì sao? Thực ra, luận về thiên phú, luận về công lực kỹ xảo, anh đều trên tôi, người ta khen tôi viết tiểu Khải đẹp, kỳ thực lấy tiêu chuẩn của Chung Lão, Vương Lão (Chung Dao, Vương Hi Chi) mà xét, thì tôi vẫn kém anh một quãng đó!’

- ‘Tôi nói về lão đệ Hành Sơn. Trước đây khi ở Tô Châu anh thường viết tiểu Khải để luyện công phu cơ bản, sau đó tôi rời xa nhân thế, đôi khi vô tình nhìn xuống thế gian, đều thấy anh cắm cúi luyện viết chữ tiểu Khải nhỏ li ti, đã nhiều năm như vậy, anh vẫn chưa thấy chán mệt khi viết tiểu Khải sao?

Thư pháp "Hậu Xích Bích phú" thể chữ tiểu khải của Văn Trương Minh. (Miền công cộng)

- ‘Đúng vậy, tôi cảm thấy rất thú vị khi chậm rãi viết chữ. Là kẻ đọc sách, sao chép các kiệt tác của tiền nhân, ý thơ vừa tới liền viết được ra, anh không thấy đó là thư thái an vui sao?

- ‘Quả không sai, nhưng tùy hứng mà vung bút chẳng phải là sảng khoái hơn sao? Thư pháp là nghệ thuật, thể hiện tâm thái tính cách là điều cần phải có, ông lại không muốn thả lỏng tâm tình, để viết ra những tác phẩm phóng khoáng, không gò bó? Tôi thấy ông học Lỗ Trực (Hoàng Đình Kiên, tự là Lỗ Trực) viết chữ thảo, cũng dần dần trông khá rồi đấy!

- ‘Có lúc tâm huyết dâng trào thì cũng múa bút lâm ly, nhưng ‘Tâm tình phóng khoáng’ với ‘Tâm tình phóng túng’ thực rất khó phân biệt, ‘Tiêu sái’ (ung dung phóng khoáng) và ‘Cuồng phóng’ chỉ cách biệt một niệm, tự mình thường khó giữ được. Tôi cũng có những tác phẩm có phần cuồng phóng, mới viết xong thì cảm thấy rất được, sau một đoạn thời gian thì càng xem càng thấy quái dị.

- ‘Tôi cũng biết thế, nhưng đều là sáng tác mà! Ông xem, Đông Pha, Lỗ Trực, Nguyên Chương, mỗi người đều có nét đặc sắc riêng, chúng ta cũng phải khai sáng phong cách của riêng mình chứ! Tôi từ Trương Lão (Trương Húc), Cuồng Tố (Hoài Tố) mà biến cách ra một phương thức, dùng nhiều nét chấm thay thế cho nét ngang nét sổ, phá vỡ kết cấu ban đầu của khuôn hình, rồi đem phần chữ được giải phóng đó tạo lên một không gian hoàn chỉnh của cục diện, cuối cùng các chữ lớn nhỏ đan xen, tiết tấu mau lẹ biến động, những chiêu thức này Trương Lão, Cuồng Tố đã dùng tận rồi, nếu tôi không thêm vào đó cuồng phóng, thì sao có thể từ chỗ của tiền nhân mà tạo ra con đường riêng cho mình được?

undefined
Thư pháp "Kê Khang tửu hội thi" thể cuồng thảo của Chúc Chi Sơn. (Miền công cộng)

- ‘Tôi là người trong nghề, biết rõ công lực phi phàm của Chi Sơn huynh đây, nên cho dù tùy ý cuồng phóng, thì đều có thể triển hiện ra năng lực vận bút cao siêu, hàng lối tuy thô sơ hoang dã, nhưng vẫn nằm trong phạm vi nhất định phù hợp với cổ pháp. Nhưng ông cứ một mực chấp trước vào biểu hiện phong cách nghệ thuật cá nhân, thế nên luôn muốn triển hiện tâm thái cá nhân, mới thành ra phát tiết sự phóng túng khoa trương bản thân, hơn nữa kiểu tâm thái sáng tác và thể hiện này, rất dễ lôi ông theo những truy cầu viển vông không bao giờ thỏa mãn.’

- ‘Thật vậy sao?’ - Chúc Chi Sơn vẫn chưa thể đồng tình.

- ‘Không tin, ông hãy nhìn xem!’ - vừa nói Văn Trưng Minh vừa chỉ tay xuống cõi phàm bên dưới.

undefined
Văn Trưng Minh. (Miền công cộng)

Chúc Chi Sơn thấy nhân gian có một người đang viết, nhưng không biết đó là ai. ‘Thiên thượng phương nhất nhật, địa thượng dĩ thiên niên’ (một ngày cõi Trời, ngàn năm mặt đất), hai vị gặp nhau nói chuyện mới gần một thời thần (2 giờ đồng hồ), dưới nhân gian đã hàng chục năm trôi.

Vị kia vung bút khí thế át người, hàng lối thô rộng phóng túng như rắn rết múa may, sóng xô trồi sụt, mặc sức đưa tay. Người này là thư pháp gia cuối thời Minh, tên là Từ Văn Trường (*).

(*): Từ Vị (1521~1593), tự Văn Trường. Từ Vị thời trẻ thi mãi không đỗ, mệt mỏi chán chường. Trung niên được Binh bộ hữu thị lang kiêm Thiêm đô ngự sử Hồ Tôn Hiến đề bạt, nhậm chức quân sư của tổng đốc Triết Giang, Mân Giang, rất có tài cán, cũng được Minh Thế Tông cực kỳ tán thưởng. Về sau Hồ Tôn Hiến bị hạch tội là đồng đảng của Nghiêm Tung, bị ép tự sát. Từ Vị bị chấn động mạnh, sau đó do tinh thần thất thường, có ý tự sát, lại ngộ sát vợ lẽ, bị bắt vào ngục. Cuối cùng sống trong cảnh khốn cùng bi thảm, tinh thần dị thường cho tới chết. (Wikipedia)

Mới đầu Chúc Chi Sơn khen ngợi không ngớt, nhưng càng nhìn càng thấy lộ ra chỗ dở, ‘Viết thư pháp kiểu này, là… chỉ là phát điên, điên cuồng đó!

Văn Trưng Minh tiếp lời: ‘Chi Sơn huynh, ông nói đúng, thực ra đó là viết thư pháp trong trạng thái chủ ý thức không thanh tỉnh, hoàn toàn chôn vùi lý tính mà tùy ý vung bút. Loại thư pháp này là hoàn toàn phóng túng, mang diện mạo mới có tính gây sốc lớn.

Ông nói tiếp: ‘Tuy nó có chỗ độc đáo đặc sắc, dưới cái nhìn của nhiều người, đó là sự đột phá quan niệm truyền thống, cách thức triển hiện cuồng bạo đó lại là sự tiên phong trong nghệ thuật. Nhưng nó hoàn toàn là những kích động phản lý tính, là cuồng điên vứt bỏ chính mình, tùy theo ý thức mơ hồ của tự ngã, đây có khác gì với sự phóng túng ma tính đang phát tác? Thêm nữa, nếu thành tựu nghệ thuật được kiến lập trên sự phóng túng vô lý tính, không có chân niệm, vứt bỏ tự ngã, thì chúng ta còn cần loại thành tựu nghệ thuật của tà ma này làm cái gì?’

Lúc này Chúc Chi Sơn đã hiểu ra, trước đây khi mình cố gắng biểu đạt tính cách cá nhân, giải phóng nhân tính trong sáng tác, không tự biết đã bị rơi vào sự cuồng phóng vô lý tính. ‘Xem ra, nếu tôi còn ở nhân gian múa bút thêm mấy năm nữa, thì cũng sẽ như thư pháp gia kia thôi, trầm mê trong nghệ thuật điên cuồng mà không tự biết!’

Minh Huấn - Epoch Times
Thái Bình biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Đối thoại của hai thư pháp gia: Phóng khoáng hay phóng túng