Điều đáng sợ không phải là nghèo đói mà là ‘tư duy nghèo’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không có tầm nhìn xa trông rộng, những nỗ lực đều trở nên vô ích. Suy nghĩ của bạn thế nào thì cuộc sống của bạn sẽ như thế.

Từ xưa đến nay, người thất bại đa số đều cố chấp cứng nhắc trong tư duy, trong khi người thành công đều là những người tinh hoa trong tư duy.

Những người thực sự mạnh mẽ từ lâu đã bỏ 4 kiểu suy nghĩ nghèo khó này:

1. Tư duy cố định

Có một loại người an phận với hiện tại, cố chấp với ý kiến của mình. Họ thường có đầu óc đơn nhất, quen dùng tư duy không phải cái này thì là cái kia để nhìn nhận sự vật và đánh giá một người, một việc là tốt hay xấu.

Họ là những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm, quen coi mình là người đã từng trải nên thường bác bỏ bất cứ điều gì không hợp với những kinh nghiệm hiện có.

(Pixabay)

Bạn nói con người không thể lười biếng, họ sẽ nói với bạn rằng con người không thể mệt mỏi quá độ. Mọi việc đều câu nệ với tục lệ cũ, cố chấp với khuôn sáo, luôn lấy một loại tư duy cố định để suy nghĩ vấn đề. Một người như vậy có thể làm được điều gì vĩ đại trong cuộc sống? Mọi người, không nên tự đóng khung mình.

Chu Lệ từng nói một câu như thế này: "Nếu nhìn rõ và không bám vào bất cứ thứ gì thì không có gì không thông". Chỉ bằng cách linh hoạt trong cách ứng xử với mọi người, thoát ra khỏi lối suy nghĩ cố định thì mọi việc mới diễn ra suôn sẻ và con đường của bạn mới thuận buồm xuôi gió.

2. Tư duy con cua

Bỏ một con cua vào hộp, con cua sẽ tự bò ra ngoài, nhưng nếu thả nhiều cua vào thì không con nào bò ra được. Bởi vì cua ở dưới sẽ liều mạng kéo cua ở trên, cuối cùng không con nào có thể thoát ra ngoài.

Tôi không khá, bạn cũng không thể khá hơn tôi, chi bằng cùng nhau ở trong vực thẳm tối tăm. Đây là kiểu “tư duy con cua” điển hình.

(Pixabay)

Có một câu nói xưa như thế này: “Người cao thượng giúp đỡ người khác, người trung lưu xúi giục người khác, người thấp hèn chà đạp người khác”.

Kẻ yếu chia rẽ nhau không thể tiến lên, kẻ mạnh giúp đỡ lẫn nhau và đạt được thành tựu cùng nhau. Kẻ ngu xây tường ngăn, tâm rời xa đạo đức, người mạnh mẽ bắc cầu giúp đỡ người và giúp chính mình.

Như tác giả Lâm Thanh Huyền đã viết trong "Gửi anh một vầng trăng sáng":

“Chúng ta phải luôn giữ tâm từ bi, bao dung và trong sáng. Không chỉ tặng trăng sáng, mà có thể tặng rất nhiều trăng sáng”. Bởi vì trăng sáng không phải đưa tiễn, mà là một loại tương phản, có thể chiếu sáng lẫn nhau.

Việc mọi người đạt được thành quả cùng nhau có ý nghĩa hơn nhiều so với việc tranh đấu lẫn nhau.

3. Suy nghĩ ngắn hạn

Trong "Gia huấn Harvard" có một câu chuyện nhỏ như thế này:

Henry sống trong một gia đình nghèo khó, anh cực kỳ tài năng trong môn bóng bầu dục và được các huấn luyện viên đánh giá cao.

Một lần, một người bạn giới thiệu cho Henry một công việc bán thời gian với mức lương 3,25 USD một giờ.

Henry rất phấn khởi, nếu nhận công việc này thì đồng nghĩa với việc cuộc sống của anh không còn quá eo hẹp nữa.

(Pixabay)

Huấn luyện viên biết được suy nghĩ của anh, liền tức giận nói: "Kể từ bây giờ, cậu sẽ có thời gian để làm việc. Tuy nhiên, còn bao nhiêu ngày để cậu có thể thi đấu? Một giấc mơ chỉ đáng giá 3,25 USD một giờ thôi sao?"

Henry tỉnh ngộ, toàn tâm toàn ý vùi đầu vào tập luyện. Sau khi tốt nghiệp đại học, Henry gia nhập đội Denver Broncos nổi tiếng và trở thành ngôi sao bóng bầu dục nổi bật nhất. Rõ ràng, trước đây Henry đã có suy nghĩ thiển cận. Đối với người thiển cận mà nói, lợi ích trước mắt mới thiết thực hơn.

Cả đời ôm lý tưởng giàu có, lại không thể chịu đựng được thời gian tôi luyện dài đằng đẵng, sợ phấn đấu không thấy điểm cuối. Vì thế lựa chọn hưởng thụ thoải mái trước mắt, lại không ngờ dẫm vào vết xe đổ của thế hệ trước. Những nỗ lực không có tầm nhìn đều vô ích.

Đừng tham lam những khoản lợi nhuận nhỏ, hãy có tầm nhìn dài hạn. Đừng đầu cơ, hãy mở đường cho cơ hội đến. Đừng bỏ cuộc, kiếm lãi kép dựa trên khả năng của mình để đặt nền móng tăng trưởng trong tương lai.

Cuộc sống giống như một quả cầu tuyết, miễn là bạn tìm được tuyết đủ ẩm và một con dốc đủ dài.

4. Suy nghĩ tiêu cực

Một số người không hạnh phúc trong cuộc sống vì rơi vào cái bẫy của suy nghĩ tiêu cực. Nhiều khi, họ không nghĩ đến việc làm cách nào để thay đổi hoàn cảnh hiện tại mà lãng phí sức lực vào những việc không quan trọng. Cảm thấy ông trời không chiếu cố mình, đối với mọi người và mọi việc xung quanh cũng là bất mãn, nói cái này không phải, xấu hổ về chuyện kia.

Thậm chí ngay cả cha mẹ của mình, họ cũng oán giận: Tại sao mình lại có những người cha mẹ như vậy, không quyền không thế, cũng không phải phú hào.

(Pixabay)

Không cầu tiến bộ, không nắm bắt cơ hội, ngay cả hiện thực mình có được hết thảy vui vẻ cùng hạnh phúc cũng không thỏa mãn. Thử nghĩ người như vậy lấy đâu ra nghị lực để làm điều gì đó nhằm thay đổi hiện trạng?

Doanh nhân nổi tiếng Nhật Bản Inamori Kazuo từng viết trong cuốn sách "The Way of Thinking": “Những người sống hạnh phúc có lối suy nghĩ tích cực. Ngay cả khi người khác nhìn thấy thảm họa, họ vẫn lạc quan, vui vẻ, đối mặt với nó một cách tích cực, thậm chí coi thảm họa là cơ hội để trưởng thành nên họ biết ơn. Với tâm lý này, cuộc sống của họ sẽ xoay chuyển”.

Vàng, bạc, vải, lụa, sa tanh, nhà cửa, cửa hàng không đủ để khẳng định mình, chỉ có tư duy tích cực mới là con đường đúng đắn để có một cuộc sống tích cực.

Theo Triệu Lệ - Aboluowang
Tố Như biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Điều đáng sợ không phải là nghèo đói mà là ‘tư duy nghèo’