4 triệu chứng xuất hiện trên tay - chân báo hiệu mạch máu có vấn đề

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mạch máu được ví như trung tâm vận chuyển trong cơ thể con người, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng để cung cấp cho các cơ quan và mô chính để duy trì hoạt động bình thường.

Các mạch máu bình thường có độ đàn hồi nhất định, thành mạch máu bên trong tương đối trơn, máu có thể lưu thông mà không bị cản trở. Khi con người già đi, mạch máu cũng sẽ dần lão hoá, độ cứng và độ đàn hồi cũng giảm xuống, nhưng miễn là máu có thể lưu thông trong các mạch máu một cách bình thường thì đều tốt.

Tuy nhiên, nếu độ cứng của mạch máu vượt quá mức bình thường có thể gây ra 4 tình trạng sau ở chân và bàn chân:

1. Thường ở trạng thái lạnh

Các chi của cơ thể con người càng xa tim, càng về các chi thì mạch máu càng mỏng, do đó lượng máu cung cấp kém hơn so với thân, nếu mạch máu ở chân và bàn chân trở nên cứng, máu không thể lưu thông kịp thời đến chân và bàn chân, vào mùa hè nắng nóng, bàn chân có thể thường xuyên trong tình trạng lạnh.

2. Thỉnh thoảng đau

Khi các mạch máu cứng lại, một số bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức ở các chi dưới theo thời gian.

Do mạch máu chi dưới không được cung cấp máu và oxy một cách thuận lợi sau khi bị xơ cứng chi dưới, lâu ngày dễ gây teo cơ khiến người bệnh có cảm giác cơ bị căng quá mức khi đi lại, thậm chí gây đau nhức. Chỉ cần bạn ngồi xuống và nghỉ ngơi sẽ hết triệu chứng đau, có thể cải thiện được, còn nếu bạn tiếp tục đi bộ thì lại cảm thấy khó chịu. Tình trạng này được gọi là chứng đau không liên tục.

3. Phù chi dưới

Khi mạch máu chi dưới bị xơ cứng, tuần hoàn máu cục bộ không thông suốt có thể gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Nước trong mao mạch không thể chảy vào tế bào một cách bình thường, có thể đọng lại ở các kẽ của tế bào nên sẽ có hiện tượng phù nề rõ rệt ở chi dưới.

Đặc biệt những người ngồi lâu hoặc đứng, đi lại lâu rất dễ bị tình trạng này, cần phải chú ý.

4. Chân tay tê cứng

Chi dưới nằm ở phần dưới của cơ thể con người và xa tim nhất nên khi mạch máu cứng lại, tuần hoàn máu ở bàn chân là vị trí đầu tiên bị ảnh hưởng do cơ thể không được cung cấp đủ máu.

Khi lượng máu cung cấp cho bàn chân không đủ sẽ ảnh hưởng đến các tế bào và mô thần kinh khiến người bệnh thường xuyên bị tê, phù chân. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, các cơ vùng cẳng chân, bàn chân vẫn dễ bị teo và hoại tử, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.

Sau khi chân và bàn chân phát ra 4 tín hiệu trên, mọi người nên đề phòng mạch máu có xu hướng cứng lại hoặc đã ở trạng thái khô cứng.

Bạn cần cảnh giác, đến bệnh viện khám kịp thời, điều trị triệu chứng theo tình trạng thực tế, trong quá trình điều trị bạn cũng cần kiên trì thực hiện 2 điều sau để giúp mạch máu mềm hơn.

1. Xây dựng thói quen chủ động uống nước

Nước là nguồn gốc của sự sống, khoảng 70% cơ thể con người được cấu tạo từ nước, do đó, bất kỳ ai cũng cần chủ động uống nước và nạp đủ 2000ml mỗi ngày để cơ thể luôn được cung cấp đủ nước, đồng thời giúp độ loãng của máu trở nên bình thường, có thể lưu thông dễ dàng bên trong các mạch máu.

Các mạch máu cũng sẽ duy trì độ đàn hồi và độ cứng tương ứng do máu được nuôi dưỡng, nguy cơ hình thành cục máu đông cũng sẽ được giảm bớt.

2. Tập thể dục thường xuyên

Cuộc sống là chuyển động. Tập thể dục có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu của toàn bộ cơ thể, giúp cải thiện độ dẻo dai và linh hoạt của cơ và xương, đồng thời tiêu hao lượng mỡ và calo dư thừa trong cơ thể, giảm hàm lượng cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng mạch máu, duy trì hiệu quả hoạt động và độ đàn hồi của mạch máu. Đồng thời có tác dụng nâng cao thể lực và khả năng kháng bệnh, giảm tỷ lệ mắc một số loại bệnh khác nhau.

Tóm lại, sau khi mạch máu cứng lại, chân và bàn chân sẽ phát ra những tín hiệu tương ứng, nếu phát hiện bất thường thì nên đến bệnh viện kịp thời.

Thứ hai, bất cứ ai cũng nên học cách xây dựng một số hành vi tốt trong cuộc sống, đồng thời chú ý đến chế độ ăn uống để duy trì mạch máu của chính mình, giảm tỷ lệ mắc các bệnh về mạch máu, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

4 triệu chứng xuất hiện trên tay - chân báo hiệu mạch máu có vấn đề