Tại sao các tác phẩm điêu khắc Hy Lạp đều có màu trắng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhắc đến điêu khắc Hy Lạp, người sẽ nghĩ ngay đến những bức tượng đá cẩm thạch trắng mịn. Tại sao tất cả đều là màu trắng? Câu trả lời là: Không. Trên thực tế, chúng được cho là có màu sắc.

Tác phẩm điêu khắc Hy Lạp và La Mã cổ đại nói chung đều có màu sắc, giống như tượng Ai Cập và tượng phương Đông. Các khu vực lân cận của Hy Lạp từng sản xuất tác phẩm điêu khắc màu sắc, người Hy Lạp cũng làm như vậy.

Vẫn còn một số màu sắc trên một số tác phẩm điêu khắc, đôi khi bạn có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Abby - giáo sư nghệ thuật cổ đại tại Đại học Georgia, khi còn là nghiên cứu sinh năm 2000, ông đã đến Thổ Nhĩ Kỳ để khai quật di tích Hy Lạp cổ đại. Ở đó, ông ấn tượng bởi màu sắc trước mắt.

"Hãy tưởng tượng bạn tìm thấy một bức tượng của một người đàn ông khỏa thân nằm trên sàn nhà kho, phủ đầy bụi, bạn tiến lên và nhìn kỹ hơn và sau đó bạn nhận ra thứ này được bao phủ bởi một số lá vàng. Ôi trời ơi! Nó hoàn toàn khác với sách giáo khoa. Quan điểm coi thường màu sắc tươi sáng của người xưa là hiểu lầm phổ biến nhất về thẩm mỹ phương Tây trong lịch sử nghệ thuật phương Tây” - ông nói.

Abby không phải là người đầu tiên phát hiện ra những bức tượng có màu sắc. Vào đầu những năm 1980, Vinzenz Brinkmann, người đang theo học thạc sĩ về cổ điển và khảo cổ học tại Đại học Munich, cũng có trải nghiệm tương tự. Trong khi nghiên cứu những công cụ để lại dấu vết trên các bức tượng đá cẩm thạch Hy Lạp cổ đại, ông đã sử dụng một loại đèn đặc biệt để tạo ra ánh sáng xiên. Kết quả là, mặc dù bề mặt của dụng cụ tạo ra các vết khía không rõ ràng nhưng có bằng chứng về sự trang trí đa sắc độ, với màu sắc xuyên suốt.

Brickman sớm phát hiện ra rằng việc tìm ra bằng chứng này hoàn toàn không cần đến ánh sáng đặc biệt: Nếu nhìn kỹ vào các bức tượng Hy Lạp hoặc La Mã cổ đại, một số màu sắc có thể dễ dàng nhìn thấy được ngay cả bằng mắt thường.

Sarah Bond, giáo sư kinh điển tại Đại học Iowa, cũng đã xuất bản hai bài báo cho rằng đã đến lúc phải chấp nhận rằng những bức tượng cổ đó không phải là màu trắng tinh khiết, hơn nữa những người cổ xưa không phải là người da trắng.

Ảnh minh hoạ. (Pixabay)

Đối với các học giả cổ điển, có một thực tế rõ ràng là La Mã cổ đại, trải dài từ Bắc Phi đến Scotland, rất đa dạng về sắc tộc. Trong một bài báo khác, Bond lưu ý: "Trong khi người La Mã cổ đại thường phân biệt dân số của họ theo văn hóa và chủng tộc hơn là màu da, các văn bản cổ thỉnh thoảng đề cập đến màu da và các nghệ sĩ sẽ cố gắng truyền tải màu sắc của da thịt".

Hình ảnh làn da sẫm màu có thể được nhìn thấy trên những chiếc bình cổ. Trong số những bức chân dung La Mã cổ đại, có kích thước gần như thật được khai quật ở vùng Fayon của Ai Cập. Các bức vẽ có nhiều tông màu da khác nhau, từ xanh ô liu đến nâu sẫm, chứng tỏ rằng có một cộng đồng dân cư hỗn hợp gồm người Hy Lạp, La Mã và người Ai Cập địa phương vào thời điểm đó.

Vậy tại sao chúng ta nghĩ tượng đều có màu trắng? Đó là bởi vì khái niệm thẩm mỹ về tính ưu việt của đá cẩm thạch trắng đã ra đời từ những sai lầm.

Trải qua hàng ngàn năm, các bức tượng và tòa nhà trở nên rời rạc, màu sắc bị bong tróc. Nhưng những phần chôn vùi dưới lòng đất giữ được nhiều màu sắc hơn, các sắc tố thường bị bùn, canxit bao phủ, bị trôi đi trong quá trình làm sạch.

Vào những năm 1880, nhà phê bình nghệ thuật người Mỹ Russell Sturgis đã đến thăm Acropolis, mô tả những gì đã xảy ra với các đồ vật sau khi chúng được khai quật: "Màu sắc nhanh chóng bị bong tróc và biến mất.

Vào tháng 5 năm 1883, những bức tượng đẹp này, lần đầu tiên được đặt phẳng trên bàn "trong Bảo tàng Acropolis. Một số màu đã bong ra, như thể nó đang nằm bao quanh bởi thứ bột màu xanh, đỏ và đen đang rơi xuống". Màu sắc giấu ở chỗ lõm có thể tránh được sự bong tróc: sợi tóc, rốn, lỗ mũi, miệng.

Vào thế kỷ 19, một loạt các cuộc khai quật quan trọng được cho là đã phá vỡ sự mê muội đơn sắc này. Tại Rome, kiến trúc sư Gottfried Semper đã sử dụng giàn giáo để kiểm tra cột Trajan, và tìm thấy rất nhiều dấu vết màu sắc. Trong quá trình khai quật vệ thành Athen, tìm được phù điêu, điêu khắc và đường rãnh được sơn màu. Bức tượng "Augustus của Cổng thứ nhất" và quan tài đá của Alexander Đại đế đều bảo tồn màu sắc đậm đà tại thời điểm phát hiện.

Theo Mục San - Sound Of Hope
Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao các tác phẩm điêu khắc Hy Lạp đều có màu trắng?