Bắc Kinh thừa nhận vắc-xin Trung Quốc có hiệu quả thấp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong một lần hiếm hoi thừa nhận về điểm yếu vắc-xin viêm phổi Vũ Hán của Trung Quốc, quan chức kiểm soát dịch bệnh hàng đầu của nước này nói rằng hiệu quả của chúng rất thấp và chính phủ đang xem xét việc trộn lẫn các loại vắc-xin khác nhau để tăng cường hiệu quả.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) của chế độ Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông Cao Phú cho biết tại một hội nghị vào ngày 10/4 tại phía Tây Nam thành phố Thành Đô, vắc-xin Trung Quốc “không có tỷ lệ ngăn ngừa quá cao".

Bắc Kinh đã phân phối hàng trăm triệu liều vắc-xin ra nước ngoài đồng thời cố gắng thúc đẩy sự nghi ngờ về tính hiệu quả của vắc-xin Pfizer-BioNTech được sản xuất bằng quy trình thử nghiệm RNA, hoặc mRNA.

Ông Cao cho biết: “Hiện tại đang có một xem xét chính thức liệu có nên trộn lẫn các loại vắc xin từ các dây chuyền kỹ thuật khác nhau cho quá trình tiêm chủng hay không."

Các quan chức tại cuộc họp báo vào ngày 11/4 đã không trả lời trực tiếp các câu hỏi về phát biểu của ông Cao hoặc những thay đổi trong kế hoạch chính thức. Tuy nhiên một quan chức khác của CDC cho biết các nhà phát triển đang nghiên cứu vắc xin dựa vào vắc-xin mRNA.

Ông Cao đã không hồi đáp một cuộc gọi yêu cầu phát biểu thêm.

Quan chức Vương Hoa Khánh cho biết: “Các vắc xin mRNA được phát triển trong nước cũng đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng”. Ông không nêu ra mốc thời gian để có thể sử dụng chúng.

Các chuyên gia cho biết việc trộn lẫn các loại vắc-xin hoặc chủng ngừa tuần tự có thể tăng tính hiệu quả. Các nhà nghiên cứu tại Anh đang nghiên cứu sự kết hợp khả thi giữa Pfizer-BioNTech và vắc xin AstraZeneca truyền thống.

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu tại miền trung Trung Quốc vào cuối năm 2019, đánh dấu lần đầu tiên ngành công nghiệp dược phẩm Trung Quốc đóng vai trò ứng phó với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.

Người dân tiêm vắc xin COVID-19 trên xe tiêm chủng đang di chuyển trong Hội chợ Y tế Thế giới lần thứ 3 được tổ chức tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 8 tháng 4 năm 2021. (Getty Images)
Người dân tiêm vắc xin COVID-19 trên xe tiêm chủng đang di chuyển trong Hội chợ Y tế Thế giới lần thứ 3 được tổ chức tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 8 tháng 4 năm 2021. (Getty Images)

Các vắc-xin do công ty tư nhân Sinovac và công ty quốc doanh Sinopharm sản xuất chiếm phần lớn số lượng vắc-xin của Trung Quốc được phân phối đến hàng chục quốc gia bao gồm Mexico, Indonesia, Hungary, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà nghiên cứu của Brazil đã phát hiện ra rằng hiệu quả của vắc xin Sinovac trong việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng có triệu chứng là 50,4%, gần với ngưỡng 50% mà các chuyên gia y tế đánh giá là có hiệu quả cho một loại vắc xin . Để dễ so sánh, vắc-xin Pfizer-BioNTech đã được công nhận có hiệu quả lên đến 97%.

Các chuyên gia y tế cho biết vắc-xin Trung Quốc khó có thể được bán cho Hoa Kỳ, Tây Âu và Nhật Bản do quy trình phê duyệt phức tạp và nghiêm ngặt.

Người phát ngôn của Sinovac, ông Lưu Bồi Thành thừa nhận rằng; các mức độ hiệu quả khác nhau đã được tìm thấy nhưng cho rằng có thể do độ tuổi khác nhau của những người tham gia nghiên cứu, chủng vi rút và các yếu tố khác.

Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa phê duyệt bất kỳ loại vắc-xin nước ngoài nào được sử dụng tại nước này.

Ông Cao không nêu chi tiết những thay đổi có thể xảy ra trong chiến lược sản xuất vắc-xin sắp tới nhưng đã đề cập đến kỹ thuật thử nghiệm mRNA có thể là một khả năng.

“Chúng ta nên xem xét những lợi ích mà vắc xin mRNA có thể đem lại cho nhân loại,” ông Cao nói. “Mọi người cần theo dõi vắc xin này một cách cẩn trọng và không nên bỏ qua nó chỉ vì chúng ta đã sẵn có một số loại vắc-xin khác”.

Trước đây ông Cao đã đặt nghi vấn về tính an toàn của vắc xin mRNA. Hãng thông tấn của chính phủ Trung Quốc - Tân Hoa Xã đã chính thức dẫn lời ông vào hồi tháng 12 rằng; ông không thể loại trừ các tác dụng phụ tiêu cực vì chúng được sử dụng lần đầu tiên trên người khỏe mạnh.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc và các trang blog khoa học và sức khỏe nổi tiếng cũng đã đặt nghi vấn về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin Pfizer-BioNTech.

Theo ông Cao, đến ngày 2/4, khoảng 34 triệu người Trung Quốc đã tiêm cả hai liều vắc xin cần thiết của nước này và khoảng 65 triệu người đã nhận tiêm một liều.

Người phát ngôn của Sinovac, ông Lưu cho biết các nghiên cứu cho thấy khả năng ngăn ngừa “có thể tốt hơn” nếu thời gian giữa các lần tiêm chủng dài hơn khoảng thời gian 14 ngày hiện tại nhưng lại không nêu ra chỉ dẫn để có thể thực hiện theo tiêu chuẩn.

Khải Anh
Theo The Epoch Times

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh thừa nhận vắc-xin Trung Quốc có hiệu quả thấp