Hong Kong 'trở về' Đại lục lần thứ hai, Đài Loan làm thế nào để tránh 'vết xe đổ'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 1997, Hong Kong trở về Trung Quốc Đại lục. Khi ấy, giữa Trung Quốc và Hong Kong vẫn giữ 'một quốc gia, hai chế độ'. Nhưng sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông qua 'Luật An ninh Quốc gia Hong Kong' (vào 30/6/2020) thì giữa Trung Quốc và Hong Kong đã trở thành 'một quốc gia, một chế độ'. Đây là lần thứ hai Hong Kong 'trở về' Trung Quốc Đại lục.

Đúng ra thì người Trung Quốc nên ngưỡng mộ nền tự do dân chủ của Hong Kong. Nhưng khi ĐCSTQ phá huỷ Hong Kong thì hầu như rất nhiều người Trung Quốc không đứng ra để bảo vệ viên ngọc quý này. Vì sao lại như vậy? Và từ câu chuyện của Hong Kong, Đài Loan nên rút ra bài học gì?

Trong chương trình 'Chính luận thiên hạ' đăng ngày 30/1, nhà bình luận các vấn đề thời sự - Giáo sư Chương Thiên Lượng đã chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề này như sau.

Bài học từ câu chuyện Hong Kong 'trở về' Trung Quốc lần thứ hai

Ngày 29/1, Đài tiếng nói Đức - DW đăng bài viết với tiêu đề: 'Ưu thế của Hong Kong bị mất, cựu tổng biên tập tờ Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) phê bình quan chức Hong Kong đã hoan nghênh Bắc Kinh'.

Đây là bài viết của cựu tổng biên tập tờ South China Morning Post - Vương Hướng Vĩ. Ông Vương Hướng Vĩ cho rằng, Hong Kong sở dĩ mất đi ưu thế không phải do chính quyền Bắc Kinh, mà là do tinh anh chính trị của Hong Kong. Ông cho rằng, các quan chức Hong Kong dần dần trở nên giống với các quan chức Đại lục, tức là quan chức Hong Kong bị 'Đại lục hoá'.

Ông Vương Hướng Vĩ nói thêm rằng, mặc dù ông Tập Cận Bình đã thay đổi hoàn toàn phương thức quản lý Trung Quốc, nhưng ông Tập vẫn để Hong Kong có quyền quản lý toàn diện. Trong mắt ông Tập, Hong Kong vẫn là một thành thị đặc biệt, chính phủ trung ương phải giữ gìn ưu thế và địa vị đặc biệt đó.

Trong một năm qua, tuy rằng Bộ Chính trị Bắc Kinh đã có những thay đổi sâu sắc, nhưng chính sách của Trung Quốc đối với Hong Kong vẫn không thay đổi. Giữa Trung Quốc và Hong Kong vẫn là 'một quốc gia, hai chế độ'.

Ông Vương Hướng Vĩ cho rằng, chướng ngại lớn nhất của Hong Kong trong tương lai là những tinh anh chính trị như là ông Lý Gia Siêu, trước đó là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Những người này mỗi ngày đều muốn biết chính quyền Bắc Kinh nghĩ gì, sau đó thường dẫn những quan chức sang Bắc Kinh học tập, nghe chỉ thị của Bắc Kinh từ đó về quản lý Hong Kong. Ông Vương Hướng Vĩ cho rằng, điều này là sai lầm, bởi vì Hong Kong là thành thị chủ nghĩa tư bản, mà ĐCSTQ không biết quản lý thành thị kiểu này như thế nào.

Nói tóm lại, ông Vương Hướng Vĩ cho rằng, Hong Kong mất đi ưu thế không phải do chính quyền Bắc Kinh, mà là do các quan chức Hong Kong không biết tận dụng cái gọi là 'một quốc gia, hai chế độ'.

Đây là quan điểm của ông Vương Hướng Vĩ. Nhưng Giáo sư Chương không cho là như vậy.

Giáo sư Chương cho rằng, bản thân việc ĐCSTQ thông qua 'Luật An ninh Quốc gia Hong Kong' đã là biến Hong Kong thành một thành thị của Trung Quốc Đại lục, bởi vì ĐCSTQ không thể chấp nhận 'một Hong Kong có tự do dân chủ'.

Bản thân 'một quốc gia, hai chế độ' đã là sự so sánh giữa Đại lục và Hong Kong

Trước năm 2002, tức là trước khi Trung Quốc cho cho phép đi lại tự do giữa Trung Quốc và Hong Kong thì tiếp xúc giữa người dân Hong Kong và người dân Trung Quốc Đại lục tương đối ít. Người Hong Kong không có thiên kiến và kỳ thị nhiều đối với người Trung Quốc Đại lục. Sau khi Trung Quốc cho phép đi lại tự do đến Hong Kong thì rất nhiều người giàu có đến Hong Kong để tiêu tiền, du lịch. Nhưng những người giàu có ở Trung Quốc coi thường người dân Hong Kong. Vì sao?

Bởi vì người Trung Quốc sống dưới sự cái trị của ĐCSTQ coi pháp luật là công cụ duy trì thống trị và đánh đổ những người bất đồng chính kiến. Giống như ở Trung Quốc, mục đích của pháp luật không phải là để duy trì công bình chính nghĩa, mà là 'công cụ của giai cấp thống trị'. Mặc dù là 'công cụ của giai cấp thống trị', nhưng ở Trung Quốc Đại lục có một cách nói là 'quyền cao hơn pháp', tức là quyền lực của giai cấp thống trị còn cao hơn cả pháp luật.

Người Trung Quốc mang tư tưởng 'quyền cao hơn pháp', họ cho rằng chỉ cần mình có tiền có quyền là không cần tuân thủ luật pháp và văn hoá của người khác. Điều này làm cho người Hong Kong cực kỳ phản cảm với người dân Trung Quốc Đại lục. Thế là người Hong Kong gọi người Trung Quốc Đại lục là 'hoàng trùng' (蝗蟲: châu chấu). Vì điểm này mà người Trung Quốc Đại lục vô cùng bất mãn với người Hong Kong. Người dân hai bên dần dần tăng cường thái độ thù địch.

Tuy rằng thù địch, nhưng người Trung Quốc Đại lục sang Hong Kong thì thấy người dân Hong Kong có tự do ngôn luận, có thể bầu cử đại biểu hội đồng quận (tuy rằng không bầu được đặc khu trưởng)... Người dân Trung Quốc vẫn ngưỡng mộ chế độ của Hong Kong. Điều này dẫn đến hai kết quả.

Thứ nhất, quan chức ĐCSTQ lo sợ tự do dân chủ của Hong Kong sẽ làm người dân Trung Quốc mong muốn có được tự do.

Thứ hai, trong dân chúng có thái độ thù địch với Hong Kong. Điều này là nguyên nhân quan trọng khiến Hong Kong 'trở về' Trung Quốc Đại lục lần thứ hai. Một mặt, ĐCSTQ là người chịu trách nhiệm chính, bởi vì tổ chức này thù hận tự do. Mặt khác, khi ông Tập Cận Bình thông qua 'Luật An ninh Quốc gia Hong Kong' để huỷ diệt tự do Hong Kong, bởi vì vì thái độ thù địch giữa người dân Hong Kong và Trung Quốc Đại lục, cộng với việc người Trung Quốc bị phong toả thông tin, cho nên người Trung Quốc thờ ơ trước việc này.

Là một chuyên gia am hiểu về Trung Quốc, Giáo sư Chương nhìn nhận, đây thật sự là một bài học giáo huấn vô cùng sâu sắc.

Đài Loan nên làm gì để tránh ‘vết xe đổ’?

Tình huống hiện nay đối với Đài Loan có thể là một vấn đề cấp bách.

Trong trương trình 'The Night Night Show with Hello', nữ MC của chương trình có đề cập đến 'Chi ngôn chi ngữ' (支言支語: Ngôn ngữ Chi Na), cô gọi Trung Quốc Đại lục là Chi Na. Điều này cũng giống như người Hong Kong gọi người Trung Quốc Đại lục là 'châu chấu'.

Giáo sư Chương cho rằng, có thể người Đài Loan không tự biết điều này. Nhưng chính thái độ thù địch của người dân Đài Loan đối với người Trung Quốc Đại lục lại là mối nguy hiểm cho chính người dân Đài Loan. Điều này sẽ gia tăng căng thẳng giữa người dân ở hai bờ eo biển.

Vấn đề lớn nhất mà Giáo sư Chương nói trong thời gian qua, đặc biệt là trong bài diễn giảng ở Tân Trúc (Đài Loan) ngày 16/1, đó là nhiều người không phân biệt được ĐCSTQ và Trung Quốc. 'Chi ngôn chi ngữ' là bộ ngôn ngữ buồn cười của ĐCSTQ, không đại diện cho ngôn ngữ Trung Quốc. Về ngôn ngữ truyền thống, chính thường của Trung Quốc thì nên đề cập đến Thi Kinh, Đường Thi, Tống Từ, v.v. Những gì thuộc về văn hoá truyền thống Trung Quốc thì người Đài Loan không nên kỳ thị. Điều mà người Đài Loan nên kỳ thị nhất là ĐCSTQ.

Giáo sư Chương cho rằng, chúng ta nên phân biệt Trung Quốc và ĐCSTQ. Trên thực tế, khi làm được điều này thì người Đài Loan đã xem ĐCSTQ là kẻ địch lớn nhất của cả người dân Đài Loan và người dân Trung Quốc Đại lục. Đây là một cách hiệu quả để xây dựng thiện ý giữa người dân hai bờ eo biển.

Khi người Đài Loan nói về 'chi ngôn chi ngữ' thì người người làm công tác tuyên truyền ra bên ngoài của ĐCSTQ 'mừng thầm trong lòng'. Bởi vì họ có lấy đó để viết bài nhằm kích động sự thù hận của người dân Trung Quốc Đại lục đối với người Đài Loan.

Cho nên nếu người Đài Loan không tách biệt Trung Quốc và ĐCSTQ thì Đài Loan rất có thể đi theo 'vết xe đổ' của Hong Kong, tức là gia tăng sự thù địch không đáng có của người dân hai bờ eo biển. Đây là điều mà nhiều người Hoa như Giáo sư Chương lo lắng.

ĐCSTQ tuyệt không muốn có 'một Đài Loan dân chủ' ở bên cạnh, giống như không muốn có 'một Hong Kong dân chủ' năm đó. Chỉ cần ĐCSTQ vẫn còn thì mối đe doạ đối với Đài Loan vẫn chưa kết thúc.

Quay lại vấn đề khi ĐCSTQ thông qua 'Luật An ninh Quốc gia Hong Kong', vì sao người dân Trung Quốc không phản đối điều đó, thậm chí có người còn đồng tình với cách làm của ĐCSTQ là nên trừng phạt Hong Kong (bởi vì người Hong Kong gọi người Trung Quốc Đại lục là châu chấu).

Bởi vì thứ nhất, ở Trung Quốc Đại lục không có tự do ngôn luận, người Trung Quốc không nhận được thông tin chân thực về Hong Kong. Nếu một người Trung Quốc có thể thấy được sự thật về Hong Kong, họ sẽ trân quý nền tự do và pháp trị của Hong Kong. Họ sẽ không chấp nhận việc ĐCSTQ phá hoại tự do của Hong Kong.

Cho nên người Đài Loan nên thúc đẩy việc đưa sự thật về xã hội Đài Loan, những thành tựu về kinh tế, công nghệ của Đài Loan cho người Trung Quốc Đại lục thấy được. Đây là việc vô cùng quan trọng.

Thứ hai, khi người dân Hong Kong gọi người Trung Quốc Đại lục là 'châu chấu' thì họ đã không phân tách Trung Quốc và ĐCSTQ.

Người Trung Quốc Đại lục bị ĐCSTQ nhào nặn thành một con người hiện nay, vậy thì nếu không có ĐCSTQ, người Trung Quốc sẽ có cách hành xử giống người Nhật, người Đài hoặc người Hàn. Nếu người Đài Loan không phân biệt rõ Trung Quốc và ĐCSTQ thì sẽ gia tăng căng thẳng giữa người dân hai bờ eo biển.

Đây là hai điểm rất quan trọng mà Giáo sư Chương cho rằng Đài Loan nên làm đến nơi đến chốn. Nếu không, Đài Loan rất có thể sẽ giẫm phải vết xe đổ của Hong Kong.

Thuần Phong biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Hong Kong 'trở về' Đại lục lần thứ hai, Đài Loan làm thế nào để tránh 'vết xe đổ'?