Cuộc sống thường nhật của các Hoàng đế Đại Thanh như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vương triều Mãn Thanh của người bộ tộc Mãn, thông qua sự tương giao dung nhập văn hóa Mãn – Hán, đã chấm dứt được cục diện loạn thế cuối thời Minh, đưa đế quốc Đại Thanh vào thời an định thịnh vượng. Trong thời gian đó, bản đồ địa khu Trung Quốc được mở rộng gấp ba, được các triết gia châu Âu ca ngợi ngưỡng mộ.

Đại Thanh là vương triều cuối cùng của Trung Quốc, do dân tộc Mãn kiến lập vào thế kỷ 17. Khi đó, các tướng lĩnh của Bát Kỳ (tám tổ chức xã hội quân sự bộ lạc) vượt Trường Thành chiếm đóng Trung Nguyên, thay thế cho triều Minh suy bại, thống nhất thiên hạ.

Tộc Mãn là một bộ phận dân tộc thiểu số nhỏ bé của Trung Quốc, nhưng đã duy trì thịnh trị hài hòa hơn 250 năm. Trong Tử Cấm Thành Bắc Kinh, ghi dấu những tinh túy trị quốc của các vị hoàng đế, các nỗ lực và cống hiến của họ vượt qua sự tưởng tượng của hậu thế. Đặc biệt là thời được sử sách xưng tụng là ‘Khang Càn thịnh thế’ duy trì gần 140 năm, ba vị hoàng đế Khang Hy, Ung Chính, Càn Long là ba quân vương có tinh thần tự tu sửa và cống hiến lớn nhất được hậu thế khắc ghi.

Đoạn văn dưới đây giới thiệu sơ lược về một ngày thường của các hoàng đế, để hậu thế được mở rộng tầm nhìn:

1. Sáng dậy sớm đọc sách

Theo ghi chép trong sách về nội cung “Khởi cư chú”, sáng sớm khoảng 5 giờ, hoàng đế nhà Thanh sẽ dậy mặc y phục. Áo bào sẽ tùy thuộc vào thời tiết các mùa, các tháng, hoặc các cung giờ mà lựa chọn. Y phục đường hoàng xong, hoàng đế vào Phật Đường thắp hương, sau đó ngồi đọc sách.

Trong “Quốc triều cung sử”, Hoàng đế Càn Long đến Tây Noãn Các, cung Càn Thanh và điện Hồng Đức, đọc bộ “Thực lục”, “Bảo huấn”. Ông liên tục đọc lịch sử các triều đại trước, học các lời giáo huấn của tổ tông, và chế định ra phương sách trị quốc của riêng mình.

Hoàng đế Càn Long. (Miền công cộng)

Buổi sáng từ 6 đến 7 giờ, hoàng đế đọc sách xong rồi dùng bữa sáng. Theo tập tục của tộc Mãn, hoàng đế Đại Thanh chỉ dùng hai bữa chính, một bữa sáng (tảo thiện), một bữa trưa (ngọ thiện) từ 11 giờ đến 14:30 chiều, gồm cả thời gian nghỉ trưa. Vào chiều tối quãng 5 đến 7 giờ thì thường ăn nhẹ, gọi là (vãn điểm). Cả ba bữa đều ngồi ăn một mình.

2. Chú trọng quyết sách

Hoàng đế Đại Thanh thường gần trưa, lúc 9:30h mới bắt đầu lên triều trị sửa chính sự, xử lý sự vụ. Tuy nhiên, Thánh Tổ Khang Hy thường thiết triều rất sớm.

Theo “Đại Thanh hội điển”, các hoàng đế thời kỳ đầu nhà Thanh “Mỗi tháng 3 ngày, mùng 5, 15 và 25 (Hoàng lịch) ngự điện Thái Hòa thiết triều”. Đây được gọi là thường triều, không thảo luận các sự vụ thực chất. Còn khi “Giáng chỉ, miễn giảm thì có lễ nghi ngự môn riêng. Gọi là ’Ngự môn thính chính’(vua nghe chính sự)”.

Hoàng đế Khang Hy hầu như mỗi ngày đều thực hiện ‘Ngự môn thính chính’, mùa Đông, Xuân thì vào buổi sáng 6 giờ, mùa Hạ, Thu thì sáng sớm 5 giờ, nghe quan viên bẩm báo, địa điểm ở cửa cung Càn Thanh. Như cuộc chiến Nga - Thanh với Nga Sa hoàng, rồi bình định Tam Phiên, những quyết sách trọng đại đều được đưa ra từ Ngự môn này.

Hoàng đế Đại Thanh hàng ngày nghe nhận thông tin từ các quan viên báo cáo, hình thức sự vụ phổ biến nhất là chiêu gọi gặp mặt trực tiếp, thường tiến hành hàng ngày.

Những năm Ung Chính sắp đặt quân cơ, buổi sáng có quân cơ đại thần bẩm tấu lên hoàng đế, hoặc chỉ có một người hay nhiều người dâng tấu. Địa điểm ở gác Tây Noãn, điện Dưỡng Tâm. Nếu mở rộng phạm vi thương thảo, thì sẽ truyền chỉ dụ mở hội nghị ở điện Dưỡng Tâm.

“Quốc triều cung sử” có ghi, hoàng đế Càn Long trước khi dùng bữa sáng, duyệt qua một lượt danh thiếp của các quan viên đại thần cần triệu kiến, sau đó nửa tiếng phân loại phê chuẩn triệu kiến. Nếu hoàng đế ở Tử Cấm Thành, thì gặp mặt riêng từng người ở Noãn Các trong cung Càn Thanh điện Dưỡng Tâm.

Sau khi nhận bản tấu, hoàng đế đọc phê, dùng bút đỏ viết chỉ dụ, đến tận 11 giờ trưa. Cả ba triều hoàng đế Khang-Ung-Càn đều lên triều sớm, làm việc nhanh; các hoàng đế đều cần mẫn, đều tự tay phê duyệt bản tấu, có những khi bận thì làm việc đến khuya.

明清時期紫禁城總平面圖。東華門為上朝大臣們出入之處。(大紀元製圖)
Bản đồ Tử Cấm Thành thời Minh Thanh. Cửa Đông Hoa cho các đại thần vào triều. (Ảnh Epoch Times)

3. Coi trọng dưỡng tâm

Dùng xong bữa trưa, nếu không cần tiếp tục phê duyệt tấu chương, hoàng đế thường tham dự các hoạt động văn hóa, âm nhạc, bao gồm vẽ tranh, làm thơ, xem kịch, thưởng thức văn vật cùng ngắm muông thú cỏ cây; tới 9 giờ tối mới tắm gội đi ngủ, hôm sau dậy sớm trước khi trời sáng.

Bắt đầu từ thời Hoàng đế Thuận Trị, sùng tín Thần Phật, học tập giáo dục là bộ phận không thể thiếu trong việc bồi dưỡng thế giới quan cho các hoàng tử.

Hoàng đế ngoài hai buổi sớm tối tới Phật Đường thắp hương lễ Phật, vào buổi tối từ 7 đến 9 giờ cũng theo truyền thống của Tát Mãn Giáo (Shaman giáo) của người Mãn mà tiến hành tế tự. Các nghi lễ lớn như tế Thiên, tế Địa, tế Ngũ cốc, tế Tổ đều do hoàng đế đích thân chủ trì hành lễ.

Các hoàng đế Đại Thanh không chỉ là bậc minh quân giỏi trị quốc, mà còn là những vị có tinh thần cùng tư tưởng thanh cao rộng mở. Các vị ấy đã để lại cho hậu thế rất nhiều tác phẩm về phương diện tu luyện và tư tưởng.

Những hoàng tử từ nhỏ đã được tiếp thu giáo dục về kinh điển truyền thống một cách nghiêm khắc. Trong “Đình huấn cách ngôn” của hoàng đế Khang Hy giáo dục hoàng tử cần phải thanh tâm quả dục (tâm trong sáng, ít dục vọng), ông dạy: “Yếu đa thư tắc thị dục đạm” (cần đọc sách nhiều, thì sẽ coi nhẹ dục vọng), “Bình nhật bất tự phóng túng” (thường ngày không được buông thả bản thân).

Hai vị hoàng đế Thuận Trị và Khang Hy lấy Tây Noãn Các, cung Càn Thanh làm chỗ nghỉ. Nhưng các hoàng đế từ Ung Chính về sau thì ở Tử Cấm Thành, trị sửa chính sự, thiết triều ở trước điện Dưỡng Tâm, còn nghỉ ngơi ở sau điện. Để ngưng thần dưỡng tâm, hầu hết các hoàng đế đều ngủ một mình. Các phi tần sau khi được hoàng đế cho gọi, thì ngủ ở hậu cung.

Tranh hoàng đế Khang Hy thời niên thiếu do họa sĩ cung đình khuyết danh vẽ. (Miền công cộng)

Các hoàng đế Đại Thanh cũng là những thư họa gia có thành tựu trác việt. Hoàng đế Càn Long (tại vị 1736~1795) là thư pháp gia nổi danh. Hoàng đế Khang Hy ngoài thư pháp đạt tới công phu thâm hậu, ông còn giống như bậc tiên hiền Khổng Tử yêu thích âm nhạc, dụng tâm nghiên cứu âm nhạc truyền thống phương Đông và phương Tây. Vương triều Mãn Thanh ngay từ khi kiến lập đã ra sức bồi đắp văn hóa nghệ thuật, điều đó khẳng định là đã trợ giúp rất nhiều trong việc thành tựu trị lý quốc gia.

Thái Bình
Theo Epochtimes

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Cuộc sống thường nhật của các Hoàng đế Đại Thanh như thế nào?