Hàng loạt chỉ số kinh tế cho thấy tình hình tại Trung Quốc là đặc biệt tồi tệ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi xem xét các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng do Trung Quốc công bố trong 30 ngày qua, tình hình có vẻ đặc biệt nghiêm trọng. Với lịch sử thao túng dữ liệu chính thức của Trung Quốc, thực tế có thể còn tồi tệ hơn.

Nền kinh tế Trung Quốc đã suy thoái nhanh chóng kể từ cuối quý 2, với sự phục hồi “trả thù” được mong đợi sau khi các hạn chế về đại dịch được nới lỏng hầu như không xảy ra. Hoạt động kinh doanh chỉ có sự phục hồi ngắn ngủi trong quý đầu tiên. Ngay cả Tổng thống Mỹ Biden trong tháng này cũng bình luận rằng nền kinh tế và xã hội Trung Quốc đang “gặp rắc rối” và lưu ý: “Điều đó không tốt vì khi kẻ xấu gặp vấn đề, họ sẽ làm điều xấu”.

Gần đây, Country Garden và Sino-Ocean Group của Trung Quốc vỡ nợ, Zhongzhi Enterprise Group và Zhongrong Group gặp phải cuộc khủng hoảng thanh khoản được mệnh danh là Khoảnh khắc Lehman của Trung Quốc. Cùng với lũ lụt nghiêm trọng ở miền bắc Trung Quốc, giảm phát, thương mại xuất nhập khẩu sụt giảm mạnh, quyết định của chính quyền không tiết lộ tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên và ý định giảm lãi suất bất ngờ để tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực tài chính, tất cả đều phản ánh tình hình chung không thuận lợi.

Khi xem xét một số chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng do Trung Quốc công bố trong 30 ngày qua, tình hình thực sự có vẻ đặc biệt nghiêm trọng. Với lịch sử thao túng dữ liệu chính thức của Trung Quốc, tình hình có thể còn tồi tệ hơn. Chỉ riêng số liệu chính thức cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 giảm 0,3% so với năm ngoái, tốt hơn một chút so với mức giảm 0,4% được dự đoán trong khi CPI tháng 6 đi ngang. Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 7 giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước, tệ hơn mức giảm 4,1% được dự báo nhưng tốt hơn mức giảm 5,4% của tháng trước.

Về mặt thương mại, xuất khẩu trong tháng 7 giảm mạnh 14,5% so với cùng kỳ năm trước, tệ hơn mức giảm 12,5% được dự đoán và mức giảm 12,4% trong tháng 6. Trong khi đó, nhập khẩu chứng kiến mức giảm mạnh 12,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mức giảm 5% dự báo và mức giảm 6,8% trong tháng 6. Cán cân thương mại ghi nhận thặng dư 80,6 tỷ USD.

Ngoài ra, hãy xem xét ba chỉ số kinh tế chính được gọi là "cỗ xe 3 động cơ": công nghiệp, đầu tư cố định và tiêu dùng. Sản lượng công nghiệp trong tháng 7 tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng trưởng 4,4% dự kiến và mức 4,4% của tháng trước. Đầu tư tài sản cố định trong tháng 7 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 3,8% dự kiến và mức tăng trưởng 3,8% được ghi nhận trong tháng Sáu. Doanh số bán lẻ chậm lại trong tháng 7, với mức tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước so với mức tăng trưởng 4,5% theo dự đoán và mức tăng 3,1% của tháng trước. Tính từ đầu năm đến nay, doanh số bán lẻ tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo dữ liệu của S&P Global và Caixin Media, Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) cho lĩnh vực sản xuất trong tháng 7 được báo cáo là 49,2, giảm xuống dưới ngưỡng phân chia mở rộng - thu hẹp là 50 điểm, phản ánh sự suy giảm trong hoạt động kinh tế, giảm từ mức 50,5 của tháng trước. PMI khu vực dịch vụ trong tháng 7 là 54,1, tăng nhẹ so với mức 53,9 của tháng Sáu. Trong tháng 7, giá trung bình của bất động sản mới tại 70 thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 7 giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tháng trước đó đã giảm 2,7%. Dự trữ ngoại hối trong tháng 7 đạt 3,204 nghìn tỷ USD, tăng từ mức 3,193 nghìn tỷ USD trong tháng 6. Trong tháng 7, các khoản vay mới đã tăng 345,9 tỷ CNY (nhân dân tệ) (48,32 tỷ USD), thấp hơn đáng kể so với dự đoán của thị trường là 800 tỷ CNY (110,60 tỷ USD) và giảm mạnh so với mức tăng 3,05 nghìn tỷ CNY (420 tỷ USD) trong tháng trước. Tổng nguồn tài chính xã hội đã tăng 528,2 tỷ CNY (73 tỷ USD) trong tháng 7, thấp hơn nhiều so với mức dự kiến là 3 nghìn tỷ CNY (410 tỷ USD), giảm đáng kể so với mức tăng 4,22 nghìn tỷ CNY (580 tỷ USD) trong tháng trước. Dư nợ cho vay tháng 7 tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn một chút so với mức tăng 11,3% dự kiến của thị trường.

Trong sáu tháng đầu năm nay, lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giảm 18,8% đã được ghi nhận trong 5 tháng đầu năm.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Hàng loạt chỉ số kinh tế cho thấy tình hình tại Trung Quốc là đặc biệt tồi tệ