Khi nói chuyện với người khác, đừng nói 3 điều này về bản thân, dù mối quan hệ có tốt đến đâu!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi mọi người quá thân thiết với nhau, mâu thuẫn sẽ nảy sinh, cuối cùng sẽ tiêu hao tình cảm. Giữa người với người không ngừng nói chuyện, có quá nhiều đúng sai, cuối cùng sẽ chia tay…

Có một câu hỏi trên Internet: “Thảm họa xã hội lớn nhất là gì?”

Một câu trả lời được đánh giá cao: “Nói cạn nói sâu, phơi bày bản thân trước mắt người khác, đánh đổi sự riêng tư của mình để lấy một mối quan hệ lâu dài”.

Khi mọi người quá thân thiết với nhau, mâu thuẫn sẽ nảy sinh, cuối cùng sẽ tiêu hao tình cảm.

Giữa người với người không ngừng nói chuyện, có quá nhiều đúng sai, cuối cùng sẽ chia tay.

Trong giao tiếp giữa người với người, hãy nhớ bớt nói 3 điều này về bản thân mình.

Đừng lặp lại kinh nghiệm đau đớn trong quá khứ

Có một câu nói như thế này:

“Không ai trên đời này có thể thực sự đồng cảm với nỗi đau của người khác. Bạn bị hàng ngàn mũi tên xuyên qua, bạn đau đớn, và đó chỉ là việc của bạn”.

Khi bạn sống đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ thấy rằng thực sự là như vậy.

Trong vở kịch cuộc đời, sự cô lập và bất lực là điều bình thường.

Bạn không thể yêu cầu người khác thấu hiểu những khó khăn của bạn, và bạn không thể mong mọi người thấu hiểu được nỗi đau của bạn.

Giống như câu chuyện thấm thía dưới đây:

Một con khỉ nhỏ bị cành cây cào vào người khi đang tìm thức ăn, vết thương chảy rất nhiều máu.

Nhưng thay vì chữa trị, nó tiếp tục cho người khác xem vết thương của mình để được an ủi.

Một số người bày tỏ sự đau khổ sau khi nhìn thấy nó, trong khi những người khác chỉ cảm thấy nực cười sau khi nhìn thấy nó.

Theo cách này, khi nó gặp một người, nó sẽ mở vết thương ra một lần để người kia xem.

Theo thời gian, những vết thương vốn đã đóng vảy lại liên tục hở ra, không những khó lành mà nó còn suýt mất mạng vì nhiễm trùng.

Niềm vui và nỗi buồn của con người không liên kết với nhau, những ngày khó khăn nhất chỉ có thể tồn tại một mình và những trải nghiệm đau đớn trong quá khứ chỉ có thể được chữa lành bởi chính bản thân mình.

Tự nương mình còn hơn trông chờ người khác, tự mình tìm lối thoát còn hơn chờ người giúp đỡ.

Ngoại trừ việc chính mình tự vượt qua, người khác không thể làm gì để giúp đỡ bạn.

Đừng nói những bí mật của bạn

Bí mật là gì?

Có một lời giải thích thú vị như vậy: "Bí mật giống như nội tạng, bẩm sinh mà không nhìn thấy được. Một khi bí mật hình thành, bạn càng phải tốn nhiều sức lực để che giấu nó, bởi vì nó có quan hệ mật thiết với sinh mệnh của bạn".

Một người có thể có nhiều bạn bè và nhiều mối quan hệ giao tiếp, nhưng ngay cả những người bạn thân nhất và gia đình của bạn cũng nên giữ một chút bí mật.

Không phải chúng ta không thành thật trong cách cư xử với người khác, mà là chúng ta nên chừa cho nhau một khoảng không gian riêng tư đàng hoàng, đừng để nhau quá trần trụi.

Để lại một số sự riêng tư để làm cho mối quan hệ kéo dài mãi mãi.

Tôi đã từng đọc một câu chuyện của một độc giả như vậy:

Cách đây vài năm, độc giả này có một người bạn rất tốt, họ nói gần như đủ thứ, biết hết những điều họ thích và không thích.

Trong một cuộc trò chuyện, độc giả này đã bất chợt mở lòng với bạn bè của mình và nói rất nhiều điều mà trước đây cô chưa từng nói với ai.

Kết quả là vài tháng sau, một ngày nào đó, khi độc giả đang trò chuyện với một người bạn khác, cô bạn nói rằng người bạn kia của độc giả đã nói cho cô ấy tất cả những bí mật mà độc giả đó đã nói ngày hôm đó, và còn thêm rất nhiều điều khác nữa.

Học cách giữ bí mật là một trong những khóa học bắt buộc đối với người trưởng thành, nó không chỉ liên quan đến cuộc sống của bạn mà còn liên quan mật thiết đến tình bạn giữa những người bạn với nhau.

Đừng nói về những thành tựu trong quá khứ của bạn

Có người nói rằng một trong những điều cấm kỵ trong cuộc sống là "nhớ lại huy hoàng của quá khứ".

Chúng ta thường thấy một số người thích khoe khoang trên bàn rượu, và điều đầu tiên họ nói là "Tôi đã..."

Lý do tại sao một người thích nói về những thành tích trong quá khứ chủ yếu là vì hiện tại không có gì để nói.

Vinh quang của quá khứ tương ứng với sự cô đơn của hiện tại, và chúng ta chỉ có thể tìm thấy một chút vinh quang của quá khứ trong sự phô trương.

Đừng nhớ về quá khứ, hãy sống cho hiện tại.

Dù là thành công hay thất bại trong quá khứ, đừng luôn nói về nó, lật trang này thì mới có thể mở ra một chương mới trong cuộc đời.

Ngủ quên trên những thành tựu trong quá khứ chỉ có thể là sự trốn tránh bản thân của những kẻ yếu đuối.

Những người thực sự mạnh mẽ không bao giờ khoe khoang về bản thân, họ luôn khiêm tốn và khiêm nhường.

Ngày hôm qua có tốt đẹp đến đâu thì cũng đã là dĩ vãng.

Trong cuộc sống của chúng ta, điều khó khăn nhất không phải là học cách nói mà là biết cách im lặng.

Khi bạn không biết cách im lặng, bạn sẽ không bao giờ biết được lời nói của mình trong giây tiếp theo sẽ trở thành loại vũ khí gì, gây tổn thương cho người khác và chính bạn.

Cho nên, việc gì cũng đừng vội nói, người biết im lặng thường khôn hơn người khéo nói.

Cả đời mong bạn không tranh đua, không kiêu ngạo, không hống hách, luôn vui vẻ; mong bạn thuận buồm xuôi gió, học cách im lặng, trân trọng lời nói như vàng.

Theo Tống Vân - Aboluowang

Thanh Hương biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Khi nói chuyện với người khác, đừng nói 3 điều này về bản thân, dù mối quan hệ có tốt đến đâu!