Thói quen hành vi của mỗi chúng ta có thể ngăn chặn sự lây lan COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự lây lan của COVID-19 tại Trung Quốc - và các trường hợp gần đây xuất hiện khắp nơi trên thế giới - khiến mọi người lo lắng về một kịch bản cúm Tây Ban Nha khác. Chúng ta đang có cơ hội quan trọng để kiểm soát sự lây lan rộng của virus này trong cộng đồng của chính chúng ta.

Một đại dịch cúm đã diễn ra ở ngay trên các chiến tuyến của cuộc Chiến tranh Thế giới Lần thứ nhất và sau đó lan rộng khắp thế giới, lây nhiễm một phần tư tổng dân số thế giới và cuối cùng giết chết nhiều người hơn cả chính cuộc chiến.

Trận dịch ‘’cúm Tây Ban Nha’’ này đã giết chết khoảng 50 triệu đến 100 triệu người. Tỷ lệ tử vong được xác định đối với bệnh cúm Tây Ban Nha là từ một đến ba phần trăm, và tổng số người tử vong đã gây ra cú sốc lớn vì sự lan rộng của nó, từ quốc gia này đến quốc gia khác trên toàn cầu.

Một loại virus quen thuộc

Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã được kích hoạt bởi một loại virus có tên là: H1N1. Virus H1N1 xuất hiện trở lại vào năm 2009, một lần nữa nó đã lan rộng đến các nơi xa xôi của hành tinh, nhưng chỉ gây ra một phần nhỏ số người chết so với lần xuất hiện đầu tiên.

Mặc dù nó không phải là một loại virus giống hệt nhau, nhưng về mặt lý thuyết, nó có thể gây tử vong không kém, một phần là do khả năng giết chết những người trẻ tuổi và được coi là khó bị tử vong nếu có bị cúm. Tỷ lệ tử vong của dịch cúm năm 2009 là 0,001-0,007 phần trăm. Tổng số người tử vong trong trận dịch này là hàng trăm ngàn người trên toàn cầu, với số lượng chủ yếu được cho là ở Đông Nam Á và Châu Phi.

Tại sao lại có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tử vong như vậy? Hai phiên bản này của H1N1 không có cùng nguồn gốc, và các biến thể tiếp theo của chúng cũng ít gây chết người hơn. Hai phiên bản của H1N1 có sự giống và khác nhau ở những khía cạnh này.

Nhưng có một điều quan trọng là môi trường truyền bệnh là khác nhau hoàn toàn. Theo đó, dịch cúm Tây Ban Nha đã được lan truyền trong môi trường vô cùng gớm ghiếc. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã hoành hành trong nhiều năm và chiến tuyến nơi phát sinh dịch bệnh là nơi những người lính trẻ sống giữa các xác chết, chuột và nước bị ô nhiễm và rất hạn chế cơ hội vệ sinh cá nhân.

Vào năm 2009, ngay cả những quốc gia nghèo nhất thế giới cũng có điều kiện sống tốt hơn những gì mà những người lính đã trải qua trong chiến hào của Thế chiến Thứ nhất. Mặc dù vậy, các quốc gia ít có khả năng nhất trong việc cung cấp môi trường sạch cho dân số thì bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh cúm, với số lượng bị nhiễm lớn và tỷ lệ tử vong cao.

Sự lây lan của COVID-19 tại Trung Quốc và khắp nơi trên thế giới khiến mọi người lo lắng về một kịch bản cúm Tây Ban Nha khác. Đây sẽ không phải là một bệnh cúm Tây Ban Nha khác, chúng ta có một cơ hội quan trọng để kiểm soát sự lây lan rộng của virus trong quần thể của chính chúng ta.

Một loại coronavirus quen thuộc gây ra dịch bệnh Covid-19. (Ảnh: Pixabay/Geralt)

Hành vi giữ vệ sinh đúng phương pháp và miễn dịch cộng đồng

Miễn dịch cộng đồng là một khái niệm xuất phát từ lĩnh vực động vật học. Nó đề cập đến khả năng của một quần thể động vật chống lại sự lây nhiễm của mầm bệnh - chẳng hạn như virus - với số lượng lớn các cá thể trong quần thể có khả năng miễn dịch ở cấp độ cá nhân. Miễn dịch thể dịch là khả năng hệ thống miễn dịch hình thành kháng thể chống lại một tác nhân truyền nhiễm cụ thể.

Với khả năng miễn dịch cộng đồng, khả năng truyền bệnh trong quần thể giảm đáng kể thông qua các cơ chế miễn dịch ở mỗi cá nhân. Đây là lý thuyết tương tự như vaccine, giúp tăng khả năng miễn dịch cụ thể trong (lý tưởng) một tỷ lệ rất lớn của dân số, do đó bệnh truyền nhiễm khó có thể xảy ra trong cộng đồng được.

Bây giờ chúng ta cùng xem xét thuật ngữ ‘’cơ chế miễn dịch học’’ liệu có thể áp dụng ở cấp độ hành vi đối với cùng một nguyên tắc như thế không.

Tương tự như hệ thống phản ứng miễn dịch của cơ thể phản kháng lại sự truyền nhiễm, các hành vi giữ gìn vệ sinh đúng phương pháp sẽ ngăn chặn các tuyến đường vào cơ thể của tác nhân truyền nhiễm. Khi các hành vi thực hiện vệ sinh an toàn trở thành thói quen hàng ngày thì các tác nhân truyền nhiễm sẽ không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Với một tỷ lệ rất lớn dân số luôn thực hiện các hành vi vệ sinh như thế thì khả năng truyền bệnh sẽ bị giảm xuống đáng kể, do đó dịch bệnh có thể được ngăn chặn hoặc hạn chế rất nhiều, mà không cần áp dụng biện pháp cách ly y tế rộng rãi.

Giống như khả năng miễn dịch phản ứng không mang lại sự bảo vệ hoàn hảo cho cá nhân, điều tương tự cũng đúng đối với khả năng miễn dịch hành vi; điều quan trọng hơn là một tỷ lệ rất cao dân số đang thực hiện các hành vi phòng ngừa một cách nhất quán. Ở đây là sự bảo vệ trên cấp độ cả cộng đồng, nhiều hơn so với cấp độ của cá nhân.

Những hành vi nào nên tạo thành thói quen hàng ngày để miễn dịch

Trong bối cảnh khái niệm về ‘’miễn dịch hành vi của cộng đồng’’, các cuộc thảo luận hiện tại về COVID-19 trên phương tiện truyền thông xã hội và truyền thông chính thống có thể tập trung vào những điều không đúng. Thay vì nói về các kịch bản phản tác dụng gây sợ hãi (nếu có), chúng ta cần tập trung vào các chiến lược đặt niềm tin vào cộng đồng, hướng dẫn cộng đồng cùng thực hiện đúng các phương pháp bảo vệ cá nhân để cộng đồng tin và thực hiện theo nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm.

Một loại vaccine kháng virus hiệu quả chắc chắn cuối cùng sẽ đến. Nhưng trong khi đó, dịch bệnh như COVID-19 có thể được ngăn chặn bằng cách tăng cường phổ biến áp dụng các hành vi phòng ngừa đúng phương pháp trong dân chúng giúp cản trở sự lây lan của nó.

Các biện pháp này bao gồm những câu châm ngôn quen thuộc, thực hiện đầy đủ và nhất quán các câu châm ngôn đó; và một vài câu không quen thuộc, rất cần được ghi nhớ và thực hiện riêng lẻ.

Những câu châm ngôn quen thuộc:

  • rửa tay thường xuyên và đúng cách;
  • che miệng (bằng cánh tay của bạn) khi ho hoặc hắt hơi;
  • tránh tiếp xúc gần với những người đã bị nhiễm bệnh

Trước khi bỏ qua những điều trên, chúng ta nên tự hỏi: chúng ta có làm những điều này với sự nhất quán hoàn toàn không? Chúng ta có thể làm tốt hơn không?

Khử trùng điện thoại thường xuyên vì đây là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và virus và hay chạm vào mặt chúng ta. (Ảnh: Pixabay/nastya-gepp)

Cũng cần thực hiện các hành vi ít rõ ràng hơn nhưng không kém phần quan trọng sau đây (những câu châm ngôn không quen thuộc):

  1. Khử trùng màn hình thiết bị di động của bạn hai lần mỗi ngày - đây chính là các đĩa cấy vi khuẩn di động, tích tụ vi khuẩn và virus. Khăn lau kháng khuẩn là cần thiết ở đây, vì chúng thường tiêu diệt virus. Làm sạch thiết bị của bạn ít nhất hai lần mỗi ngày, một lần vào bữa trưa và một lần vào bữa tối (hoặc liên kết với một thói quen hàng ngày khác). Một nghiên cứu được công bố gần đây ước tính rằng các virus như COVID-19 có thể tồn tại đến chín ngày trên bề mặt kính và nhựa mịn, giống như màn hình điện thoại di động.
  1. Tránh chạm tay vào mặt bạn. Miệng, mũi, mắt và tai của bạn là tất cả các con đường xâm nhập vào cơ thể bạn vì ngón tay của bạn liên tục tiếp xúc với các bề mặt có thể chứa virus. Biện pháp đơn giản này rất khó để duy trì một cách nhất quán, nhưng rất cần thiết để kiểm soát truyền nhiễm.
  1. Chỉ sử dụng khẩu trang nếu bạn bị bệnh và đưa chúng cho những người thực sự cần thiết sử dụng khi bị bệnh hoặc phục vụ người bệnh.
  1. Tự cách ly y tế nếu bạn bị bệnh và bị sốt.
  1. Tham gia mạng xã hội để có kiến thức tư duy tự bảo vệ bản thân và thay đổi hành vi đơn giản khác.

Ngăn ngừa lây lan và hơn thế nữa

Tăng cường khả năng miễn dịch cộng đồng thông qua hành vi vệ sinh đúng phương pháp là rất quan trọng để ngăn ngừa lây lan COVID-19. Chúng ta cần phải nói về nó nhiều hơn, và làm nó nhiều hơn nữa. Trong hàng loạt thông tin của những điều gây sợ hãi hiện nay, đây là điều mà chúng ta hoàn toàn có khả năng kiểm soát ở mỗi cá nhân và cộng đồng.

Hãy làm tốt hơn về việc thực hiện các hành vi phòng ngừa ở trên với tính nhất quán cao và trong thời gian dài.

Và đây là một lợi ích khác không kém quan trọng: chúng ta cũng sẽ ngăn ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm lây lan khác, bao gồm cả cúm mùa, vốn đang giết chết nhiều người hơn trong một tháng so với COVID-19 đã làm vào tháng trước.

Ánh Dương

Theo The Conversation

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Thói quen hành vi của mỗi chúng ta có thể ngăn chặn sự lây lan COVID-19