Không chỉ chống lại ung thư, dậy sớm sẽ khiến cơ thể trải qua 9 thay đổi lớn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi nói đến lợi ích của việc dậy sớm, hãy bắt đầu với serotonin và melatonin. Serotonin hay còn gọi là “hormone hạnh phúc” tồn tại trong đường tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương; melatonin hay còn gọi là “hormone ức chế ung thư” giúp chống ung thư và giúp ngủ ngon.

Buổi sáng sau khi ngủ dậy, mắt nhận được ánh sáng mặt trời kích thích tuyến tùng tiết ra serotonin. Serotonin được tiết ra càng sớm và càng nhiều thì tâm trạng của bạn càng tốt, khi bạn ngủ vào ban đêm, lượng serotonin này sẽ được chuyển hóa thành một lượng melatonin vừa đủ giúp bạn đi vào giấc ngủ. Mấu chốt của lượng serotonin hoặc melatonin tiết ra là bạn có dậy sớm và đón nhận “lễ rửa tội” của ánh sáng hay không.

Tuy nhiên, con người hiện đại đã quen với việc thức khuya, điều này sẽ làm rối loạn hoạt động của đồng hồ sinh học và ảnh hưởng đến quá trình bài tiết bình thường của hai loại hormone này. Về lâu dài, bạn dễ mắc các bệnh mãn tính như ung thư và trầm cảm. Nhưng tầm quan trọng của việc dậy sớm không dừng lại ở đó.

9 thay đổi mà thức dậy sớm có thể làm cho cơ thể bạn

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đi ngủ và thức dậy sớm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  1. Cải thiện làn da và nước da

Đi ngủ sớm và thức dậy sớm, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra suôn sẻ, làn da trở nên tốt hơn, quầng thâm dưới mắt giảm đi, gương mặt rạng rỡ hơn. Những người đi ngủ muộn và thức dậy muộn có xu hướng già đi trên khuôn mặt.

  1. Không dễ tăng cân

Thường xuyên thức khuya gây rối loạn nội tiết sẽ khiến bạn béo lên. Nói một cách tương đối, nếu bạn đi ngủ sớm và dậy sớm cùng với tập thể dục phù hợp, bạn sẽ không dễ bị béo lên và có thể giảm cân thành công.

  1. Thúc đẩy đại tiện, chống táo bón

Buổi sáng thức dậy sẽ sinh ra “phản xạ đứng” làm tăng nhu động đại tràng, sau khi ăn sáng sẽ sinh ra “phản xạ đại tràng” thúc đẩy nhu động ruột, phát tín hiệu đại tiện, giúp phân ra ngoài thuận lợi. Vì vậy, buổi sáng là thời điểm vàng để đi đại tiện. Một số người sinh hoạt thất thường, đi ngủ muộn dậy muộn, sáng dậy đã đi làm, không kịp ăn sáng nên thường bỏ qua hai phản xạ đại tiện này.

  1. Tăng cường miễn dịch

Thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm đều đặn có thể điều phối hoạt động của các hệ thống bên trong cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, ít mắc bệnh.

  1. Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư

Thức dậy sớm có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, trầm cảm và ung thư.

  1. Tinh, khí, thần trở nên tốt hơn

“Kế hoạch một năm nằm ở mùa xuân, kế hoạch một ngày nằm ở buổi sáng”. Thức dậy sớm để ngắm bình minh, serotonin sẽ tiết ra nhiều hơn, tâm trạng và trạng thái tinh thần sẽ tốt hơn.

  1. Giảm lo lắng

Những người dậy sớm thường có nhiều thời gian, dễ hoàn thành công việc, ít cáu kỉnh và ít lo lắng hơn.

  1. Cải thiện khả năng học tập, sự tập trung và trí nhớ

Ngủ sớm dậy sớm, ngủ đủ giấc có thể giúp nâng cao khả năng chú ý và trí nhớ của não bộ, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

  1. Dễ khiến người ta trở nên tích cực và lạc quan

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người dậy sớm có nhiều năng lượng tích cực, ít năng lượng tiêu cực hơn, ít căng thẳng và hiệu suất tốt hơn, đồng thời có nhiều khả năng tích cực và lạc quan hơn.

Đừng ép bản thân dậy sớm nếu bạn ngủ muộn

Mặc dù dậy sớm có nhiều lợi ích, nhưng việc dậy sớm dựa trên cơ sở “ngủ đủ giấc”. Nếu bạn đi ngủ muộn vì công việc và học tập, đừng ép mình dậy sớm, nếu không, thiếu ngủ sẽ có hại cho sức khỏe của bạn.

Trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện đại, kinh tế tăng trưởng nhanh đòi hỏi phải làm việc theo ca nhiều, nếu bạn không thực hiện được thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm thì nên vận động nhiều hơn để cơ thể sản sinh nhiều serotonin.

Tác giả: Lin Xuhua - Epochtimes

Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Không chỉ chống lại ung thư, dậy sớm sẽ khiến cơ thể trải qua 9 thay đổi lớn