Các doanh nghiệp trên khắp Hoa Kỳ chống lại lệnh phong tỏa: ‘Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số nhà hàng và doanh nghiệp được các quan chức coi là “không thiết yếu” đang công khai thách thức các biện pháp phong tỏa ở các bang trên toàn nước Mỹ khi họ vật lộn với sinh kế bị tước đoạt và tài chính đang dần cạn kiệt.

Trong khi một số tiểu bang của Mỹ đang dần mở cửa trở lại, phần còn lại của đất nước vẫn tiếp tục bị đặt dưới những hạn chế chặt chẽ. Nhà chức trách đã phạt tiền, bắt giữ hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh của những người không tuân theo quy định. Một số người đã tuyên bố những hành động này là trái với hiến pháp, thậm chí trượt về phía chuyên chế, trong khi những người khác nói rằng việc này là xác đáng.

Các chủ doanh nghiệp chống lại các quy tắc phong tỏa chưa từng có tiền lệ này đã nói với The Epoch Times rằng họ không có lựa chọn nào khác vì sự sụp đổ kinh tế đã buộc họ phải sử dụng đến tiền hưu trí của mình.

Họ đang phải vật lộn với tiền thuê nhà, vật lộn với ý tưởng để nhân viên ra đi, hoặc để người thân và những người trong cộng đồng của họ phải thất vọng. Những người ủng hộ và các doanh nghiệp khác được phép mở cửa trong lệnh phong tỏa cũng rất thông cảm với họ, nói rằng có thể hiểu được áp lực mà họ đang phải đối mặt.

Các thống đốc bang đã ban hành các biện pháp ở nhà và ra lệnh cho các trường học và hầu hết các doanh nghiệp được coi là không thiết yếu phải đóng cửa để chống lại sự lây lan của virus Corona Vũ Hán. Những người vi phạm các biện pháp này hầu hết đều đồng ý rằng các hạn chế là có hiệu quả, nhưng cũng nói rằng cuộc sống của họ không thể tiếp tục trừ khi họ bắt đầu quay lại làm việc và kiếm tiền.

Trong những tuần gần đây, các doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ đã mở cửa trở lại bất chấp lệnh phong tỏa tại bang của họ. Ở Bắc Carolina, một người đàn ông đã mở tiệm xăm mình vì lo ngại sẽ mất ngôi nhà mới của mình. Anh ta đã bị bắt vì vi phạm lệnh hành pháp. Một thợ cắt tóc ở Nevada đã nhận được cảnh báo từ hội đồng cấp phép của cô, bao gồm một trát hầu tòa và một khoản phạt 1.000 USD vì ‘tội’ mở cửa trở lại.

Một chủ tiệm làm tóc ở Dallas mở cửa sớm công việc kinh doanh cũng đã bị kết án một tuần tù và bị yêu cầu nộp phạt 3.500 USD. Những trường hợp tương tự cũng đã xảy ra ở Florida, Oregon, Colorado, New York, CaliforniaMaine.

Tuy nhiên, các nhà hàng cho phép khách hàng quen dùng bữa trong khuôn viên của họ và chủ sở hữu của các doanh nghiệp không thiết yếu mà đã mở cửa trở lại đã nhận được sự hỗ trợ lớn từ cộng đồng địa phương. Trên GoFundMe, hơn 185.541 USD đã được quyên góp cho chủ tiệm làm tóc bị bỏ tù.

Khi nói về những phản hồi tích cực mà họ nhận được, một số chủ doanh nghiệp trở nên rất xúc động.

‘Đây là vấn đề chung của tất cả mọi người’

Paul Zimmerman, chủ sở hữu của khách sạn Phong Đỏ, một nhà hàng và khách sạn đầy đủ dịch vụ ở Guilford, Maine, cho biết cảnh sát trưởng cảnh báo rằng sẽ tước giấy phép của ông nếu ông không tuân thủ các hạn chế phong tỏa.

Zimmerman nói với The Epoch Times rằng việc phong tỏa gây áp lực tài chính to lớn cho ông khi ông buộc phải tiêu hết tiền hưu trí của mình để duy trì hoạt động. Trong khi ban đầu ông tuân theo các hạn chế cách ly bằng cách chỉ cung cấp những món mang đi, gần đây ông bắt đầu cho phép khách hàng quen ngồi bên trong nhà hàng dùng bữa.

Khách sạn Phong Đỏ, nằm trên khu đất riêng của ông có diện tích khoảng 4000 , tuân theo các quy định của tiểu bang và có các bàn cách nhau 3 m. Vào ngày 3/5, sau khi mở cửa hoàn toàn, ông đã bán hết trước 4:30 chiều. Ông thường đóng cửa lúc 7 giờ. Ông nói rằng đó là một “cảm giác tuyệt vời” khi biết rằng cộng đồng của ông luôn đứng sau ủng hộ ông. Ông Zimmerman cũng nói đến một trong những khách quen trung thành nhất của mình, một cụ ông 85 tuổi đã hỗ trợ ông trong hơn 10 năm qua.

Vợ của cụ ông đang ở trong một viện dưỡng lão, và do những hạn chế, cụ ông đã không thể gặp cụ bà trong hơn tám tuần. Trước đại dịch, cụ ông thường đến nhà hàng của Zimmerman để dùng bữa.

“Trong tám tuần, người đàn ông này đã cảm ơn tôi mỗi ngày. Tôi đã cho ông tới ăn ở nhà tôi. Tôi đã cung cấp cho ông ấy thức ăn của mình để đảm bảo ông ấy được ăn no mỗi ngày”, ông Zimmerman cho biết.

“Tôi đã mất cả cha lẫn mẹ, và ông ấy coi tôi như con trai. Tôi phải nói gì với ông đây? Chẳng lẽ nói rằng, [do lệnh phong tỏa nên] ông không thể đến nhà tôi nữa? Tôi sẽ không làm điều đó”.

Zimmerman suy sụp khi ông mô tả cảnh khách hàng của mình ngồi bên ngoài sân sau của ông vào ngày 4/4, dõi theo công việc kinh doanh của ông, vì ông không thể để cụ ông trực tiếp vào nhà của mình.

Ông nói: “Nếu có nhà chức trách nào của bang đang lắng nghe, thì xin hãy nghe những câu chuyện này. Không phải là phe này hay phe kia. Tôi không quan tâm nếu bạn thuộc đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa, hay là độc lập. Tôi không quan tâm đến màu da của bạn - đây là vấn đề chung của tất cả mọi người”.

Cuối tuần qua, các thanh tra rượu nhà nước và thanh tra y tế nhà nước đã đến kiểm tra khách sạn Phong Đỏ. Zimmerman nói rằng ông đã nhận được một báo cáo kiểm tra sức khỏe vào ngày 4/5, trong đó cuối cùng họ quyết định không lấy giấy phép của ông.

Tính đến ngày 5/5, đã có 1.226 trường hợp nhiễm virus Corona Vũ Hán ở Maine với 61 trường hợp tử vong. Dưới lệnh của thống đốc đảng Dân chủ Jane Mills, các nhà hàng không được phép mở cửa hoàn toàn cho đến tháng 6.

“Tôi đã làm việc chăm chỉ cả cuộc đời mình để đạt được những gì tôi có hôm nay, bởi vì tôi không được ‘ngậm thìa bạc’ mà lớn lên”, ông Zimmerman nói. “Tôi đã làm việc cho những gì tôi có. Nếu các quyền tự do của tôi bị lấy đi, thì tôi chẳng còn gì cả”.

Một cư dân từ quận Androscoggin, Maine, người đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống phong tỏa gần đây, lập luận rằng bang của ông không nên bị phong tỏa do số lượng các ca nhiễm virus của bang là thấp.

“Tôi sẽ tìm một nhà hàng mở cửa và trợ giúp cho họ”, ông John Beaulieu 50 tuổi nói với The Epoch Times. “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải biểu tình chống lại điều này”.

‘Tôi đã bật khóc khi về tới nhà’

Cách Maine khoảng hơn 700 km, ông Eliot Rabin, chủ sở hữu của Peter Elliot Blue - một cửa hàng quần áo dành cho nam giới ở Manhattan - cũng chia sẻ những cảm xúc tương tự.

Rabin nói với The Epoch Times rằng ban đầu ông vẫn tuân thủ các lệnh cách ly của New York, nhưng sau đó bắt đầu phải mở cửa trở lại do tình hình tài chính trở nên quá khó khăn. Ông đang bị chậm trả tiền thuê nhà, trả tiền cho nhà cung cấp, và “chúng tôi buộc phải mở cửa, nếu không chúng tôi sẽ bị phá sản".

Trong khi các nhà chức trách tiểu bang đã không liên lạc với ông, Rabin nói rằng Sở cảnh sát thành phố New York (NYPD) đã đến gặp ông nhiều lần. Lần đầu tiên họ cảnh cáo ông phải gỡ xuống tấm biển “Mở cửa”. Lần ghé thăm sau, họ không cho khách hàng mua sắm hay bước vào cửa hàng.

“Bạn không thể ra lệnh bắt tôi phải tuân theo một yêu cầu bất hợp pháp”, ông nói. “Bạn đang chống lại quyền lập hiến, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận của tôi. Nếu mọi người muốn mua sắm, tôi sẽ cho họ mua sắm”.

Nếu bị tiểu bang phạt tiền, Rabin nói rằng ông sẽ không trả số tiền đó. Nếu bị họ bắt giữ, ông nói rằng sẽ đưa vụ việc của mình lên Tòa án Tối cao, nói thêm rằng các luật sư đã gặp mặt ông và cho biết họ sẵn lòng giúp đỡ ông miễn phí.

Epoch Times Photo
Ông Eliot Rabin, chủ sở hữu của Peter Elliot Blue, đang đứng trước cửa sổ trưng bày của cửa hàng của mình ở Manhattan, New York vào ngày 4 tháng 5 năm 2020. (Chung I Ho / The Epoch Times)
Epoch Times Photo
Bên trong cửa hàng Peter Elliot Blue ở Manhattan, New York vào ngày 4 tháng 5 năm 2020. (Chung I Ho / The Epoch Times)
Epoch Times Photo
Ông Eliot Rabin, chủ sở hữu của Peter Elliot Blue, ngồi trong cửa hàng quần áo của mình ở Manhattan, New York vào ngày 4 tháng 5 năm 2020. (Chung I Ho / The Epoch Times)

Một số khách hàng đã đến từ Pennsylvania và Long Island để trực tiếp hỗ trợ ông, trong khi những người khác trên khắp đất nước đã giúp đỡ cửa hàng bằng cách mua hàng trực tuyến.

“Thật là bất ngờ. Họ đã làm tôi cảm động tới mức tôi đã bật khóc khi về tới nhà”, ông Rabin cho biết.

Người Mỹ đang bắt đầu nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của việc mở cửa trở lại nền kinh tế, ông nói, bổ sung thêm rằng ông không có ý coi thường dịch bệnh này.

“Nhưng bạn biết không, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều hơn”, ông nói, đề cập tới số lượng các ca nhiễm virus ở New York.

Đã có 326.659 trường hợp nhiễm virus ở tiểu bang New York với 25.028 trường hợp tử vong, theo dữ liệu ngày 6/5. Chính quyền New York đang do dự mở cửa trở lại vì lo ngại virus có thể sẽ bùng phát.

Các quy tắc và hướng dẫn liên quan đến giãn cách xã hội được dán trên cửa ra vào của cửa hàng. Cửa hàng quần áo cũng cung cấp khẩu trang, găng tay và chất khử trùng cho bất cứ ai bước vào.

Rabin cho biết 95% phản hồi ông nhận được là tích cực. Ông tin rằng tất cả người Mỹ sẽ đoàn kết nếu họ biết được tình cảnh của những doanh nghiệp nhỏ như của ông.

“Giá mà tôi có 10-15 phút trên kênh truyền hình quốc gia - với tư cách là một người Mỹ nói chuyện với những đồng bào Mỹ của mình - và tôi nghĩ rằng bạn sẽ có thể ‘sửa chữa’ lại đất nước này trong vòng 10 phút”, ông nói.

‘Chẳng có ý nghĩa gì’

Một số chủ doanh nghiệp nhỏ cho biết họ chưa nhận được bất kỳ khoản tiền nào từ Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP), được mô tả là “khoản vay được thiết kế để cung cấp một động lực trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ để giữ nhân viên của họ trong biên chế”.

Chuck Roulet, một chủ doanh nghiệp nhỏ, người điều hành công ty luật của riêng mình và có một số lượng lớn khách hàng doanh nghiệp nhỏ, nói rằng “chẳng có ý nghĩa gì khi một số doanh nghiệp được mở nhưng số khác lại không”.

“Tôi chưa từng nghe thấy một chủ doanh nghiệp nào mà tôi biết hoặc làm việc cùng mà đã thực sự nhận được khoản vay từ PPP”, ông nói với The Epoch Times qua email. “Không có tiền từ PPP và không có thu nhập, điều này có nghĩa là họ sẽ phải mở cửa trở lại”.

“Cách ‘chữa’ virus (các biện pháp phong tỏa) đang trở nên tồi tệ hơn nhiều so với dịch bệnh, và chúng ta đều quan tâm đến tương lai tài chính của chúng ta hơn là virus”, ông nói. “Đó là cảm giác của tôi, và cũng là cảm giác của các khách hàng doanh nghiệp nhỏ của tôi”.

Đối với một số doanh nghiệp, vấn đề lớn nhất của họ là làm sao để lấy được đủ nguồn cung từ các nhà sản xuất nước ngoài. Jared Ebrahimoff, người sáng lập và giám đốc điều hành của Lavari Jewelers, nói với The Epoch Times qua email rằng trong khi nhu cầu về sản phẩm là vẫn có, “hàng trong kho của chúng tôi đang càng ngày càng ít, và các lô hàng hàng quốc tế gần như không thể tới được với những biện pháp hạn chế hiện nay”.

“Khi hàng tồn kho hết, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc ngừng hoạt động trong thời gian này, và có thể sẽ phải cho nhân viên nghỉ việc nếu lượng tiền mặt dự trữ của chúng tôi rơi xuống mức nguy kịch”, ông nói.

Thanh Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Các doanh nghiệp trên khắp Hoa Kỳ chống lại lệnh phong tỏa: ‘Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác’