Coronavirus bắt đầu phá hủy chuỗi cung ứng toàn cầu trong vòng 3 tuần tới

Giúp NTDVN sửa lỗi

IHS Markit cảnh báo, các nhà cung cấp Trung Quốc nằm trong những khu vực bị nhiễm Coronavirus có thể sẽ tuyên bố tình trạng “bất khả kháng” để chấm dứt hợp pháp việc cung cấp chuỗi cung ứng xuất khẩu và khiến nhiều nhà máy toàn cầu bắt đầu hết hàng trong vòng ba tuần.

Với việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố về sự lây lan tiềm tàng của đại dịch Coronavirus 2019-nCoV như là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu vào ngày 30/1, các công ty của Trung Quốc có thể sử dụng các điều khoản “bất khả kháng” theo luật pháp Trung Quốc và quy định trong hợp đồng kinh tế để không giao hàng mà vẫn thoát khỏi trách nhiệm tài chính. Công bố của WHO về đại dịch cũng loại bỏ trách nhiệm của doanh nghiệp Trung Quốc trong việc giao hàng thất bại kể từ tháng 12 do các nỗ lực của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc nhằm kéo dài kỳ nghỉ, thực hiện cách ly, và làm gián đoạn việc vận chuyển để làm chậm sự lây lan của virus kể từ cuối tháng 12.

Vũ Hán thường được gọi là “Detroit của Trung Quốc”. Thành phố sản xuất khoảng hai triệu xe chở khách mỗi năm, và các nhà máy của nó xuất khẩu hàng trăm triệu bộ phận và phụ tùng cho hàng trăm nhà máy lắp ráp xe thương mại và phụ tùng ô tô gốc khổng lồ trên thế giới.

James Pinto, người quản lý mười nhà máy lớn trên khắp châu Á trong đợt dịch SARS Coronavirus kéo dài tám tháng vào năm 2002-2003, nói với tờ Epoch Times rằng các nhà sản xuất phụ tùng gốc hiện đại (OEM) chỉ giữ hàng tồn kho là các bộ phận phụ tùng trong vòng vài ngày. Các hợp đồng chuỗi cung ứng OEM yêu cầu các nhà cung cấp Trung Quốc phải nắm giữ “hàng tồn kho an toàn” trong vòng 2 tháng ở gần các dây chuyền lắp ráp nước ngoài, và hàng tồn kho dự phòng trong vòng ba tuần tại nhà máy trong nước của họ. Mặc dù có sự chuẩn bị như vậy, SARS đã gây ra tổn thất gián đoạn ước tính khoảng 40 tỷ đô la.

Tuy nhiên ông Pinto cảnh báo sự bùng phát Coronavirus này không được công nhận là rất nguy hiểm cho đến sau khi 400 triệu người Trung Quốc bắt đầu di chuyển vào đầu tháng 1 do kỳ nghỉ Tết nguyên đán của nước này. Ông nói rằng thông thường các nhà máy Trung Quốc sẽ xuất hàng tồn kho dự phòng trong ba tuần trước khi các nhà máy bắt đầu đóng cửa vào khoảng ngày 10 tháng 1. Khi các nhà máy Trung Quốc đóng cửa và hàng tồn kho dự phòng trong ba tuần đã được chuyển đi, thì hàng tồn kho an toàn đang dần cạn kiệt tại các nhà máy lắp ráp trên toàn thế giới.

Hầu như tất cả các nhà máy xe OEM đều có kế hoạch khắc phục thảm họa với các nhà cung cấp dự phòng, tuy nhiên nhiều trong số những nhà máy dự phòng này lại nằm tại các địa điểm khác nhau ở Trung Quốc. Nếu Coronavirus 2019-nCoV là một đại dịch, sản xuất và vận chuyển sẽ co lại trên toàn quốc.

IHS Markit cảnh báo rằng Hội đồng Nhà nước Trung Quốc có quyền hạn trong tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu của WHO để thiết lập “các quy tắc và quy định điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp”.

Hầu hết các nước châu Á đã gắn mác 2019-nCoV là một bệnh truyền nhiễm ở “cấp độ một”, bên cạnh bệnh dịch hạch và bệnh tả. Một số quốc gia đã chặn du lịch từ các thành phố của Trung Quốc có nhiều ca báo cáo nhiễm Coronavirus, chẳng hạn như Vũ Hán.

IHS Markit dự kiến ​​rằng chỉ định về tình trạng khẩn cấp của WHO sẽ bổ sung thêm các thành phố của Trung Quốc nằm tại các khu vực dọc theo sông Dương Tử, như đô thị Trùng Khánh và tỉnh Tứ Xuyên lân cận. Các tuyến đường sắt cao tốc trực tiếp của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tối đa hóa rủi ro đại dịch dọc theo tuyến đường sắt Bắc Kinh - Quảng Châu nối liền các đô thị Bắc Kinh, Quảng Đông, Hà Nam, Hồ Bắc và Hồ Nam.

Tác động kinh tế của SARS là làm giảm khoảng 1% GDP Trung Quốc vào năm 2003, nhưng đó là trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế hai con số. IHS Markit ước tính tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2020 trước khi có dịch Coronavirus chỉ là 5,8%.

Tác động của Trung Quốc đại lục đối với nền kinh tế thế giới hiện nay cũng lớn hơn nhiều so với thời kỳ dịch SARS - khi mà Trung Quốc mới chỉ là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới và chỉ chiếm 4,2% GDP toàn cầu. Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chiếm 16,3% GDP toàn cầu và 10,4% nhập khẩu hàng hóa trên thế giới so với 4,0% vào năm 2002.

Thanh Hương (biên dịch)

Tác giả: CHRISS STREET

Theo The Epoch Times

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Coronavirus bắt đầu phá hủy chuỗi cung ứng toàn cầu trong vòng 3 tuần tới