Ngày rồng, tháng rồng, năm rồng: Hào quang Mặt trời xuất hiện ở phía nam Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 10/4 vừa qua là một ngày “tam trùng” trong năm 2024 theo lịch Âm, cụ thể là ngày Giáp Thìn, tháng Mậu Thìn, năm Giáp Thìn, nên còn được gọi là “ngày rồng, tháng rồng, năm rồng”. Đến giữa trưa cùng ngày, cảnh tượng "hào quang Mặt trời" đã xuất hiện trên bầu trời các khu vực ở phía nam Trung Quốc, như Thâm Quyến, Huệ Châu, Hong Kong.

Vào khoảng 12h trưa ngày 10/4 vừa qua, hiện tượng thiên văn "hào quang Mặt trời" đã xuất hiện trên bầu trời Hong Kong, và Thâm Quyến, Huệ Châu ở Trung Quốc.

Vào ngày 10/4/2024, hào quang Mặt trời xuất hiện cùng lúc ở Thâm Quyến và Hong Kong. (4 ảnh trên đều từ Weibo)

Các video và hình ảnh được đăng tải trên mạng cho thấy, khi hào quang Mặt trời xuất hiện vào ngày hôm đó, có thể thấy cầu vồng bảy màu bao quanh Mặt trời và lơ lửng trên không trung. Màu sắc của vầng hào quang này từ trong ra ngoài lần lượt là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Cảnh tượng kỳ lạ này đã khiến nhiều người chứng kiến ​​phải kinh ngạc.

Có cư dân mạng đã quay video và nói: "Hào quang Mặt trời ở Thâm Quyến, tôi bị sốc trước cảnh tượng trước mắt!".

Dân gian Trung Quốc có câu ngạn ngữ: “Nhật huân tam canh vũ, nguyệt huân ngọ thời phong”, tức là nếu xuất hiện hào quang Mặt trời thì canh ba sẽ có mưa, nếu xuất hiện hào quang Mặt trăng thì giữa trưa sẽ có bão. Vì vậy, một số cư dân mạng Trung Quốc đã suy đoán rằng liệu sắp tới sẽ có mưa lớn và lũ lụt hay không.

Ở Trung Quốc cổ đại, "hào quang Mặt trời" còn được gọi là "cầu vồng trắng", là một điềm xấu. Hào quang Mặt trời với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau sẽ tượng trưng cho những dấu hiệu khác nhau.

Sử ký nhà Tống có ghi chép: “Nửa vầng hào quang, tướng có mưu; [hào quang] màu vàng thì là may mắn; màu đen thì là tai họa; … màu đỏ, có họa châu chấu". "Tam trùng, khởi binh. Tứ trùng, quân thần loạn…”.

Theo NTD tiếng Trung

Minh Lý biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Ngày rồng, tháng rồng, năm rồng: Hào quang Mặt trời xuất hiện ở phía nam Trung Quốc