Vì sao các trung tâm thương mại ở Trung Quốc và Mỹ lần lượt đóng cửa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiện nay nhiều trung tâm thương mại ở Trung Quốc đều lần lượt đóng cửa. Tất nhiên điều này liên quan đến sự suy thoái của kinh tế thực thể tại Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, ngay cả khi kinh tế thực thể không suy thoái, nhiều trung tâm thương mại của các quốc gia khác cũng đang gặp khó khăn.

Việc đóng cửa của các trung tâm thương mại ở Mỹ là một điều phổ biến, vì nhiều người đã quen với việc mua sắm trực tuyến. Đồng thời, sự xuất hiện của các nền tảng thương mại điện tử như Shein và Temu, cộng với hình thức trực tiếp bán hàng (tức là bỏ qua các khâu trung gian) đã làm cho hàng ‘Made in China’ còn rẻ hơn nữa. Điều này đã tạo ra sức ép lên các trung tâm thương mại truyền thống. Điều này cũng chứng tỏ rằng, trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, việc tách rời là một việc khó khăn, không chỉ là các nước Âu - Mỹ khó tách rời với Trung Quốc, mà Trung Quốc cũng khó tách rời với các nước Âu - Mỹ.

Trên thực tế, khi thu nhập của người dân giảm đi, họ sẽ càng trở nên thận trọng trong việc tiêu dùng. Nếu thực sự muốn mua hàng hiệu thì đó đều là những người giàu có. Khi đi du lịch nước ngoài, họ cũng có thể mua hàng ở nước ngoài. Nhưng nếu là người lao động bình thường thì họ không cần phải mua hàng hiệu, mà họ sẽ mua những sản phẩm giá rẻ trên mạng.

Người Trung Quốc hiện nay thường xuyên đến các trung tâm mua sắm để chụp ảnh, sau đó trở về rồi sao chép. Người Trung Quốc thật sự làm điều này rất nhanh chóng. Gần đây, tôi đã đọc một câu chuyện đó là: Có một người trước đây làm việc trong lĩnh vực in 3D, anh ta muốn sử dụng công nghệ in 3D để làm một số mặt hàng cần thiết.

Bình thường nếu thuê người tốt nghiệp đại học thì anh ta phải trả cho họ từ 4000 đến 5000 NDT mỗi tháng. Nhưng sau đó, anh ta phát hiện rằng ở vùng Đông Hoản (còn gọi là vùng Đông Quản, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc), việc in mô hình 3D thì học sinh cấp ba cũng làm được, và tốc độ làm còn rất nhanh. Nhanh đến mức độ nào? Bạn đặt hàng trưa, buổi tối họ đã hoàn thành mô hình cho bạn. Sau khi hoàn thành, họ giao hàng ngay trong đêm, đến hôm sau thì bạn đã nhận được hàng. Hơn nữa giá cả còn rẻ hơn bình thường.

Cho nên, nếu bạn không muốn mua hàng hiệu, bạn vẫn có thể dễ dàng tìm được một sản phẩm sao chép có thể sử dụng được.

Trên thực tế, từ năm 2022 trở lại đây, các trung tâm thương mại tại Trung Quốc có thể đã bắt đầu rơi vào tình trạng đóng cửa. Trong nửa đầu năm 2022, có 17/50 trung tâm thương mại bị thua lỗ, còn những cửa hàng còn lại, doanh thu và lợi nhuận đều giảm. Tất nhiên, sự việc này có liên quan đến tình trạng tồi tệ của kinh tế Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng liên quan đến sự nổi lên của thương mại điện tử.

Không chỉ ở Trung Quốc bị ảnh hưởng, mà ở nước ngoài cũng như thế. Cửa hàng Macy's dự định đóng cửa 150 cửa hàng trong năm nay. Target, Walmart và Bestbuy đều dự định đóng cửa từ 500 đến 800 cửa hàng. Hiện nay, các trung tâm thương mại ở Mỹ cũng đang đóng cửa ở khắp mọi nơi.

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này, đó là do thương mại điện tử của Trung Quốc. Hiện nay, khi mở điện thoại ở Mỹ, khắp nơi đều có quảng cáo của Shein và Temu. Người Trung Quốc thực sự đã tạo ra một mô hình kiểu như Taobao ở nước ngoài, tức là sản xuất ở trong nước Trung Quốc, sau đó vận chuyển ra nước ngoài bằng đường biển.

Năm 2023, trong danh sách tải xuống hàng đầu của ứng dụng mua sắm trên toàn cầu, những ứng dụng của Trung Quốc chiếm một nửa trong số đó. Sản phẩm trên các nền tảng như Shein và Temu rất rẻ. Ví dụ như trên Amazon, một gói mút rửa chén có giá 4 đô-la Mỹ, trong khi trên Temu, 10 gói chỉ có giá 2 đô-la Mỹ, tức là 20 cent cho mỗi gói, hơn nữa họ còn miễn phí vận chuyển.

Cho nên, với tình trạng lạm phát hiện nay, đồng tiền mất giá, người dùng sẽ so sánh giá cả. Kết quả, họ sẽ phát hiện ra rằng, hàng hóa Trung Quốc thực sự rất rẻ.

Tháng 1/2024, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã báo cáo về giá trị xuất nhập khẩu của thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc trong năm 2023. Xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đạt 2,38 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 15,6 %. Trong số này, xuất khẩu chiếm 1,83 nghìn tỷ nhân dân tệ, tức là là chiếm từ 70% đến 80%.

Lý do mà người Trung Quốc có thể khai mở ở thị trường nước ngoài, đó là họ đã tận dụng các kẽ hở trong quản lý của nước Mỹ. Ví dụ như hàng hóa nhỏ từ Trung Quốc được vận chuyển đến Mỹ với giá rẻ, và khi sử dụng USPS (United States Postal Service, Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ) thì giá vận chuyển cũng rất rẻ.

Bây giờ tôi mua nhiều thứ trên eBay, nhìn qua thì thấy giá cả rất rẻ, nhưng phải mất từ ba đến bốn tuần mới nhận được hàng, bởi vì hàng hóa được vận chuyển từ Trung Quốc bằng đường biển. Cho nên, tôi nghĩ rằng, đây chính là do người Trung Quốc đã lợi dụng những lỗ hổng của Hoa Kỳ. Giá cả khi vận chuyển hàng hóa nhỏ bằng USPS rất rẻ.

Tôi gửi một thứ gì đó từ Mỹ thì giá cả rất đắt đỏ. Ví dụ, cách đây một đoạn thời gian, tôi đã gửi ba quyển sách cho một người ủng hộ Liên minh Thiên Lượng (Tianliang Alliance), cước phí là 100 đô-la Mỹ. 100 đô-la Mỹ chỉ để gửi ba quyển sách. Nhưng nếu bạn muốn gửi từ Trung Quốc đến Mỹ, có thể chỉ mất khoảng 1 đô-la Mỹ. Người Trung Quốc đã tận dụng những lỗ hổng của Mỹ, đó là cước vận chuyển từ Trung Quốc đến Mỹ rất rẻ. Đây là điểm thứ nhất.

Thứ hai, ngay cả khi giá cả không rẻ, thì trên thực tế hàng hóa của Trung Quốc cũng có ưu thế về giá cả, bởi vì người Trung Quốc có khả năng chịu khổ.

Lần này, CEO của Apple là ông Tim Cook đã đến Trung Quốc và nói rằng: ‘Tôi yêu Trung Quốc, tôi yêu nhân dân Trung Quốc’. Trên thực tế, Tim Cook không muốn mất thị trường này. Tất nhiên, trong nội bộ của Đảng cộng sản Trung Quốc (CCP), họ đã nói rằng nhân viên chính phủ không được phép sử dụng iPhone. Apple đã mất một phần thị trường.

Nhưng điều Tim Cook không không muốn mất hơn, đó là nhà máy ở Trung Quốc. Elon Musk cũng như vậy. Ông ấy đã mở nhà máy Tesla ở Thượng Hải, ông ấy cũng không muốn mất nhà máy siêu cấp này.

Người Trung Quốc làm việc thật sự rất chăm chỉ. Người phương tây thì không như vậy. Khi họ làm việc và kiếm đủ tiền, họ sẽ đi chơi. Sau khi tiêu hết tiền, họ mới quay lại tìm việc làm. Họ có lối sống như vậy, họ muốn thưởng thức thời gian nhàn rỗi của mình.

Nhưng người Trung Quốc thì khác. Nếu họ có thời gian rảnh rỗi, họ sẽ làm việc chăm chỉ để cố gắng kiếm tiền. Điều này dẫn đến việc: Người Trung Quốc sẽ làm việc cật lực hơn, thậm chí không đòi trả thêm cho overtime. Khi người Trung Quốc mang theo tinh thần đó để cạnh tranh với người Mỹ, người Mỹ không thể cạnh tranh với họ.

Trên thực tế, so với người Mỹ thì người châu Âu thoải mái hơn nhiều, và họ có nhiều thời gian rảnh hơn.

Người châu Âu có thói quen ‘coffee break’. Buổi sáng họ làm việc từ lúc lúc 9 giờ, đến khoảng 10 giờ, mọi người sẽ cùng nhau đi uống cà phê. Sau khi uống xong, họ sẽ ngồi lại và trò chuyện trong khoảng 15 phút đến nửa tiếng. Sau đó, họ sẽ trở lại làm việc một lúc rồi ăn trưa. Sau khi ăn trưa, họ lại làm việc thêm một hoặc hai giờ, sau đó đi uống cà phê. Buổi chiều còn có trà chiều. Sau khi thưởng thức trà chiều, họ sẽ làm thêm hai giờ nữa rồi kết thúc công việc.

Cách làm việc của người châu Âu thật sự rất thoải mái. Trước đây, tôi làm việc tại Siemens ở Đức trong khoảng nửa năm, tôi cảm thấy công việc của người Đức so với người Trung Quốc là nhẹ nhàng hơn nhiều lần. Còn nếu đi Pháp, bạn sẽ thấy rằng người Pháp thậm chí còn thoải mái hơn người Đức. Có cảm giác người Pháp chỉ ngồi ngoài trời và trò chuyện cả ngày.

Người Mỹ làm việc rất chăm chỉ, bởi vì Mỹ là quốc gia Cơ Đốc Giáo Tin Lành. Trong Cơ Đốc Giáo Tin Lành, họ xem việc kiếm tiền là cách phụng sự Đức Chúa Trời. Vì vậy, họ thực sự làm việc chăm chỉ để kiếm tiền. Nhưng so với người Trung Quốc, người Mỹ không thể sánh bằng. Người Trung Quốc coi tiền như mạng sống, thậm chí còn hơn cả mạng sống.

Trong tình huống như vậy, thì người phương tây rất khó cạnh tranh với người Trung Quốc.

Cho nên, Tim Cook mới đây đã nói rằng ‘tôi yêu Trung Quốc’, hay như Elon Musk nói ‘Đài Loan là một phần của Trung Quốc’, thì chính là vì họ không muốn mất đi nhà máy tại Trung Quốc.

Tất nhiên, người Trung Quốc có ưu thế như vậy (chúng ta gọi là ưu thế về nhân quyền thấp, không có bảo vệ lao động, không có tiền tăng ca, tiền lương thấp...), nhưng nếu như vậy thì sẽ dẫn đến một vấn đề khác, đó là người Trung Quốc không có khả năng tiêu dùng. Họ dành hết thời gian của mình cho sản xuất mà không tiêu dùng. Lúc này sản phẩm người Trung Quốc làm ra chỉ có thể xuất khẩu.

Nếu nhìn từ góc độ này, chúng ta sẽ phát hiện ra một vấn đề, đó là CCP luôn nói rằng Trung Quốc là một thị trường lớn, nhưng thực tế, Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường nước ngoài. Bởi vì nếu người nước ngoài không tiêu dùng sản phẩm do Trung Quốc sản xuất, nhà máy Trung Quốc sẽ phải đóng cửa.

Nhiều người đang nói rằng ‘tách rời Trung Quốc’, nhưng đây là điều rất khó khăn. Như đã nói ở trên, những Shein hay là Temu là nguồn ngoại hối của Trung Quốc, vậy thì làm sao Trung Quốc có thể tách rời với nước ngoài. Tôi nghĩ rằng, lý do Tập Cận Bình gặp gỡ các CEO đa quốc gia là vì ông biết rằng 'không thể tách rời với nước ngoài'. Mà nếu gắn chặt với nước ngoài thì chiến tranh với Đài Loan sẽ càng khó xảy ra.

Theo Thiên Lượng thời phân
Thuần Phong biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Vì sao các trung tâm thương mại ở Trung Quốc và Mỹ lần lượt đóng cửa?