Lý thuyết 'chính phủ tiêu tiền khủng mà không sợ lạm phát' đã chết nhưng chưa ai chôn cất nó

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc loại bỏ chính phủ khỏi việc tiêu tiền với lý do là để kích thích tăng trưởng và loại bỏ Ngân hàng Trung ương khỏi việc in tiền để mua nợ chính phủ sẽ là một quá trình lâu dài và đau đớn. Nhưng nó cần phải xảy ra. Nó cần được nhận thức lại đúng.

"Học thuyết Keynes, hệ số nhân của Krugman và lý thuyết tiền tệ hiện đại (khuyến khích chính phủ lớn, chi tiêu khổng lồ mà không lo sợ lạm phát) đều đã bị bác bỏ hoàn toàn về mặt thực tiễn, logic, toán học một cách triệt để", David Sukoff.

Lý thuyết thúc đẩy chính phủ chi tiêu cực lớn

Chủ nghĩa Keynes xuất hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 1929-1933. Cuộc đại khủng hoảng chứng minh rằng lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith có 'sai lầm'. Thực ra, sai lầm không nằm ở Adam Smith. Khủng hoảng nợ, lạm phát, đầu cơ điên cuồng được tạo ra bởi bàn tay hữu hình của hệ thống ngân hàng cho vay liều lĩnh, hệ thống mua bán nợ liều lĩnh và hệ thống tiền tệ được phép in thêm liều lĩnh mà không dựa vào bản vị vàng; những điều không có hoặc không nổi cộm khi Adam Smith viết ra học thuyết kinh tế học kinh điển "Bàn tay vô hình".

Theo trường phái kinh tế học Keynes, chính phủ nên vay nợ và chi tiêu [đầu tư công, chi tiêu công] để thúc đẩy tăng trưởng, định giá tiền tệ để kiềm chế cú sốc tỷ giá và kiềm chế lạm phát. Ngược lại với Adam Smith, Keynes cho rằng cần bàn bay hữu hình của Chính phủ để 'ổn định thị trường' và 'thúc đẩy tăng trưởng'. Lý thuyết của Keynes được các chính phủ, ngân hàng trung ương ưu ái, phát triển mạnh cho tới ngày nay. Điều này dễ lý giải, khi thị trường tài sản, tài chính bị thao túng bởi bàn tay hữu hình của hệ thống ngân hàng, của các ngân hàng trung ương thì thêm một bàn tay hữu hình của chính phủ để cân bằng là điều hợp lý.

Tuy nhiên, nếu chính phủ và hệ thống ngân hàng lại không giám sát, kiềm chế lẫn nhau, mà bắt tay nhau thao túng tiền tệ, mặc sức tăng trưởng nợ và in tiền cho nhau tiêu thì sao? Điều này thực sự đã xảy ra. Nó còn được lý thuyết hoá và được giới kinh tế học công nhận, cổ vũ nhiệt tình.

Đó là chính là Lý thuyết Tiền tệ Hiện đại (MMT).

Những chuyên gia hàng đầu về kinh tế - tài chính, các chính trị gia hàng đầu của Hoa Kỳ như Jerome Powell, Janet Yellen, hay chính quyền của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden đều đang ủng hộ nhiệt tình lý thuyết này. Họ đang thực thi MMT nhiệt tình hơn bất kỳ nền kinh tế nào trên trái đất này. Chính phủ Mỹ và Ngân hàng trung ương Mỹ (cũng như nhiều quốc gia khác) chính xác đang bắt tay nhau in tiền, tạo nợ với niềm tin không thể lạm phát vì cầu tiêu dùng ngày một yếu đi sau mỗi cuộc khủng hoảng. Nhưng lạm phát đã trỗi dậy và lý thuyết MMT đã sai.

MMT hiển nhiên là học thuyết kinh tế tiến hoá từ học thuyết Kyenes, "con cháu" của Kyenes.

MMT đã chết - Bây giờ là lúc cần phải chôn cất nó

Vào cuối những năm 1960, nhà kinh tế học danh tiếng Milton Friedman đã làm sáng tỏ câu châm biếng nổi tiếng của mình bằng cách tuyên bố rằng : “Về mặt này, giờ đây tất cả chúng ta đều là những người theo chủ nghĩa Keynes; về mặt khác, không ai còn theo chủ nghĩa Keynes nữa”.

Vì sao Friedman lại nói vậy?

Vế đầu tiên, tất cả chúng ta đều là những người theo trường phái Keynes. Tất nhiên rồi, vì tiền tệ không còn bản vị vàng, tiền bị in thêm bừa bãi mà không dựa vào một chuẩn mực đo lường đáng tin nào trong khi vay nợ được kích thích bởi ngân hàng nên khủng hoảng xảy ra theo chu kỳ kinh tế. Không một ai, sống trong thời đại của chúng ta, lại không bị buộc phải chấp nhận việc chính phủ vay nợ và chi tiêu.

Ngoài ra, theo David Sukoff, người viết một bài báo bình luận về cái chết của MMT trên chuyên trang nổi tiếng về kinh tế học FEE Organization, cho rằng việc chính phủ nợ và phải trả nợ đã buộc chúng ta, người dân, người viết bài này và cả chính phủ, phải tiếp tục nợ và chi tiêu mà không thể đột ngột hãm guồng quay nợ - chi tiêu để kích thích tăng trưởng được.

Vế thứ hai thì sao? Chúng ta không một ai còn theo trường phái Kyenes? Vì càng sống lâu, càng hiểu nhiều, chúng ta càng nhất trí rằng chính phủ càng chi lớn, càng nợ lớn thì tăng trưởng kinh tế (về dài hạn) càng càng trì trệ, lạm phát vẫn xảy ra, khủng hoảng theo chu kỳ vẫn trở thành gánh nặng của mọi nền kinh tế. Rõ ràng, bàn tay hữu hình của chính phủ lớn, mở rộng nợ và chi tiêu điên cuồng, chỉ tạo ra gánh nặng nợ cho tương lai, tạo ra hậu quả kinh tế tồi tệ trong tương lai; chưa kể tình trạng tham nhũng, thao túng thị trường, giá cả trong đầu tư công, chi tiêu công ngày càng trở nên tinh vi hơn.

Tài sản của chúng ta mất đi khi chính phủ và hệ thống ngân hàng (cả hai bàn tay hữu hình) bắt tay nhau, cướp bóc dần tài sản của chúng ta bằng in tiền, nợ và làm đầu óc chúng ta mờ mịt đi bởi các lý thuyết dán nhãn khoa học như "Lý thuyết tiền tệ hiện đại" mô tả ở trên.

Tác giả Sukoff rất tinh tế khi nhận định rằng Lý thuyết tiền tệ hiện đại (MMT) về cơ bản là một nhánh của chủ nghĩa Keynes; trong đó chính phủ có thể chi tiêu quá mức và in tiền tương xứng mà không có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào. Tác giả này khẳng định, với lạm phát lịch sử mà nước Mỹ vừa trải qua, MMT rõ ràng đã bị bác bỏ hoàn toàn, ít nhất trên đất Mỹ.

Ông Sukoff kết luân: "MMT đã chết – bây giờ nó phải được chôn cất".

Vạch sai lầm trong Lý thuyết Keynes và nay là MMT

Để chứng minh Lý thuyết Keynes là sai lầm, tác giả Sukoff đơn viết:

"Trong những cuốn sách giáo khoa kinh tế cơ bản của mình, Giáo sư Paul Krugman giảng thuyết Keynes. Ông dạy sinh viên về hệ số nhân chi tiêu của chính phủ. Trong câu chuyện cổ tích của ông, chính phủ chi tiêu một đô-la và nền kinh tế tăng trưởng hơn một đô-la.

Câu hỏi đầu tiên của học sinh nên là: Số đô-la chi tiêu đó đến từ đâu?

Câu hỏi tiếp theo của sinh viên nên là: Nếu hệ số nhân huyền bí này thực sự có thật, thì tại sao không chi tiêu và chi tiêu và cứ chi tiêu?"

Đúng vậy, tại sao càng chi tiêu thì càng nợ lớn, càng nợ lớn càng vay nhiều, tiền càng phải in nhiều để vay nợ, tiền tệ càng mất giá và lạm phát lại càng nhiều? Và tại sao chính phủ càng nợ nhiều thì trong trung và dài hạn thì nền kinh tế càng trì trệ?

Vì giống như một gia đình vậy, nếu trên 25% thu nhập của bạn là để trả nợ thì gia đình đó không có tích luỹ. Không có tích luỹ thì tức là làm bao nhiêu ăn tiêu hết bấy nhiêu; bạn không có tiền để tái đầu tư, không có tiền để sáng tạo và tạo thêm giá trị gia tăng. Gia đình đó hoàn toàn không có cơ hội tạo ra tiền từ tài sản mà họ đang có. Nếu nợ trên 25% thì sao, gia đình đó có thể bị phụ thuộc vào chủ nợ, phải chạy ăn từng bữa và phải thắt lưng buộc bụng lại.

Gia đình như thế nào thì quốc gia chính là như thế.

Có gia đình nào đi vay để chi tiêu cho ăn mặc và đầu tư không hiệu quả mà tiền lãi thu về tốt không?

Có chính phủ nào tăng đầu tư công mà không có tình trạng tham nhũng đầu tư công? Không có tình trạng cát cứ lợi ích không?

Không hề!

Hầu hết các khoản đầu tư công, các khu vực kinh tế công, trên khắp trái đất này, đều tạo ra giá trị gia tăng thấp hơn nhiều so với khu vực kinh tế tư nhân.

Các câu trả lời rất đơn giản và là cơ sở để bác bỏ cả Kyenes và nay là MMT. Tại một thời điểm nào đó, một đô-la chi tiêu của chính phủ phải đến từ một đô-la tiền thuế. Mặt khác, Chính phủ liên bang Mỹ tin vào cả huyền thoại của Krugman cũng như MMT, và chi tiêu nhiều nhất có thể. Cuối cùng, cái kết không thể tránh khỏi đã đến, và nó không phải là một câu chuyện cổ tích, ông Sukoff nhận định.

Ông Sukoff viết "Nếu không có hậu quả rõ ràng đối với chi tiêu của chính phủ, thì động cơ cho bất kỳ chính phủ nào sẽ là phun tiền theo mọi hướng. Chủ nghĩa Keynes, hệ số nhân của Krugman và MMT đều cố gắng cung cấp vỏ bọc và cho phép chính phủ chi tiêu. Đơn giản là không thể, và không phải bàn cãi, rằng tại một thời điểm nào đó, một đô-la chi tiêu phải đến từ một đô-la thuế. Nếu có thâm hụt ngân sách, chính phủ vay đô-la để bù đắp cho sự thiếu hụt. Chính phủ chủ yếu vay đô-la bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ. Để duy trì mong muốn tiêu tiền vô độ của mình và để không tăng các loại thuế hiện hành đến mức không thể diễn đạt được, chính phủ phát hành khoản nợ đáng kể".

Hậu quả tồi tệ

Trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ đã vượt qua mức 100% và hiện đang ở mức cao lịch sử. Chỉ số Nợ/GDP toàn cầu ngấp nghé 100%; cũng là mức cao nhất lịch sử.

Điều này tạo ra nhiều vấn đề, không ít trong số đó là lãi suất tăng. Nếu chính phủ bổ sung thêm nguồn cung trái phiếu, giá sẽ giảm xuống và lợi suất (thu nhập từ lãi suất) sẽ tăng lên. Với khoản nợ khổng lồ đó, lợi suất tăng sẽ buộc chính phủ phải chi nhiều hơn cho các khoản thanh toán lãi dẫn đến tất cả các loại tác động tiêu cực khác đối với toàn nền kinh tế.

Nhập phép thuật nới lỏng định lượng (QE) và MMT. Chính phủ muốn chi tiêu, nhưng không tăng thuế quá nhiều. Sau đó phải phát hành nợ, nhưng không làm tăng lãi suất. Chà, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chỉ có thể bước vào và mua trái phiếu! Nghe có vẻ hoàn hảo – chắc chắn là đối với các quan chức chính phủ, những người muốn chi tiêu và cho rằng họ đang kích thích nền kinh tế. Thậm chí tốt hơn, không có giới hạn thực sự về số lượng trái phiếu trị giá đô-la mà Fed có thể mua. Hàng nghìn tỷ tỷ là có thể. Bảng cân đối kế toán của Fed đã tăng khoảng 8,5 nghìn tỷ đô-la trong 20 năm qua, với hơn 4 nghìn tỷ đô-la trong số đó chỉ trong hai năm qua. Có một vấn đề quan trọng, và đây là lúc MMT được sử dụng để che đậy: Khi Fed mua trái phiếu, nó đang in tiền.

Đó là một cách in tiền khá đơn giản. Cục Dự trữ Liên bang mua trái phiếu từ người bán. Người bán giao trái phiếu cho Fed và Fed nhấn nút để gửi tiền vào tài khoản của người bán.

Và cứ như vậy, trong hai năm qua, Fed đã “in” thêm 4 nghìn tỷ đô-la mới. Cho đến nay, Fed cũng là người nắm giữ trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ lớn nhất - với bảng cân đối kế toán hiện tại 8,5 nghìn tỷ đô-la. Nhưng các chính trị gia và các nhà kinh tế được truyền thông dòng chính cổ vũ lại dùng lý thuyết MMT để nói với người dân rằng đây không phải là vấn đề. Trong nhiều năm, điều đó dường như đúng khi Fed tăng bảng cân đối kế toán mà không có dấu hiệu rõ ràng về lạm phát.

Nhưng đã có lạm phát. Nó chỉ đơn giản thể hiện ở những nơi khác ngoài giá tiêu dùng. Lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Nó cũng đồng thời là toán học cơ bản. Nếu đô-la mới được thêm vào tổng nguồn cung đô-la, thì giá của mọi thứ mà một đô-la có thể đổi được phải tăng lên. Đó chỉ là một thực tế toán học – không phải là một lý thuyết kinh tế như hệ số nhân. Đô-la được thêm vào, giá đô-la tăng lên. Trong khi Fed đang thực hiện QE bằng cách thêm vào bảng cân đối kế toán và in đô-la, thì giá của các tài sản tài chính đã tăng vọt.

Trớ trêu thay, nhiều người ủng hộ chủ nghĩa Keynes và MMT lại chính là những người lớn tiếng nhất về sự bất bình đẳng giàu nghèo mà chính sách của họ trực tiếp gây ra. Bong bóng giá cả hàng hoá được thổi phồng bằng đô-la mà chính phủ và NHTW bắt tay nhau "in". Vì việc thực hiện QE là nền tảng trong chính sách của Fed, nên bong bóng đó không có nguy cơ vỡ, bởi vì Fed chỉ cần mua thêm trái phiếu và in thêm tiền. MMT nói là việc làm như vậy là được; việc đó không tạo ra lạm phát!

Tuy nhiên, giống như nước, tiền cuối cùng cũng tìm được đường đến và phá vỡ con đập. Với việc giá cổ phiếu, tiền điện tử và bất động sản hướng đến mặt trăng, vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi tất cả số tiền đó tìm đến hàng tiêu dùng. Lạm phát đã được định sẵn là sẽ xuất hiện về mặt toán học. Nó rõ ràng đến mức không thể chối cãi, về thực tế xảy ra, về chứng minh bằng lập luận lô-gíc.

Việc loại bỏ chính phủ và ngân hàng trung ương khỏi chi tiêu và in tiền sẽ là một quá trình lâu dài và đau đớn. Và hoàn toàn cần thiết. Không ai nên là người theo chủ nghĩa Keynes nữa. Chắc chắn là không nếu mục tiêu là giảm lạm phát và có một nền kinh tế đang phát triển, mạnh mẽ và tự do.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Thuỷ Tiên - Thanh Đoàn



BÀI CHỌN LỌC

Lý thuyết 'chính phủ tiêu tiền khủng mà không sợ lạm phát' đã chết nhưng chưa ai chôn cất nó