Bốn thói quen giúp giảm nguy cơ hình thành huyết khối sau khi mắc Covid 19 hoặc tiêm vắc xin phòng Covid

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hình thành huyết khối hay cục máu đông làm tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc động mạch là một trong những biến chứng của COVID-19. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc huyết khối động mạch và huyết khối tĩnh mạch tăng đáng kể ở các bệnh nhân COVID.

Ngoài ra, một số người còn gặp những tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm vắc xin Covid như huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu. Nguyên nhân dẫn đến là những kháng thể do vắc-xin tạo ra kích hoạt tiểu cầu, dẫn đến hiện tượng giảm số lượng tiểu cầu và hình thành cục máu đông.

Y học phương Tây thường sử dụng các loại thuốc chống đông (ngăn chặn sự hình thành cục máu đông) và liệu pháp tiêu sợi huyết (sử dụng thuốc để làm tan huyết khối) để điều trị những trường hợp huyết khối. Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ như chảy máu và dị ứng.

Trong khi đó, y học cổ truyền (TCM) đã có lịch sử lâu đời trong việc điều trị hiệu quả những trường hợp huyết khối, ngay cả trong trường hợp khó sử dụng thuốc chống đông máu. Chúng tôi mong muốn cung cấp thêm một số thông tin để bạn có thể cân nhắc lựa chọn.

Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu xem cục máu đông là gì.

Tỷ lệ huyết khối đang gia tăng đáng kể

Theo một báo cáo nghiên cứu được công bố trên trang web của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, COVID làm tăng nguy cơ huyết khối của bệnh nhân.

Các chuyên gia y tế đã kiểm tra hồ sơ sức khỏe của 48 triệu người trưởng thành ở Anh và xứ Wales. Họ phát hiện rằng trong số gần 1,44 triệu bệnh nhân mắc Covid 19, tỷ lệ mắc huyết khối động mạch gây tử vong và tỷ lệ mắc huyết khối tĩnh mạch gây tử vong lần lượt là 5,3% và 4,7%. Đồng thời tỷ lệ mắc bệnh không gây tử vong lần lượt là 2,5% và 4,4%.

Trong quá trình nhiễm bệnh, tỷ lệ mắc huyết khối động mạch cao hơn đáng kể trong vài tuần đầu tiên sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19 và giảm nhanh theo thời gian, trong khi tỷ lệ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch giảm chậm hơn.

Nói cách khác, huyết khối tĩnh mạch là một biến chứng quan trọng ở những bệnh nhân có hội chứng COVID kéo dài.

Nhóm nghiên cứu khuyến cáo cần phải phát hiện sớm và điều trị sớm, đồng thời khuyến khích bệnh nhân sử dụng các loại thuốc hạ lipid máu và hạ huyết áp thường xuyên để giảm nguy cơ hình thành huyết khối. Đây khuyến cáo dành cho những bệnh nhân không có tình trạng tăng lipid máu, tăng huyết áp hoặc các bệnh mãn tính khác trên lâm sàng trước đó. Điều này cho thấy nguyên nhân gây huyết khối rất phức tạp.

Nguyên nhân hình thành huyết khối

Huyết khối mạch máu thường gặp trên lâm sàng và tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

Trong y học phương Tây hiện đại, huyết khối được cho là một khối không có cấu trúc, hình thành bởi các sợi fibrin không hòa tan, các tiểu cầu lắng đọng, các bạch cầu tích tụ và các hồng cầu bị mắc kẹt. Những điều kiện chính góp phần hình thành huyết khối là tổn thương lớp nội mô mạch máu (lớp tế bào lót mặt trong của mạch máu), thay đổi tốc độ và hướng dòng máu, và tăng đông máu. Trong đó, tổn thương nội mô và tăng đông máu là hai yếu tố quan trọng nhất.

Cơ chế hình thành huyết khối động mạch và huyết khối tĩnh mạch là khác nhau do những khác nhau về sinh lý của động mạch và tĩnh mạch. Động mạch là những mạch máu mang máu giàu oxy ra khỏi tim khi tim bơm máu còn tĩnh mạch mang máu nghèo oxy trở lại tim.

Huyết khối động mạch thường được hình thành trên những mảng xơ vữa động mạch. Sau khi các mảng xơ vữa trên thành động mạch bị vỡ, phần lõi giàu lipid và collagen phía trong lộ ra ngoài, tiểu cầu trong máu sẽ bắt đầu kết dính vào vị trí này, kích hoạt và tập hợp lại, tạo thành huyết khối trắng, với thành phần chủ yếu là tiểu cầu.

Huyết khối tĩnh mạch nếu không được hình thành do phẫu thuật hoặc chấn thương thì chủ yếu liên quan đến tình trạng dòng máu chảy chậm, lưu thông kém và tình trạng tăng đông máu.

Vắc xin COVID gây hội chứng huyết khối, giảm tiểu cầu

Sau khi bị viêm phổi nặng do COVID, nguy cơ xuất hiện huyết khối động mạch sẽ tăng cao do phản ứng viêm cấp tính khi nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm trùng huyết có thể ảnh hưởng đến hệ thống đông máu và hệ thống tiêu sợi huyết. Đây là hai hệ thống chịu trách nhiệm cho việc hình thành và ngăn ngừa huyết khối.

Điều này xảy ra theo nhiều con đường khác nhau, chẳng hạn như giảm nồng độ protein phản ứng C lưu hành và nồng độ antithrombin-Ⅲ, tăng nồng độ chất ức chế chất hoạt hóa plasminogen-1, cuối cùng dẫn đến kích hoạt dòng thác đông máu và ức chế quá trình tiêu sợi huyết (quá trình ly giải và ngăn ngừa cục máu đông), do đó thúc đẩy quá trình hình thành huyết khối.

Một cuộc khảo sát quy mô lớn ở Anh và Ireland cho thấy nhiều bệnh nhân không xuất hiện huyết khối tĩnh mạch trong thời kỳ cấp tính mà sẽ xuất hiện trong giai đoạn hậu Covid.

Cũng có những trường hợp gặp một tác dụng phụ hiếm gặp là huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca và vắc xin Johnson & Johnson ở Châu Âu và Hoa Kỳ.

Từ một nghiên cứu trên những bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch, nồng độ kháng thể PF4 cao trong huyết thanh được phát hiện của gần như tất cả bệnh nhân. Kháng thể này có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành huyết khối.

Liệu pháp tiêu sợi huyết hiện nay vẫn còn hạn chế

Các phương pháp điều trị huyết khối hiện có bao gồm sử dụng thuốc chống đông, liệu pháp chống kết tập tiểu cầu, liệu pháp tiêu sợi huyết và liệu pháp làm giảm nồng độ fibrinogen. Tuy nhiên, các liệu pháp này thường có những tác dụng phụ như chảy máu và dị ứng, ngoài ra có một số trường hợp chống chỉ định. Trong một số trường hợp phức tạp, các phương pháp điều trị hiện đại này không phải là phương pháp tối ưu.

Ví dụ, các thuốc chống đông máu mạnh có thể có nguy cơ gây chảy máu. Để dự phòng nguy cơ này, bệnh nhân phải được xét nghiệm máu thường xuyên. Và nếu một bệnh nhân bị loét da ở vùng tiêm, thuốc có thể sẽ không có tác dụng.

Y học hiện đại cũng khuyến cáo rằng nếu phát hiện huyết khối ở giai đoạn đầu thì có thể sử dụng liệu pháp tiêu sợi huyết nhưng phải thực hiện trong vòng 48 giờ. Sau 48 giờ, xơ bắt đầu hình thành bên trong huyết khối khiến cục máu đông khó tan hơn. Các loại thuốc ly giải huyết khối cũng có nguy cơ biến chứng chảy máu cao.

Một trường hợp huyết khối tĩnh mạch 8 tháng được điều trị trong 20 ngày

Tôi đã từng điều trị một trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu “điển hình” ở chân trái của bệnh nhân. Bệnh nhân là một thanh niên 26 tuổi cho biết vùng chân trái của anh đã bị sưng và đau trong vòng 8 tháng nay; trên da chân của anh có những vết loét màu tím đen.

Trước đó tám tháng, bệnh nhân đã được bác sĩ gia đình chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu và được kê đơn thuốc uống trong vòng sáu tháng nhưng không có hiệu quả. Trong khoảng thời gian này, các vết loét - dấu hiệu của tình trạng thiếu máu cục bộ (lưu lượng máu ở vùng này bị giảm) xuất hiện trầm trọng hơn.

Bệnh nhân là một thanh niên trẻ năng động, yêu thích thể thao và chơi bóng rổ nhưng anh ta đã không thể chơi thể thao trong vòng hơn một năm vì căn bệnh này, anh ta đã đến gặp tôi, (Bác sĩ Jonathan Liu - một bác sĩ y học cổ truyền).

Tôi đã hỏi anh ta về chế độ ăn, chất lượng giấc ngủ, tình trạng phân và nước tiểu của anh ta, kết quả là về cơ bản tất cả đều bình thường. Do đó, theo lý thuyết của Trung y, đây là một trường hợp điển hình của tình trạng khí hư và huyết ứ.

Khái niệm “khí” trong Trung y có thể được hiểu là “năng lượng” hay “sinh khí” cấu thành nên sự sống trong cơ thể. Năng lượng này chảy khắp cơ thể để duy trì các hoạt động sống. Học thuyết Trung y cho rằng khí là thành phần cơ bản và quan trọng nhất cấu thành nên cơ thể con người và các hoạt động sống.

Các hiện tượng khác nhau trong cơ thể con người là biểu hiện của năng lượng, chẳng hạn như nhịp tim, hô hấp, co cơ, tuần hoàn máu, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, v.v. Các dạng năng lượng khác nhau này được Trung y gọi chung là khí. Sự vận hành chung của mọi cơ quan như tim, gan, lách, phổi, thận đều do năng lượng điều khiển. Không có năng lượng, các cơ quan sẽ không hoạt động được.

Bạn có thể coi khí là chất cung cấp toàn bộ năng lượng cho cơ thể. Khí chủ yếu đến từ không khí mà chúng ta thở và những loại thực phẩm mà chúng ta ăn.

Khái niệm Khí (năng lượng) trong Trung y có liên quan đến quá trình lưu thông máu, chức năng của tim, cơ chế đông máu và sự cân bằng của cơ chế chống đông máu, v.v.

Biểu hiện của tình trạng khí hư và huyết ứ là máu chảy chậm nên máu dễ đông lại hình thành huyết khối, v.v. Tây y cũng có những phát hiện tương tự.

Thiền định trong khí công hay yoga có thể giúp giảm thiểu tác động của việc thiếu ngủ, đồng thời khiến cơ thể tỉnh táo, nhiều năng lượng, và khiến giấc ngủ ngon hơn. Ảnh một học viên Pháp Luân Đại Pháp đang thiền định.
Người thường xuyên thiền định sẽ kích hoạt các dòng năng lượng trong cơ thể được thông suốt. Trong Ảnh bài thiền định Công pháp số 5 của Pháp Luân Công. (Ảnh: ĐP)

Tuy nhiên, trong y học cổ truyền, tình trạng này có thể được phát hiện trước cả khi xuất hiện triệu chứng của huyết khối. Người ta có thể bị khí hư và huyết ứ trong một thời gian dài trước khi huyết khối được hình thành và gây ra nhiều triệu chứng hay biến chứng khác. Y học cổ truyền có thể nhận ra những dấu hiệu của tình trạng khí hư và huyết ứ tiềm tàng, có nghĩa là bệnh lý huyết khối có thể được điều trị sớm.

Tôi đã áp dụng phương pháp điều trị hoạt huyết và bổ khí. Chính là chữa chứng khí hư và huyết ứ bằng các bài thuốc Đông y giúp bổ khí, tăng cường lưu thông khí huyết và những chức năng khác.

Ví dụ, có một bài thuốc của Bác sĩ Môn Thuần Đức - một bác sĩ y học cổ truyền nổi tiếng ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, rất hiệu quả trong việc điều trị chứng bệnh này.

Bài thuốc này gồm có Hoàng Kỳ, một loại thảo mộc được sử dụng trong y học cổ truyền có tác dụng bổ khí cùng với Đương Quy, Kê Huyết Đằng, Đan Sâm và các loại côn trùng như giun đất, thổ miết trùng, đĩa, v.v. có hiệu quả trong việc thúc đẩy lưu thông khí huyết và khai thông kinh mạch. Những loại thuốc này nên được các bác sĩ y học cổ truyền có kinh nghiệm kê đơn và hướng dẫn sử dụng.

Tôi đã kê đơn thuốc cho người thanh niên kia, và anh ta đã uống 20 thang thuốc trong 20 ngày. Cuối cùng, tất cả các triệu chứng đều biến mất, vết loét da ở chân của anh ta cũng được chữa lành, màu sắc da trở lại bình thường và anh ta đã có thể chạy nhảy trên sân bóng rổ.

“Khi kinh mạch mở ra, khí và huyết sẽ có thể lưu thông” là một câu được trích dẫn từ cuốn Hoàng Đế nội kinh, tác phẩm kinh điển của y học cổ truyền được viết cách đây khoảng 2.500 năm.

Câu này có nghĩa là khi các mạch máu khỏe thì quá trình lưu thông của máu sẽ diễn ra bình thường.

Hai chiến lược chính để điều trị bệnh huyết khối trong y học cổ truyền là: 1) sử dụng phương pháp thanh nhiệt, giải độc và hoạt huyết trong giai đoạn cấp tính và 2) sử dụng phương pháp dưỡng khí và hoạt huyết trong giai đoạn mãn tính.

4 thói quen giúp ngăn ngừa huyết khối

Có những cách giúp ngăn ngừa huyết khối mà chúng ta có thể thực hiện trong cuộc sống hàng ngày, trong đó có nhiều cách rất đơn giản.

  1. Tránh ngồi lâu

Một trong những chiến lược quan trọng để ngăn ngừa huyết khối là tránh lối sống ít vận động. Nhiều công việc đòi hỏi bạn phải ngồi liên tục nhiều giờ liền, nhưng bạn có thể áp dụng những thay đổi nhỏ để cải thiện điều này. Sau khi sử dụng máy tính trong một giờ, hãy đứng dậy, duỗi thẳng tay chân và đi nhanh xuống hành lang nếu có thể. Nếu bạn không thể rời khỏi bàn làm việc, hãy cử động các khớp cổ chân, xoay các ngón chân vào trong rồi ra ngoài. Kéo giãn cơ bắp chân và giữ trong vài giây.

Khi làm như vậy, bạn có thể giúp cho quá trình lưu thông máu được tốt hơn, đồng thời giảm khả năng hình thành cục máu đông và tắc nghẽn.

Những người nằm liệt giường trong thời gian dài có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch chi dưới rất cao. Hãy khuyến khích những bệnh nhân này cố gắng cử động hai chi dưới một cách chủ động hoặc thụ động.

Đối với những bệnh nhân cần truyền tĩnh mạch trong thời gian dài nên tránh đâm kim nhiều lần ở cùng một vị trí. Khi lớp nội mạc của tĩnh mạch bị tổn thương sẽ rất dễ hình thành huyết khối.

  1. Ăn uống lành mạnh và tránh hút thuốc lá

Hãy cố gắng sắp xếp các bữa ăn của bạn được cân bằng và đúng giờ. Những loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa huyết khối gồm có cá mòi, hành tây, tỏi, cần tây và nấm đen (mộc nhĩ) khi dùng với lượng vừa phải. Những thực phẩm này không làm tăng độ nhớt của máu và giúp ngăn ngừa quá trình đông máu.

Hút thuốc sẽ làm tổn thương mạch máu. Nhiều bệnh nhân bị viêm thuyên tắc mạch máu đã hút thuốc trong một thời gian dài. Do đó, bỏ hút thuốc lá là một trong những cách quan trọng để phòng ngừa bệnh huyết khối.

  1. Uống Đủ Nước

Hãy uống nhiều nước. Người bình thường nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày, những người già càng cần uống nhiều nước hơn vì máu của người già đặc và dính hơn, dễ đông và kết tụ.

Uống nhiều nước hơn có thể giúp làm loãng máu. Uống nước khi thức dậy và trước khi đi ngủ có thể làm giảm độ nhớt của máu và giảm sự hình thành huyết khối.

  1. Kiểm soát những bệnh lý tiềm ẩn

Béo phì, đái tháo đường và cao huyết áp đều là những yếu tố nguy cơ gây huyết khối và điều quan trọng là chúng ta phải điều trị tích cực, phòng ngừa hoặc kiểm soát những căn bệnh này

Trà đan sâm có thể giúp giảm nguy cơ hình thành huyết khối

Dược lý học hiện đại đã phát hiện ra rằng nhiều loại thuốc thảo dược trong y học cổ truyền có tính năng hoạt huyết và hóa ứ có thể giúp chống đông máu, nhưng tác dụng này khác với tác dụng của các loại thuốc Tây y.

Cơ chế hoạt động của những loại thuốc này không phải nhắm vào một giai đoạn nào đó của quá trình đông máu, mà chức năng chống đông máu được được thực hiện thông qua tác dụng chống viêm và mở rộng mạch máu, giảm huyết áp, giảm độ nhớt và nồng độ lipid máu, ức chế kết tập tiểu cầu và cải thiện vi tuần hoàn, và các chức năng vi mô khác để ngăn ngừa và loại bỏ huyết khối.

Loại thuốc y học cổ truyền thường được sử dụng để thúc đẩy lưu thông khí huyết và cải thiện tình trạng huyết ứ là đan sâm, có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể mua đan sâm tại những cửa hàng bán thực phẩm chăm sóc sức khỏe. Nhưng tốt hơn hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ y học cổ truyền nên mua thuốc ở đâu. Đây là loại thảo dược thường được các chuyên gia y học cổ truyền sử dụng, nhưng bạn cũng có thể dùng loại thảo dược này ở nhà nếu biết cách sử dụng.

Những người có nguy cơ huyết khối cao có thể pha trà với 10 gam đan sâm mỗi ngày để ngăn ngừa sự hình thành của huyết khối.

Các nghiên cứu đã xác nhận rằng đan sâm và chiết xuất của nó có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch. Đan sâm còn có các những tác dụng khác như chống oxy hóa, chống viêm, giảm độ nhớt của máu, cải thiện vi tuần hoàn, v.v.

Chắc chắn rằng việc thay đổi bản thân, từ bỏ những thói quen xấu, duy trì một cuộc sống lành mạnh cũng quan trọng không kém. Vì sức khỏe của chúng ta phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta!

(Bài đăng trên The Epoch Times - Epoch Health của đồng tác giả: Dr. Jonathan LiuSindy Lam

Jonathan Liu: Bác sĩ Jonathan Liu là Giáo sư y học cổ truyền tại Đại học Georgian ở Canada).

Đức Nhân

(Biên dịch theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh)



BÀI CHỌN LỌC

Bốn thói quen giúp giảm nguy cơ hình thành huyết khối sau khi mắc Covid 19 hoặc tiêm vắc xin phòng Covid