Gừng: Thực phẩm bồi bổ dương khí và giảm đau nhức cơ khớp, vì sao không nên ăn vào buổi tối?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lạnh tay chân, tinh thần uể oải, sa sút, thường xuyên bị đau khớp và đau cơ sau khi vận động hoặc làm việc nhẹ đều là biểu hiện của tình trạng thiếu hụt dương khí. Thực tế, bạn có thể ăn gừng tươi để bồi bổ cơ thể, nhưng nên ăn gừng như thế nào?

Trong khi một số người thường xuyên cảm thấy lạnh tay chân, tinh thần sa sút, mệt mỏi; thì những người khác lại hay bị đau khớp và đau cơ sau khi hoạt động thể chất như vận động hoặc làm việc nhà.

Thực ra, đây đều là những triệu chứng cho thấy cơ thể con người bị thiếu hụt dương khí. Những vấn đề sức khỏe này có thể được giải quyết dễ dàng bằng cách ăn gừng điều độ.

Ăn gừng khi đau cơ thường xuyên

Nhiều người sẽ không tránh khỏi cảm giác đau lưng sau khi vận động quá sức. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Anh, ăn gừng có thể giảm đau nhức cơ do các hoạt động thể chất như tập thể dục hoặc làm việc nhà.

Gừng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tại nhà để chữa cảm lạnh và rối loạn tiêu hóa. Các nhà khoa học cũng đã xác nhận đặc tính giảm đau và chống viêm của nó.

Trên thực tế, gừng có chứa một chất hóa học hoạt động tương tự như các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và aspirin. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, chất này có hiệu quả trong việc giảm đau do viêm khớp.

Các chuyên gia Mỹ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu có kiểm soát. Trong quá trình thử nghiệm, những tình nguyện viên đã bị đau nhức cơ thông qua các bài tập nâng tạ.

Sau đó, trong 11 ngày, các nhà nghiên cứu chia những tình nguyện viên thành hai nhóm: một nhóm được cho dùng viên nang chứa 2 gram gừng tươi hoặc nấu chín, trong khi nhóm còn lại được dùng giả dược.

Kết quả cho thấy, việc bổ sung gừng tươi hàng ngày giúp giảm 25% tình trạng đau nhức cơ bắp, trong khi gừng đun nóng, nấu chín không có tác dụng như vậy.

Do đó, các chuyên gia Mỹ khuyên rằng, nếu cơ bắp của bạn bị đau sau khi tập thể dục, bạn có thể ăn hai lát gừng tươi hoặc uống một cốc xi-rô gừng để giảm đau.

Không ăn gừng vào buổi tối

Dân gian có câu: “Sáng ăn gừng thì bổ; trưa ăn gừng thì lao; tối ăn gừng thì chầu Diêm Vương”.

Gừng có tác dụng phát tán, làm đổ mồ hôi. Vậy nên:

  • Ăn gừng vào buổi sáng có thể tăng cường dương khí;
  • Buổi trưa, dương khí của thiên nhiên và con người lên đến đỉnh điểm, ăn gừng vào thời điểm này dễ hại phổi;
  • Buổi tối nên kiềm chế dương khí, nếu bạn ăn gừng nữa, dương khí trong cơ thể sẽ bị thất thoát ra ngoài.

Những điều cần thận trọng khi ăn gừng

1. Ai không thích hợp dùng gừng lâu dài?

Những người âm hư hỏa vượng, mắt đỏ và nội nhiệt, hoặc người bị mụn nhọt sưng tấy, viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi, viêm loét dạ dày, viêm túi mật, viêm bể thận, tiểu đường, trĩ thì không nên ăn gừng trong thời gian dài.

2. Cẩn thận với nước đường nâu gừng

Về phương diện chữa bệnh, nước đường nâu gừng chỉ thích hợp cho những bệnh nhân bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc bị lạnh bụng, sốt sau khi đi mưa.

Không dùng được cho người bị cảm mạo do phong nhiệt hoặc nắng nóng, cũng không thể sử dụng cho chứng say nóng.

Uống nước gừng tươi có thể chữa được chứng nôn mửa do lạnh, nhưng không phù hợp đối với các loại nôn mửa khác.

3. Không ăn gừng thối

Gừng thối sẽ sinh ra chất có độc tính cao, có thể làm thoái hóa và hoại tử tế bào gan, từ đó gây ung thư gan, ung thư thực quản.

4. Ăn gừng không càng nhiều càng tốt

Mùa hè thời tiết nóng nực, người dễ bị khô miệng, đa đàm, đau họng, ra mồ hôi trộm. Gừng có vị chát, tính ấm, là thực phẩm có tính nóng. Bạn có thể cho thêm một vài lát gừng vào để nấu ăn hoặc nấu súp.

Bảo Vy
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Gừng: Thực phẩm bồi bổ dương khí và giảm đau nhức cơ khớp, vì sao không nên ăn vào buổi tối?