10 hành động phản công mạnh của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong năm 2019

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 2019, trước một Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngang ngược trong các vấn đề nội chính và ngoại giao, Hoa Kỳ đã phát động một cuộc phản công toàn diện, đã đạt tới cao trào, khiến “kinh tâm động phách”. Hoa Kỳ luôn chiếm chủ động và có lợi thế, trong khi ĐCSTQ liên tiếp bại trận.

1. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và những người khác chỉ trích mạnh mẽ ĐCSTQ

Liên quan đến các vấn đề như đàm phán thương mại Mỹ - Trung, Tổng thống Trump nhiều lần liên tục công kích ĐCSTQ. Ngày 30/7, Tổng thống Trump đã tweet: "Nhóm của tôi đang đàm phán với họ, nhưng họ thường vì lợi ích của mình mà giở quẻ vào phút cuối. Họ có thể chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử (Tổng thống Mỹ)... tuy nhiên, ý định trì hoãn của họ, nếu tôi giành chiến thắng, họ sẽ nhận được một thỏa thuận tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại hoặc họ sẽ không đạt được thỏa thuận".

Ngày 24/10, Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Mike Pence đã có bài phát biểu quan trọng thứ hai về vấn đề Trung Quốc. Đứng trên cấp độ của các giá trị quan, ông chỉ trích ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ đã tách khỏi thế giới bên ngoài (có nghĩa là đi ngược lại các giá trị truyền thống và phổ quát).

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Pompeo đã chỉ trích ĐCSTQ đầy sắc bén, ví dụ, ông nói: Nếu ĐCSTQ sử dụng hành động quân sự đối với người biểu tình Hồng Kông, tất cả các kế hoạch can thiệp của Mỹ vào Hồng Kông đều có trên mặt bàn và đến lúc cần sẽ sẵn sàng hành động.

2. Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc liên tục gây áp lực cao cho ĐCSTQ

Kể từ khi thương chiến Mỹ - Trung bắt đầu ngày 6/7 năm ngoái tới nay đã hơn 17 tháng. Tổng thống Trump đã tăng thuế lên 550 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, và ĐCSTQ chỉ tăng thuế lên 185 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.

Cụ thể là Hoa Kỳ đã áp dụng mức thuế 25% đối với 250 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc, mức thuế 15% đối với 120 tỷ đô la Mỹ và 180 tỷ USD khác, dự kiến bị đánh thuế 15% sau ngày 15/12. ĐCSTQ áp đặt mức thuế 25% đối với 50 tỷ USD đối với hàng hóa của Hoa Kỳ, thuế suất 25% đến 5% đối với 60 tỷ USD và thuế suất 10% đến 5% đối với 75 tỷ USD.

Ngày 5/8, lần đầu tiên sau 25 năm, Hoa Kỳ liệt Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ. Cuộc chiến thương mại có khả năng leo thang thành cuộc chiến tiền tệ.

Trong cuộc đối đầu giữa hai bên, Hoa Kỳ luôn ở thế chủ động, ĐCSTQ luôn bị động và mất phương hướng, thậm chí lại "nuốt lời lứa" với 90% thỏa thuận đã đạt được. Mỗi lần thay đổi như thế, họ lại bị trừng phạt nặng hơn.

Trong cuộc đối đầu giữa hai bên, Hoa Kỳ luôn ở thế chủ động, ĐCSTQ luôn bị động và mất phương hướng, thậm chí lại "nuốt lời lứa" với 90% thỏa thuận đã đạt được.
Trong cuộc đối đầu giữa hai bên, Hoa Kỳ luôn ở thế chủ động, ĐCSTQ luôn bị động và mất phương hướng, thậm chí lại "nuốt lời lứa" với 90% thỏa thuận đã đạt được. (Ảnh: Getty)

Dù có ký kết thỏa thuận hay không, Hoa Kỳ đã chiến thắng và ĐCSTQ thất bại.

Phía Hoa Kỳ tuyên bố chấm dứt các chính sách hòa bình dành cho ĐCSTQ trong vài thập kỷ qua; tình trạng mất cân bằng trong thương mại Mỹ - Trung bắt đầu đảo ngược; đã cho cả thế giới thấy rõ bản chất “giả, ác, đấu” của ĐCSTQ thể hiện trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Ngày càng có nhiều quốc gia bắt đầu điều chỉnh chính sách thương mại của mình đối với ĐCSTQ. Về phía ĐCSTQ mà nói, nền kinh tế đã đứng trước sự sụp đổ và người dân bất bình sục sôi.

3. Dự luật nhân quyền Hồng Kông trở thành thanh kiếm sắc bén treo trên đầu ĐCSTQ

Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông đã nổ ra vào tháng 6 năm nay. Lý do trực tiếp là chống lại sự thúc đẩy ‘Luật dẫn độ’ của ĐCSTQ. Nguyên nhân sâu xa là ĐCSTQ thống trị Hồng Kông 22 năm qua đã phản bội lời hứa ‘một quốc gia, hai chế độ’ không thay đổi trong 50 năm, liên tục ăn mòn tự do và tự trị của Hồng Kông.

ĐCSTQ mang các thủ đoạn từng dùng để đàn áp Pháp Luân Công trong 20 năm qua, sang để đối phó với người biểu tình Hồng Kông. Chỉ trong sáu tháng, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ hơn 6.000 người, đã bắn hơn 16.000 quả lựu đạn hơi cay và tổng cộng hơn 40.000 viên đạn khác nhau. Có rất nhiều người bị thương và mất tích, và cũng có nhiều người nghi là "bị tự sát". Nếu Tổng thống Trump không lên tiếng ngăn chặn, ĐCSTQ có thể sớm tàn sát đẫm máu Hồng Kông.

Tháng 11, ĐCSTQ đã chỉ đạo trực tiếp đàn áp vào khuôn viên trường đại học, tấn công Đại học Trung Văn Hồng Kông và bao vây Đại học Bách khoa Hồng Kông. Sự hung bạo trước nay chưa từng thấy này đã dấy lên căm phẫn mạnh mẽ trên toàn thế giới. Ngày 25/11, cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông đã công bố: phái Dân chủ ủng hộ phong trào phản đối dự luật dẫn độ đã chiến thắng áp đảo với 388 ghế đại biểu; phái chính quyền ủng hộ ĐCSTQ đại bại chỉ giành được 59 ghế. Đây là sự phủ nhận của người dân Hồng Kông trước sự tàn bạo của ĐCSTQ. Ngày 27/11, Tổng thống Trump đã ký Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, đó là sự phủ nhận của Hoa Kỳ trước sự tàn bạo của ĐCSTQ.

Một nội dung quan trọng của Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông là chế tài xử phạt những người vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông, bao gồm từ chối thị thực và đóng băng tài sản ở Hoa Kỳ. Dự luật đã bắt đầu áp dụng và cho thấy sức mạnh của nó. Theo thông tin, tỷ phú Hồng Kông ông Hà Trụ Quốc, chủ sở hữu của thời báo Sing Tao, đến Hoa Kỳ bằng phi cơ riêng và bị từ chối nhập cảnh. Được biết, nhiều doanh nhân giàu có ở Hồng Kông và những đại diện của ĐCSTQ ở Hồng Kông đang thấp thỏm lo sợ.

Nhiều doanh nhân và giới giàu có ở Hồng Kông đang lo sợ trước sức mạnh của Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông.
Nhiều doanh nhân giàu có và những đại diện của ĐCSTQ tại Hồng Kông đang lo sợ trước sức mạnh của Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. (Ảnh: Getty)

Các bộ trưởng ngoại giao của 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã nhất trí tiến hành xây dựng Dự luật Nhân quyền phiên bản EU. Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Úc... cũng đang chuẩn bị đưa ra luật tương tự.

4. Toàn diện thúc đẩy quan hệ Mỹ - Đài khiến ĐCSTQ không dám tùy tiện hành động

Trong khi liên tục đàn áp người dân đại lục, Hồng Kông và Macao, ĐCSTQ tiếp tục tăng cường trấn áp người dân Đài Loan. Hoa Kỳ và Đài Loan có cùng chia sẻ giá trị quan chung, chế độ xã hội và nguồn gốc lịch sử sâu sắc. ĐCSTQ càng đàn áp Đài Loan, sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan càng lớn.

Quan hệ Mỹ - Đài Loan đã đạt mức tốt nhất trong 40 năm và đặc biệt thể hiện ở những sự kiện sau: lần đầu tiên sau 48 năm, các đại biểu Đài Loan đã được mời tham dự cuộc họp của Liên Hợp Quốc; đại biểu Đài Loan 2 lần liên tiếp được mời tham gia Hội nghị thúc đẩy tự do tôn giáo cấp bộ trưởng; chính phủ Hoa Kỳ viết thư gửi 500 doanh nghiệp lớn khuyến khích tăng cường hợp tác với Đài Loan; tại Đài Bắc tổ chức "Đối thoại tự do tôn giáo khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương", đồng tổ chức "Diễn đàn Thái Bình Dương" tại Đài Bắc và đồng tổ chức một loạt các hoạt động kỷ niệm 40 năm Luật quan hệ Đài Loan; thực thi Luật Du lịch Đài Loan; Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố “Báo cáo chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương 2019", đưa Đài Loan vào một trong 4 quốc gia dân chủ mà Hoa Kỳ cần tăng cường quan hệ đối tác ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Từ tháng 7 năm ngoái, tàu chiến Mỹ đã 10 lần đi qua eo biển Đài Loan; các lính quân sự của Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đóng quân tại Đài Loan. Trong tháng 7 và tháng 8 năm nay, Hoa Kỳ đã phê duyệt lần lượt 2,2 tỷ USD và 8 tỷ USD bán vũ khí quân sự cho quân đội Đài Loan.

5. "Ủy ban đối phó mối nguy hiểm ĐCSTQ" nhằm làm tan rã ĐCSTQ

43 năm trước, khi Tổng thống Hoa Kỳ Reagan nắm quyền, ông đã thành lập một "Ủy ban chống lại những mối nguy hiểm hiện tại" giúp ông giải thể thành công Đảng Cộng sản Liên Xô đã gây hại cho nhân loại trong 70 năm. Ngày nay, sau 43 năm, vào ngày 25/3/2019, một Ủy ban đối phó những nguy hiểm hiện tại mới được thành lập tại Washington DC. Tuy nhiên, có điểm thay đổi đáng kể trong tên của ủy ban này, có thêm chữ "Trung Quốc" và tên đầy đủ của nó là "Ủy ban đối phó những nguy hiểm hiện tại của Trung Quốc". Trung Quốc ở đây thực tế là đề cập đến "ĐCSTQ".

Ủy ban bao gồm 43 thành viên sáng lập, bao gồm cựu quan chức quân đội và chính phủ Hoa Kỳ, các nghị sĩ quốc hội cấp cao, chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc, và các nhà hoạt động tôn giáo và nhân quyền như ông Gaffney, người sáng lập và chủ tịch của Trung tâm Chính sách An ninh, và cựu trợ lý bộ trưởng chính quyền Tổng thống Reagan; cựu chiến lược gia Nhà Trắng, cựu Giám đốc Tình báo Trung ương, ông Woolsey; cựu chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos, ông Wolf; cựu Bộ trưởng Quốc phòng, ông McInerney; Giám đốc Diễn đàn Chiến lược Hạt nhân Hoa Kỳ, ông Pry; và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Boykin...

Ông Frank Gaffney, Phó chủ tịch Ủy ban chống lại mối nguy hiểm hiện tại: Trung Quốc. (Ảnh: Youtube)
Ông Frank Gaffney, Phó chủ tịch Ủy ban chống lại mối nguy hiểm hiện tại: Trung Quốc. (Ảnh: Youtube)

Hoa Kỳ thành lập ủy ban này để tạo mối liên kết từ chính phủ tới người dân cùng có nhận thức về mối đe dọa của ĐCSTQ, và thực hiện mọi nỗ lực để hoàn toàn xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản trên thế giới.

6. Tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với Đảng Cộng sản Trung Quốc

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã định vị ĐCSTQ là đối thủ chiến lược hàng đầu của Mỹ. Sau khi tiêu diệt ISIS, Mỹ cố gắng tránh hết mức tham gia chiến tranh ở các nơi khác trên thế giới và tập trung vào việc đối phó với ĐCSTQ.

Để đảm bảo ưu thế tuyệt đối cho quân đội Mỹ, chi phí quân sự của Hoa Kỳ đã được tăng lên 750 tỷ USD; thành lập lực lượng không gian chiến đấu ngoài vũ trụ (tương tự như dự án Chiến tranh giữa các vì sao của Tổng thống Reagan); phát triển mạnh mẽ quân đội mạng và mạnh mẽ phát động chiến tranh mạng; chính thức rút khỏi Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung, nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo mới; thúc đẩy hợp tác chiến lược giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Đài Loan… và triển khai lượng lớn vũ khí và tàu chiến tối tân ưu tiên bố trí tại khu vực chiến tranh Ấn Độ - Thái Bình Dương; dưới sự thúc đẩy của Mỹ, NATO bắt đầu nhắm vào tấn công ĐCSTQ.

7. Bảo vệ tự do tín ngưỡng tôn giáo và trừng phạt những người vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ

Năm 2019, khi phải đối mặt với những khó khăn bên trong lẫn bên ngoài, ĐCSTQ đã điên cuồng phá hủy tự do tín ngưỡng tôn giáo của người Trung Quốc. Trái với cách hành xử của ĐCSTQ, Mỹ đã làm rất nhiều việc bảo vệ tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Ngày 17/7, Tổng thống Trump đã có cuộc hội kiến với 27 người sống sót trong cuộc đàn áp tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới tại Nhà Trắng. Từ ngày 16 - 18/7, "Hội nghị Bộ trưởng về thúc đẩy tự do tôn giáo" lần thứ hai do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức đã được tổ chức tại Washington. Hơn 1.000 đại diện xã hội, các nhà lãnh đạo tôn giáo và đại diện ngoại giao từ 106 quốc gia đã được mời tham gia. Đây là hội nghị quốc tế lớn nhất về tự do tôn giáo từng được tổ chức từ trước tới nay và ĐCSTQ bị gạt ra ngoài.

19 năm liên tiếp Trung Quốc được Hoa Kỳ liệt vào danh sách “Quốc gia đặc biệt quan tâm" về vấn đề tự do tôn giáo. Khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo Nhân quyền 2018, Ngoại trưởng Pompeo đã chỉ trích ĐCSTQ vi phạm nhân quyền "bậc nhất”. Vào tháng 5, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thông báo cho một số nhóm tôn giáo rằng sẽ xem xét kỹ lưỡng các đơn xin thị thực. Những kẻ bức hại tôn giáo và nhân quyền sẽ bị từ chối visa, những người đã có thị thực (bao gồm cả những người có thẻ xanh) có thể bị từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ .

ĐCSTQ gia tăng bức hại tôn giáo, đàn áp tín ngưỡng, phá hủy chùa chiền, tượng Phật...
ĐCSTQ gia tăng bức hại tôn giáo, đàn áp tín ngưỡng, phá hủy chùa chiền, tượng Phật... (Ảnh: Bitter Winter)

Một luật quan trọng ở Hoa Kỳ để xử phạt những kẻ ác vi phạm nhân quyền, là Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky. Với Hoa Kỳ đi đầu, 28 quốc gia trên thế giới đã hoặc đang chuẩn bị đưa ra dự luật tương tự.

8. Nỗ lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, xử phạt Huawei và các công ty Trung Quốc khác

Ngày 28/1, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố khởi tố Huawei và hai công ty con của nó với 23 tội danh. Nó liên quan đến việc Huawei bỏ qua các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, tiến hành gian lận ngân hàng, gian lận viễn thông, cản trở tư pháp và đánh cắp bí mật thương mại... Phó chủ tịch Huawei, bà Mạnh Vãn Châu là một trong những bị cáo. Thủ tục dẫn độ bà Mạnh Vạn Châu sang Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu.

Ngày 16 tháng 5, Tông thống Trump đã ký một lệnh cấm khẩn cấp quốc gia về việc cấm các công ty công nghệ trong nước được sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài có nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Ngày hôm sau, Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo Huawei và 70 chi nhánh của tập đoàn này bị liệt vào “danh sách thực thể” kiểm soát xuất khẩu. Ngày 7/8, Nhà Trắng tuyên bố cấm các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ mua thiết bị và dịch vụ của Huawei. Ngày 19/8, 46 chi nhánh khác của Huawei bị đưa vào "danh sách thực thể". Ngày 8/10, 8 công ty công nghệ cao bao gồm Hikvision và 28 tổ chức và doanh nghiệp bao gồm cả Văn phòng Công an Tân Cương đã được đưa vào "Danh sách thực thể". Trong hơn 3 năm qua, có hơn 200 công ty và tổ chức của ĐCSTQ đã bị Hoa Kỳ liệt kê vào "Danh sách thực thể".

Theo Reuters, Hoa Kỳ đang xem xét việc cấm Huawei tiếp cận với hệ thống tài chính của Mỹ. Một khi giải pháp này được thực hiện, Huawei sẽ không thể hoàn thành bất kỳ giao dịch bằng USD nào và Huawei sẽ phải đối mặt với một thảm họa.

9. Đối phó với uy hiếp gián điệp của ĐCSTQ

Giám đốc Cục điều tra liên bang FBI, ông Christopher Ray cho biết gián điệp của ĐCSTQ là "mối đe dọa nghiêm trọng nhất" đối với Hoa Kỳ, và ĐCSTQ là "mục tiêu chính của công tác chống gián điệp của FBI."

Ngày 18/4, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã khởi tố ông Trịnh Hiểu Khánh, một kỹ sư người Mỹ gốc Hoa và doanh nhân Trung Quốc, ông Trương Chiếu Hi với 14 tội gián điệp thương mại. Ngày 1/5, ông Lý Chấn Thành, một cựu quan chức CIA, từng làm gián điệp cho ĐCSTQ bị kết án 19 năm tù. Ngày 17/5, ông Mallory, một cựu quan chức CIA, đã bị kết án 20 năm tù vì bán "những bí mật hàng đầu" cho ĐCSTQ. Ngày 25/9, ông Hàn Sâm, cựu quan chức của Cơ quan Tình báo Quốc phòng, đã bị kết án 10 năm tù vì bán bí mật quốc gia cho ĐCSTQ. Ngày 30/9, hướng dẫn viên du lịch gốc Trung Quốc tại San Francisco, Bành Học Hoa, bị buộc tội rò rỉ bí mật an ninh nhà nước cho ĐCSTQ. Ngày 21/11, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, ông Hướng Hải Đào, một người đàn ông Trung Quốc từng làm tại công ty công nghệ sinh học nông nghiệp Mỹ, Monsanto, bị buộc tội gián điệp thương mại và sẽ phải đối mặt với án tù 10 năm nếu bị kết án.

Liên tiếp các vụ gián điệp của ĐCSTQ tại Mỹ bị lật tẩy và bắt giữ trải dài trong suốt năm 2019. Chính phủ Mỹ vẫn sẽ tiếp tục tăng cường theo dõi và ngăn chặn hành vi gián điệp gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của đất nước này.
Liên tiếp các đặc vụ của ĐCSTQ tại Mỹ bị lật tẩy và bắt giữ trong suốt năm 2019. Chính phủ Mỹ vẫn sẽ tiếp tục theo dõi và ngăn chặn hành vi gián điệp gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của đất nước này. (Ảnh: Shutterstock)

10. Các chuyên gia về Trung Quốc bừng tỉnh, hợp lực phản kích ĐCSTQ

Một nhà học giả về Trung Quốc nổi tiếng người Mỹ, ông Lâm Bồi Thụy trong bài "Không phải chỉ có người Trung Quốc bị lừa mà tôi cũng đã tỉnh" nhớ lại đã bị ĐCSTQ lừa dối như thế nào và con đường bản thân ông thức tỉnh.

Ngay sau đó, tạp chí "Liaowang" của Tân Hoa Xã của ĐCSTQ đã đăng một bài báo "sự thật" về vấn đề này. Nhìn qua, ông đã biết là sai, và đã gửi hai bức thư tới tạp chí này để làm rõ nhưng không nhận được hồi âm. Không bỏ cuộc, ông đã có một chuyến đi đặc biệt đến phòng biên tập "Liaowng" và gặp biên tập viên Lý Cần. Lý Cần nói với ông rằng tác giả của bài viết này, Dự Mộc, đã đi nghỉ và không thể tìm gặp được và mời ông rời đi.

Sau đó, ông Lâm Bồi Thụy qua người bạn mới biết được rằng tác giả của bài viết này là Lý Cần và Dự Mộc là bút danh của anh ấy.

Ông Lâm Bồi Thụy đã hỏi ý kiến một số người bạn Trung Quốc cách nên nhìn nhận vấn đề "nói sai sự thật" này thế nào: hầu hết đều bảo ông không nên quá căng thẳng và có người còn lên lớp ông: "Đừng cứ để ý đến các vấn đề “thật" và "giả". Những lời nói đó của đảng cộng sản, nó không liên quan gì đến thật giả, dù thật dù giả thì đều không quan tâm. Họ chỉ hỏi "nói câu này có thể đạt được mục đích của tôi không?"

Ngày 17/7, 130 người thuộc mọi tầng lớp ở Hoa Kỳ đã cùng nhau gửi thư ngỏ tới Tổng thống Trump, chỉ trích mạnh mẽ ĐCSTQ và kêu gọi Hoa Kỳ kiên trì đường lối cứng rắn hiện nay đối với ĐCSTQ. Những người đồng ký tên bao gồm nhiều học giả nổi tiếng. Bức thư nói rằng sự trỗi dậy của ĐCSTQ là nguy hiểm đối với tự do và hòa bình của nhân loại nói chung, và đã gây ra tổn thất lớn cho lợi ích của Hoa Kỳ và các đồng minh. Chiến lược của Hoa Kỳ với ĐCSTQ trong 40 năm qua là một sai lầm.

Hy vọng trong năm 2020, Hoa Kỳ sẽ có nhiều biện pháp phản công mạnh mẽ hơn chống lại ĐCSTQ, như ngăn chặn hoặc hạn chế các doanh nghiệp lớn của Mỹ truyền máu, hỗ trợ ĐCSTQ, loại bỏ sự ảnh hưởng của ĐCSTQ khỏi thị trường vốn của Hoa Kỳ và đóng băng tài sản của các quan chức ĐCSTQ tại Hoa Kỳ.

Ngày kết thúc của ĐCSTQ đã đến. Một lần nữa, tôi khuyên mọi người trong hệ thống ĐCSTQ nhận ra xu hướng lịch sử và nhanh chóng từ bỏ con thuyền để giữ mạng sống.

Tác giả: Vương Hữu Quần
Bài báo đăng trên Epoch Times, chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.



BÀI CHỌN LỌC

10 hành động phản công mạnh của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong năm 2019