Cấy ghép tạng dịch chuyển ký ức, tim của người bị hại giúp tìm ra hung thủ [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một người phụ nữ được cấy ghép tim của một võ sĩ quyền anh và từ đó cô bắt đầu trở nên rất bạo lực. Một người đàn ông được cấy ghép tim của một người tự sát, 12 năm sau cũng chọn cách tự tử tương tự. Một cô bé được cấy ghép tim của một người bị sát hại, sau này cô bé đã giúp cảnh sát tìm ra hung thủ. Lẽ nào, ký ức của con người có thể chuyển dịch qua nội tạng?

Chúng ta đều biết, ký ức của con người được lưu trữ trong não. Nhưng qua nhiều trường hợp cấy ghép tim, người ta phát hiện ra rằng ký ức của con người có thể còn được lưu trữ trong trái tim con người.

Tại Mỹ, có một bé gái 8 tuổi bị bệnh tim nghiêm trọng. Sau một thời gian chờ đợi, cô bé được cấy ghép tim từ người hiến tặng. Kể từ khi có trái tim này, cô bé thường xuyên gặp ác mộng. Cô ấy mơ thấy mình bị sát hại.

Mẹ cô đã đưa cô tới gặp vị bác sĩ từng làm ca phẫu thuật cấy ghép tim cho cô. Nhưng bác sĩ cho biết chắc chắn tim của cô bé không có vấn đề gì. Và ông khuyên mẹ cô bé đưa cô đến gặp bác sĩ tâm lý.

Khi bác sĩ tâm lý nghe cô bé kể về những cơn ác mộng, ông cảm thấy có điều gì đó bất thường ở đây. Bởi vì cô bé luôn có cùng một giấc mơ. Hơn nữa mỗi tuần cô đều mơ giấc mơ đó vài lần. Sau đó bác sĩ này nhận định, có thể cô bé có mang theo một ký ức.

Vậy ký ức này đến từ đâu?

Giấc mơ của một cô bé luôn bắt đầu với cảnh một đêm, trong một khu rừng nhỏ, cô chạy rất nhanh, rất nhanh, bởi vì ai đó đang đuổi theo cô. Cô cứ cắm đầu chạy và rồi đột nhiên bị vấp ngã. Người đàn ông đuổi theo cô đã bắt được cô, và sau đó tấn công cô đến chết.

Vậy là, mọi người đã mời một họa sĩ, và theo lời mô tả của cô bé, người họa sĩ đã phác họa ra chân dung của tên sát thủ. Dựa trên bức vẽ này, cảnh sát đã bắt được nghi phạm. Cuối cùng nghi phạm đã nhận tội. Hắn đã giết một bé gái 10 tuổi. Và trái tim của cô bé bị sát hại chính là trái tim được cấy ghép cho bé gái 8 tuổi này.

Cuối cùng, vụ án này đã được đóng lại. Từ đó, cơn ác mộng của cô bé 8 tuổi cũng kết thúc. Chúng ta có thể cảm thấy dường như linh hồn của cô bé bị sát hại thông qua cô bé nhận cấy ghép tim để giúp cảnh sát truy tìm và bắt được kẻ giết người.

Một số bác sĩ nhận định rằng trên thực tế, tế bào đều có ký ức. Vì vậy, cấy ghép nội tạng có thể dẫn tới việc dịch chuyển hay cấy ghép cả ký ức. Nhưng cũng có nhiều bác sĩ không tin vào điều này.

Rốt cuộc, không phải tất cả những bệnh nhân được cấy ghép nội tạng đều xuất hiện hiện tượng này. Nhưng có một người đã được ghép tim, cô ấy nghĩ rằng “ký ức tế bào” là thực sự tồn tại. Sau đó cô ấy đã viết cuốn tự truyện “A change of heart” (Tạm dịch: Sự thay đổi con tim) để kể về câu chuyện của mình.

Claire Sylvia và cuốn sách “A change of heart” của cô.
Claire Sylvia và cuốn sách “A change of heart” của cô (Nguồn ảnh: etsy.com)

Trong cuốn sách, cô đã liệt kê rất nhiều câu chuyện về “ký ức tế bào”. Và một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất đó là trường hợp của một cặp vợ chồng người Mỹ.

Một hôm trời mưa như trút nước, cặp đôi đang lái xe trên đường cao tốc. Họ trò chuyện và rồi bắt đầu to tiếng cãi nhau. Sau cuộc cãi vã thì biến thành chiến tranh lạnh. Suốt chặng đường bao trùm là một sự im lặng, chỉ nghe thấy tiếng của cần gạt nước ô tô.

Thật không may, một lúc sau họ gặp phải tai nạn xe. Người chồng bị thương nặng, chết não và ra đi. Người vợ thì may mắn thoát chết nhưng nhiều chỗ trên thân thể bị gãy xương. Lúc đó, tại bệnh viện, nhân viên xã hội đã hỏi ý kiến liệu cô có muốn hiến tặng tim của chồng mình không. Cô đã không do dự và đồng ý.

Nửa năm sau, cô đã bình phục hoàn toàn sau vụ tai nạn. Nhưng trong lòng vẫn luôn nhớ thương người chồng, vẫn hối tiếc vì chưa nói được lời từ biệt với chồng trước khi anh ra đi. Cô ấy liên lạc với người nhân viên xã hội của bệnh viện và nhờ giúp đỡ để hy vọng tìm được người nhận cấy ghép tim của chồng cô. Nhân viên xã hội cảm thấy rất khó xử, bởi vì ở Mỹ hay các nước khác cũng vậy, người ta không được phép công bố thông tin của người hiến tạng và cả người nhận tạng hiến tặng.

Nhưng người phụ nữ vẫn khẩn thiết nài nỉ người nhân viên xã hội. Cuối cùng anh đành liên lạc với người nhận tim và thật bất ngờ, bên kia đồng ý không chút do dự.

Người được ghép tim là một cậu học sinh trung học. Khi người vợ và cậu học sinh này lần đầu tiên gặp nhau, cả hai đã có một cảm giác thân thiết khó tả. Họ trò chuyện rất vui vẻ như người trong gia đình. Người vợ hỏi cậu thanh niên liệu cô có thể chạm vào tim cậu không, để cô có thể trực tiếp nói lời từ biệt với chồng. Cậu học sinh đó đã đồng ý.

Người vợ đặt tay lên ngực cậu học sinh và nói: “Anh yêu, em xin lỗi! Hôm đó em đã không tạm biệt anh”.

Kết quả là, hành động này của người vợ đã khiến cậu học sinh lúc đó cảm thấy hạnh phúc khôn xiết. Bởi vì, trong nửa năm qua, sau khi được cấy ghép tim, cậu luôn cảm thấy nơi lồng ngực dường như có một áp lực vô hình nặng trĩu. Ngay cả khi cậu đến bệnh viện để khám, tất cả chỉ số kiểm tra cho thấy tim của cậu vẫn hoạt động bình thường. Nhưng cậu luôn cảm thấy buồn bực trong lồng ngực. Tuy nhiên, hành động của người phụ nữ hôm đó đã ngay lập tức khiến cậu hồi phục hoàn toàn. Trái tim cậu trở nên nhẹ nhõm.

Khi hai người chuẩn bị chia tay, cậu học sinh kể với người phụ nữ rằng kể từ khi cấy ghép trái tim này, cậu luôn có thể nghe thấy âm thanh “xoẹt xoẹt” của cần gạt nước ô tô. Người phụ nữ nghe xong, xúc động, không kìm được những giọt nước mắt.

Điều này quả là kỳ diệu! Dù trái tim không còn trên thân thể người đã khuất và đã được cấy ghép cho người khác nhưng nó vẫn lưu giữ những ký ức của người đã khuất. Và như câu chuyện trên, chẳng phải trái tim của người chồng vẫn còn giữ ký ức về hiện trường vụ tai nạn đó sao?

Nhưng hiện nay giới y học cũng đã phát hiện ra rằng nhiều người được cấy ghép nội tạng, đặc biệt là những người đã được ghép tim thì ký ức, cảm xúc, sở thích ăn uống hay âm nhạc, v.v.. của họ có thể thay đổi. Ngay cả tính cách cũng có thể thay đổi.

Vào năm 1988, có một vũ công ở Hoa Kỳ, cô Claire Sylvia, tác giả của cuốn tự truyện nêu trên, đã trải qua một cuộc cấy ghép tim và phổi. Trước khi phẫu thuật, cô rất chú ý đến chế độ ăn uống, cô chỉ ăn những thực phẩm lành. Các vũ công đều muốn giữ vóc dáng nên nhất định cần ăn thức ăn lành mạnh. Nhưng sau khi cô ấy xuất viện, không thể ngờ được rằng điều đầu tiên cô làm là chạy nhanh đến cửa hàng KFC để ăn gà rán. Hơn nữa, cô còn thích uống bia.

Điều này hoàn toàn khác với cô ấy trước khi phẫu thuật. Còn một điều khó tin nữa là cô phát hiện ra tính cách của mình cũng hoàn toàn thay đổi. Cô ấy từng là một người điềm đạm và truyền thống, nhưng sau ca phẫu thuật, cô trở thành một người bốc đồng.

Cô ấy thường có một giấc mơ về một thanh niên tên Tim. Sự việc này khiến cô cảm thấy vô cùng tò mò. Sau đó cô ấy phát hiện ra tất cả những thay đổi này hóa ra là do nội tạng mà cô được cấy ghép. Cô tìm kiếm thông tin và phát hiện ra người hiến tạng này đã bị chết trong một tai nạn xe máy. Và người này tên là Tim. Món ăn yêu thích cả đời của anh là gà rán KFC, đồ uống yêu thích nhất là bia. Và Tim là một người rất bốc đồng.

Trong trường hợp này cho thấy, không chỉ nội tạng của người đã khuất được cấy ghép, mà ngay cả tính cách của người đã khuất cũng được cấy ghép, chuyển sang người được cấy ghép tạng. Vậy liệu trong trường hợp người hiến tạng có vấn đề về chỉ số thông minh, hoặc có vấn đề về tính cách thì sao? Chẳng phải người nhận tạng hiến tặng của những người như thế sẽ rất xui xẻo sao?

Thực sự có một trường hợp như vậy. Tại Mỹ, có một người đàn ông ở Georgia, tên ông ấy là Graham. Ông ấy được ghép tim, và sau đó, ông ấy muốn cảm ơn gia đình của người hiến tặng.

Ông đã liên hệ với trung tâm giới thiệu hiến tạng và hơn một năm sau anh Graham đã gặp cô Cheryl, vợ của người hiến tặng.

Cô Cheryl và Terry Cottle, người chồng hiến tạng (trái); Cô Cheryl và Sonny Graham, người nhận tạng (phải). (Ảnh: Ultimate Facts)
Cô Cheryl và Terry Cottle, người chồng hiến tạng (trái); Sonny Graham, người nhận tạng (phải) và con gái Michelle. (Ảnh: Ultimate Facts)

Ngay khi ông nhìn thấy Cheryl, ông đã yêu cô từ cái nhìn đầu tiên. Bảy năm sau, họ đã kết hôn. Sau ba năm kết hôn, ông Graham đã bắn súng tự sát.

Tại sao lại như thế?

Cô Cheryl thật bất hạnh, cả hai người chồng của cô đều ra đi. Nhưng thực ra không chỉ có vậy! Người chồng cũ của Cheryl, là người hiến tặng tim cho Graham, anh đã tự sát bằng cách bắn súng vào mình. Nói cách khác, Graham có mang theo ký ức của người đã khuất và sau đó lặp lại bi kịch của người đã chết. Ngay cả cách chọn cái chết của họ cũng giống nhau.

Một số nhà khoa học ở Hoa Kỳ đã công bố kết quả nghiên cứu của mình. Họ ghi nhận một số trường hợp ghép tim và phổi cho thấy những bệnh nhân được ghép tim-phổi sau khi phẫu thuật không chỉ biểu hiện ra tính cách và sở thích của người hiến tạng mà thậm chí còn có cả hành vi đặc trưng lặp lại như người hiến tạng.

Về vấn đề này một số bác sĩ Trung Y cho rằng việc cấy ghép tạng có thể dẫn tới dịch chuyển ký ức. Bởi vì theo góc độ của Trung Y cho rằng nội tạng của con người như tim, gan, phổi, thận là cất giữ phần hồn phách, tinh thần, ý chí. Và các hoạt động tư duy và nhận thức tinh thần của con người đều thuộc về ngũ tạng nhưng chủ yếu là ở tim. Bởi vì tim làm chủ thần chí, nên nó còn được gọi là ‘tâm tàng thần’ (tim chứa tinh thần). Theo cách giải thích này của Trung Y thì tim quả thực rất quan trọng.

Từ góc độ y học phương Tây, hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện ra mỗi tế bào con người đều là một sinh mệnh thể độc lập, trong mỗi tế bào đều chứa đựng toàn bộ tín tức của một sinh mệnh. Vậy thì cơ quan nội tạng lại càng quan trọng hơn.

Khi các nhà khoa học quan sát chuột bạch qua kính hiển vi, rồi dùng cáp quang để truyền hình ảnh, trên màn hình hiện lên nó không phải là một tế bào mà là hình tượng sống của một con chuột bạch. Vậy thì chúng ta có thể lý giải rằng cơ quan nội tạng sống của con người, lại càng có mang theo tín tức của người đó.

Minh An
Theo Xuanhushenhu



BÀI CHỌN LỌC

Cấy ghép tạng dịch chuyển ký ức, tim của người bị hại giúp tìm ra hung thủ [Radio]