Chu Dịch giải mã Thiên cơ (Phần 3): Giải khai chân cơ - Chu Dịch vận hành

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chu Dịch là một trong Ngũ Kinh của Nho gia, lấy Chu Dịch để giáo hóa Đạo Đức, sinh ra Đạo quân tử, cũng là Đạo Trung Dung, đặt người ta  vào chỗ bất bại.

Xem: Chu Dịch giải mã Thiên Cơ:
P-2: Giải mã thiên tượng tai họa Trịnh Châu [Radio]
P-4: Ẩn trong sinh sát – Đứng nơi bất bại

Trong chương này, tác giả sẽ giúp chúng ta phá giải cơ lý vận hành của Chu Dịch, xem xong chương này, hy vọng mọi người có thể nhìn rõ quy luật vận hành của lịch sử nhân loại, đồng thời hiểu được tại sao Đại Kiếp Nạn lại giáng xuống và làm thế nào để vượt qua kiếp nạn.

Chu Dịch là một vòng tuần hoàn Đại Chu Thiên, nó siêu việt tất cả thời gian và không gian của nhân loại, vạn sự vạn vật trong thế giới chúng ta đều ở trong đó, không gì bị bỏ sót. Cho nên, từ Chu Dịch có thể truy xét ra tung tích của vạn sự vạn vật trong quá trình sinh thành, phát triển và biến hóa, từ đó suy ra quá khứ và tương lai.

Chu Dịch là một trong Ngũ Kinh của Nho gia, lấy Chu Dịch để giáo hóa đạo đức, sinh ra Đạo quân tử, cũng là Đạo Trung Dung, đặt người ta vào chỗ bất bại.

Trong loạt bài “Đại Đạo Trị Quốc” trước, tôi đã giải thích cặn kẽ quá trình hình thành và phát triển của Đạo Đức trong lịch sử Trung Hoa. Nguồn gốc là ở trong Chu Dịch, kỳ thực toàn bộ biến hóa phát triển của lịch sử đều nằm trong Chu Dịch. Thiên Đạo sinh ra Địa Đức, hợp thành Đạo Đức, trở thành Thiên Môn và Địa Hộ của Chu Dịch, 64 quẻ tuần hoàn biến hóa trong đó, toàn bộ mạch nguồn lịch sử đều nằm trong đây.

Lịch sử Trung Hoa, bắt đầu từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Hoàng Đạo vô vi, Đế Đạo lập Đức. Hoàng Đạo là Thiên Đạo, Thiên Đạo vô hình, cho nên Hoàng Đạo thi hành vô vi nhi trị, sau khi hình thành Địa thì hóa thành Đức, trở thành Đế Đạo, cho nên Đế Đạo lập Đức. Nội hàm Đế Đạo lập Đức, là làm hiển dương Thiên Đạo, làm Thiên Đạo có đất để hiện hình, trở thành Đức, để ước thúc và quy phạm ngôn hành của bách tính, làm xã hội quy về hài hòa mỹ hảo, đạt tới vô vi nhi trị. Đây là quá trình Thiên Đạo hóa thành Địa Đức, hợp xưng là Đạo Đức. Do vậy, Tam Hoàng Ngũ Đế khai mở cánh cửa Đạo Đức của văn minh Trung Hoa, sau đó triều triều đại đại nối tiếp nhau diễn dịch Đạo Đức. Nếu muốn tìm hiểu, xin đọc loạt bài “Đại Đạo Trị Quốc”.

Tam Hoàng Ngũ Đế khai mở cánh cửa Đạo Đức của văn minh Trung Hoa, sau đó triều triều đại đại nối tiếp nhau diễn dịch Đạo Đức. (Ảnh DKN)

Lão Tử viết: “Thiên chi Đạo, lợi nhi bất hại”.

Chu Dịch do Thiên Đạo sinh ra, thành hình tại Địa xong, hình thành tuần hoàn Thiên Địa Đại Chu Thiên, 64 quẻ trong đây biến hóa vô cùng. Cho nên cơ chế tiên thiên và hạch tâm của Chu Dịch là “Lợi nhi bất hại”, chỉ lợi cho Thiên Địa vạn vật mà không có hại. Đây là điểm cân bằng của toàn bộ sự vận hành của Chu Dịch, một khi điểm cân bằng này bị sai lệch, Âm Dương sẽ biến dị, thế giới sẽ xuất hiện tai nạn.

Mọi người hãy nhìn Thái Cực đồ, một vòng tròn, ở giữa có hình chữ S chia thành hình cá Âm Dương đầu đuôi ôm nhau, biểu thị Âm Dương biến hóa tuần hoàn trong tương sinh tương khắc. Hình chữ “S” phân cách Âm Dương này, trông có giống gợn sóng của nước không?

Thái cực thực ra là bàn cân bằng động của Trời, Chu Dịch lấy nó làm hạch tâm, nó khống chế toàn bộ vận hành của Chu Dịch, hai cực của bàn cân là Âm, Dương, theo sự phát triển biến hóa của thế giới, điểm cân bằng này bị phá vỡ, hai cực sẽ dao động theo quy luật lên xuống như sóng nước, đây chính là Âm Dương tương sinh tương khắc.

Tuy Âm Dương không ngừng sinh khắc biến hóa, nhưng nhất định phải bảo trì cân bằng, Chu Dịch là Đại Chu Thiên tuần hoàn Âm Dương mà sinh thành thế giới chúng ta, thế giới chúng ta sinh thành và phát triển trong đó, bất kể Âm Dương biến hóa như thế nào, bàn cân trong Chu Dịch phải bảo trì được cân bằng hai cực. Vậy nên, điểm cân bằng này sẽ tùy theo trọng lượng của hai cực biến hóa mà dao động, để bảo trì động thái cân bằng, tránh bàn cân bị nghiêng lệch. Bởi vì một khi bàn cân nghiêng lệch, sẽ là ngày tàn của thế giới, vạn sự vạn vật sẽ tới hồi kết. Bàn cân này có đối ứng với thế giới chúng ta, lịch sử của nhân loại là luân hồi, nhân loại là có kiếp số, mỗi khi tới thời gian nhất định, Đại Kiếp sẽ giáng xuống, lịch sử nhân loại sẽ kết thúc, một trang mới lại bắt đầu, bàn cân lại bắt đầu từ điểm không. Do vậy, kiếp số chưa tới, thì bàn cân không thể bị nghiêng lệch, kiếp số tới là đúng lúc bàn cân bị nghiêng lệch, ở đằng sau khống chế toàn bộ thế giới chúng ta, nhưng sinh mệnh cao cấp lại duy trì sự cân bằng này. Đây là Chân Cơ của Chu Dịch vận hành.

Dưới đây sẽ giải thích chi tiết cho mọi người về cơ chế này:

Thiên Đạo hóa thành Thái Cực, Thái Cực sinh thành vạn sự vạn vật trong thế giới chúng ta, sau đó hóa thành Chu Dịch vận hành thế giới, khống chế toàn bộ sự vận hành và biến hóa của thế giới. Thiên Đạo là vĩnh hằng, Thiên Đạo sở dĩ vĩnh hằng, bởi vì có hạch tâm là “Lợi nhi bất hại”, cho nên vận hành của hạch tâm Chu Dịch cũng “Lợi nhi bất hại”, đây là điểm cân bằng khởi thủy của Chu Dịch, cũng là duy trì Chu Dịch trường cửu vận hành, là căn bản để duy trì thế giới tồn tại không bị hủy diệt. Điểm cân bằng khởi thủy này nằm ở vị trí trung tâm của bàn cân Chu Dịch, khi nằm ở vị trí này, thế giới ở trạng thái hài hòa mỹ hảo nhất, Âm Dương điều hòa, chỉ có lợi cho tự nhiên vạn vật mà không chút hại, đây là trạng thái lý tưởng nhất, cũng là trạng thái khởi thủy.

Chu Dịch giải mã Thiên cơ (Phần 1): Thà trái Thiên Ý, nguyện không phản Đạo
Chu Dịch vận hành thế giới, khống chế toàn bộ sự vận hành và biến hóa của thế giới. (Ảnh: Tổng hợp)

Thuận theo Âm Dương tương sinh tương khắc mà thế giới không ngừng biến hóa, phát triển. Hai đầu cán cân dần dần mất cân bằng, lúc thì đầu này hạ xuống, lúc thì đầu kia hạ xuống, bàn cân bắt đầu dao động lên xuống, tuy dao động lên xuống như vậy ,nhưng vẫn bảo trì dao động trong phạm vi an toàn, không dao động tới mức cực đoan làm nghiêng lệch, do vậy mà bàn cân không bị đổ, đây là dao động an toàn bình thường ở trạng thái cân bằng động.

Theo thời gian trôi, biến hóa của tương sinh tương khắc ngày càng mãnh liệt, cực đoan, xã hội nhân loại cũng càng ngày càng phân hóa hai cực, tỷ trọng hai cực càng ngày càng sai lệch, cực này có thể làm lật cực kia, lúc này bàn cân bắt đầu dao động lệch khỏi phạm vi an toàn, sẽ nghiêng về một cực, dẫn đến bàn cân nghiêng đổ, mà một khi bàn cân nghiêng đổ thì đó là ngày tàn của thế giới, thế giới sẽ bị xóa sạch, về không, xong lại bắt đầu vòng luân hồi mới. Nhưng lúc này, kiếp số của nhân loại chưa đến, cho nên bàn cân vẫn chưa bị nghiêng đổ, do vậy chỉ có thể dịch điểm cân bằng về phía cực nặng hơn, để lấy lại động thái cân bằng. Như vậy xuất hiện vấn đề là: Sau khi điểm cân bằng bị dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng ban đầu, thì bàn cân đã không chuẩn nữa, đã mất chuẩn rồi.

Điểm cân bằng của bàn cân khởi thủy là ở chính giữa trung tâm bàn cân, vị trí này là Thiên Đạo, là vị trí hài hòa nhất, có lợi cho vạn vật mà không hại. Một khi điểm cân bằng dịch chuyển tức là rời xa Thiên Đạo. Đối ứng với xã hội nhân loại, đó là quan niệm Đạo Đức của nhân loại bắt đầu bại hoại, biến dị, xa rời truyền thống.

Khi điểm cân bằng ở vị trí cân bằng khởi thủy, hai cực hoàn toàn cân bằng tĩnh chỉ, lúc này Âm và Dương vẫn chưa có tương sinh tương khắc, lúc đó bàn cân được gọi là Đạo, hai cực gọi là Âm và Dương.

Khi Âm, Dương tương sinh tương khắc, thúc đẩy xã hội nhân loại phát triển, trạng thái cân bằng tĩnh bị phá vỡ, hai cực xuất hiện Thiện, Ác, Âm Dương hóa thành Thiện Ác. Cho nên, sau khi Adam và Eva ăn vụng quả trên cây Thiện Ác, có khả năng phân biệt Thiện Ác, thì bị Thượng Đế trục xuất khỏi vườn Địa Đàng, đuổi tới sống trên mặt đất, phát triển thành xã hội nhân loại. Bởi vì một khi hãm nhập vào Âm Dương tương sinh tương khắc, sẽ phá vỡ cảnh giới ban đầu của Đạo, không thể ở lại vị trí đó. Chỉ có thoát ra khỏi tương sinh tương khắc, trở về trạng thái cân bằng tĩnh ban đầu, thì mới quay về được cảnh giới nguyên lai, quay về quê hương nguyên lai.

Khi xã hội nhân loại bị hãm nhập vào Âm Dương tương sinh tương khắc, trạng thái cân bằng tĩnh bị phá vỡ, cảnh giới của Đạo bị phá vỡ, Đạo trở thành vô hình. Lúc này hai cực bàn cân bắt đầu dao động, nhưng vẫn trong phạm vi an toàn, và xuất hiện trạng thái cân bằng động, điểm cân bằng vẫn chưa bị di chuyển, vẫn ở vị trí ban đầu, lúc này giá đỡ để bảo trì trạng thái cân bằng động được gọi là “Đức”.

Khi xã hội nhân loại bị hãm nhập vào Âm Dương tương sinh tương khắc, trạng thái cân bằng tĩnh bị phá vỡ, cảnh giới của Đạo bị phá vỡ, Đạo trở thành vô hình. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

Nó dao động xung quanh điểm cân bằng ban đầu, cũng là dao động xung quanh Thiên Đạo, lấy Thiên Đạo làm tiêu chuẩn, có xu hướng quay về Thiên Đạo, mong muốn khôi phục về điểm cân bằng tĩnh ban đầu, quay về trong Đạo, đây chính là Đức. Nó giữ cho điểm cân bằng không rời xa khỏi phạm vi dao động an toàn, đó là “Trung Dung”, đây là trong quá trình vận hành của Chu Dịch mà Thiên Đạo hóa thành Địa Đức, cũng là quá trình sinh thành của Đạo Đức. Đạo Đức cùng Trung Dung duy trì vĩnh viễn sự cân bằng, đặt vạn sự vạn vật ở vị trí bất bại.

Ở đây, cần cải chính lại hai khái niệm: Thiện Ác và Chính Tà. Thiện Ác không phải là Chính Tà. Lấy ví dụ, Ác không phải là Tà, ví như thay Trời hành Đạo mà sát phạt kẻ thập ác bất xá, ngăn chặn chúng họa hại nhân gian, đây là phương thức Ác, nhưng đây không phải Tà, trái lại là bảo vệ chính Đạo. Ngoài ra Thiện cũng không đồng nghĩa với chính Đạo, nhiều kẻ ngụy Thiện, biểu hiện là Thiện, nhưng không phải chính Đạo, trái lại là tà đạo.

Cho nên Thiện Ác không phải là Chính Tà. Thiện Ác là một loại thuộc tính, là thuộc tính Âm Dương, Ác thuộc Âm, Thiện thuộc Dương, đều do Thiên Đạo sinh ra, chỉ cần không rời xa Thiên Đạo, thì chúng không phải là Tà. Cũng như Nam và Nữ, nó chỉ là loại thuộc tính Âm Dương, Nam thuộc Dương, Nữ thuộc Âm, không cùng khái niệm với Chính Tà.

Vậy làm thế nào để phân biệt Chính Tà? Lấy Thiên Đạo làm tiêu chuẩn để phân biệt. Khi Âm Dương lấy Thiên Đạo làm chuẩn tắc, thì không phát sinh biến dị, lúc này bất kể là biểu hiện Thiện hay Ác thì đều không phải tà đạo; Khi Âm Dương phát sinh biến dị, bị ô nhiễm bất thuần, xa rời chuẩn tắc Thiên Đạo, lúc này sẽ bao hàm các nhân tố Tà. Tà là biến dị khi rời xa tiêu chuẩn của Thiên Đạo.

Khi xã hội nhân loại càng ngày càng phân hóa sang hai cực, tỷ trọng hai cực càng ngày càng chênh lệch lớn, bàn cân bắt đầu dao động, mất cân bằng, vượt khỏi phạm vi an toàn, sẽ nghiêng lật. Lúc này, để tránh nghiêng lật, điểm cân bằng của bàn cân phát sinh dịch chuyển, để duy trì sự cân bằng mới.

Điểm cân bằng của bàn cân dịch chuyển đồng nghĩa với thế giới đã sai lệch khỏi Thiên Đạo, bàn cân đã không chính xác nữa, lúc này vòng tuần hoàn Âm Dương phát sinh biến dị, trở nên ô nhiễm, bất thuần. Cho nên lúc này hai đầu cân hình thành nên giao tranh Chính - Tà. Thiện Ác biến thành Chính Tà.

Theo xã hội nhân loại càng ngày càng cực đoan, biến dị, xa rời chính thống, bàn cân càng ngày càng mất cân bằng, điểm cân bằng của bàn cân chỉ còn cách không ngừng dịch chuyển, biến dị của Âm Dương càng ngày càng trầm trọng.

Đến cuối cùng, điểm cân bằng đã di chuyển hẳn sang một bên, không thể dịch thêm được nữa, Âm Dương đã biến dị triệt để, thuộc tính bị đảo ngược, Âm biến dị thành Dương, Dương biến dị thành Âm, Âm Dương không thể tiếp tục tuần hoàn, đã tới điểm cuối, đây gọi là “Âm Dương đảo chiều”. Lúc này, bàn cân sẽ bị lật, không thể vãn hồi, Đại Kiếp sẽ giáng xuống, đây chính là thời khắc của chúng ta hiện nay.

Dịch bệnh Vũ Hán - P3: Dịch bệnh - một hiện tượng ngẫu nhiên hay an bài?
Lúc này, bàn cân sẽ bị lật, không thể vãn hồi, Đại Kiếp sẽ giáng xuống, đây chính là thời khắc của chúng ta hiện nay. (Ảnh: Tổng hợp)

Cho nên trong các dự ngôn đều nói nhân loại chúng ta đang ở trong Đại Kiếp, các cao nhân đắc Đạo trong lịch sử đã dựa vào vận hành của Chu Dịch mà suy ra những sự việc đang phát sinh hiện nay, kiếp số của nhân loại đã tới, các loại đại tai nạn đang giáng xuống, mỗi một sinh mệnh ở thời khắc này phải đưa ra lựa chọn, lựa chọn tương lai của chính mình!

Về Âm Dương đảo chiều, chúng tôi giải thích thêm: Âm Dương, Thiện Ác, Chính Tà, đều là từ bàn cân của Thiên Đạo này mà ra, đứng cân bằng ở hai cực, bảo trì cân bằng. Thiên Đạo vô tư, ở chính giữa mà đo lường Âm Dương, Thiện Ác, Chính Tà, gọi là Chính Thống. Khi điểm cân bằng bị di chuyển, thì sự đo lường bị mất đi chuẩn tắc Chính Thống, Danh không tương đồng với Thực, đã biến dị bất thuần. Vạn sự vạn vật đều do Âm Dương tương sinh tương khắc sinh thành, bàn cân lệch chuẩn rồi, vật chất cũng phát sinh biến dị lệch khỏi Thiên Đạo chính thống. Cuối cùng khi điểm cân bằng lệch hẳn sang một bên, thì thế giới hoàn toàn điên đảo, phản ngược lại, lực lượng Tà áp đảo khống chế toàn thế giới, lúc này là hồi kết của vạn sự vạn vật, là ngày tàn của thế giới, gọi là Âm Dương đảo chiều.

Loại Thiên tượng Âm Dương đảo chiều này, đối ứng đến xã hội nhân loại, đó là trắng đen điên đảo, chính tà khó phân, Chính bị nói thành Tà, Tà được nói thành Chính, Đại Đạo bị phế bỏ, Chính Thống bị cười chê, mà Tà ác thì ngồi trên lễ đường trang trọng, thế giới hoàn toàn bị ma quỷ thao khống. Nhân loại Nam chẳng ra Nam, Nữ không ra Nữ, Nam hình dáng như Nữ, Nữ trông gần như Nam, giới tính thay đổi, đồng tính luyến ái trở thành bình thường. Lúc này thế giới hoàn toàn bị tà ác khống chế, bị đặt vào trạng thái hủy diệt cuối cùng, chúng ta sẽ tận mắt thấy ngày tàn giáng lâm, nhưng vẫn có những người bình an qua kiếp nạn, được lưu lại và tiến nhập vào Vũ Trụ mỹ hảo mới, cũng có người bị đả nhập Địa Ngục vô gián tiêu hủy đào thải, không có tương lai. Đây là do lựa chọn của mỗi người. Làm thế nào qua kiếp nạn, tiến vào tương lai mới? Tác giả đã nói nhiều lần trong các chương, cần có hai tiêu chuẩn lớn: Một - Tránh xa Trung Cộng, thanh minh thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội, không đứng trong đội ngũ của nó. Hai - không phản đối Pháp Luân Đại Pháp của Sáng Thế Chủ đang cứu độ chúng sinh trong đại kiếp nạn.

Tiếp sau đây, chúng tôi lấy sóng nước làm ví dụ để giải thích thêm cho độc giả:

Khi mặt nước tĩnh chỉ bất động, gọi là mặt nước tĩnh, đây là trạng thái cân bằng, tương đương với Thiên Đạo. Khi điểm cân bằng mặt nước bị phá vỡ, các sóng sẽ bắt đầu dao động xung quanh điểm cân bằng ban đầu, lúc này trạng thái tĩnh ban đầu đã mất, không thấy nữa, biến thành “Vô hình”, nhưng sóng nước vẫn có xu hướng dao động xung quanh điểm “Vô hình” ấy. Không kể dao động to nhỏ thế nào, phương hướng biến hóa ra sao, đều phải hướng về điểm cân bằng ban đầu mà dao động, nhằm khôi phục trạng thái mặt nước tĩnh ban đầu, lúc này nó được gọi là trạng thái cân bằng động, trạng thái cân bằng động này là “Hiển hình” và được gọi là Đức. Nó ước thúc dao động của mặt nước, giữ xu thế hướng về vị trí cân bằng nguyên lai, duy trì trong phạm vi an toàn, nhằm lập lại điểm cân bằng, không bị sai lệch, đây chính là Trung Dung, cũng là Đạo quân tử trong Chu Dịch.

Loạt bài này chỉ là ở thời khắc đặc thù của lịch sử, mà cùng mọi người khám phá huyền cơ của Chu Dịch, Thái cực, Bát quái, đều là những điều không có trong sách vở. Viết ra tại thời khắc vô cùng nguy cấp của lịch sử, hy vọng thức tỉnh người có duyên, mong mọi người bình an qua kiếp nạn, tiến nhập tương lai tốt đẹp vô hạn quang minh.

Thái Bình
Theo tác giả Lý Đạo Chân - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Chu Dịch giải mã Thiên cơ (Phần 3): Giải khai chân cơ - Chu Dịch vận hành