Đại Đạo trị quốc (Phần 15): Nguồn của Đạo Đức

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chế định pháp luật phải lấy Đại Đạo làm gốc, để hộ trì Đạo Đức làm cơ bản, khởi tác dụng trừng phạt kẻ ác, biểu dương người thiện. Không được lấy lợi ích làm hạch tâm, không lấy lợi ích to nhỏ mà cân nhắc tiêu chuẩn. Pháp luật công chính không phải ở chỗ duy hộ lợi ích của sinh mệnh, mà là ở chỗ duy hộ Đạo Đức nhân tâm...

Xem lại:
Đại Đạo trị quốc (Phần 14): Thuật của Pháp gia
Đại Đạo trị quốc (Phần 16): Đại Đạo phương Tây

Căn cứ vào lịch trình phát triển của lịch sử dân tộc Trung Hoa, tác giả mang các mô hình trị quốc của các gia phái tập hợp lại, nghiên cứu, đưa ra mô hình trị quốc cuối cùng, đó là lấy Đạo Đức làm hạch tâm, Lễ Nhạc làm trung tầng, Hình Pháp là tầng ngoài cùng, mô hình lập thể ba tầng.

Giữa các tầng có quan hệ tương hỗ liên tiếp, hình thành lên tầng hướng vận chuyển từ trong ra ngoài mà đưa ra pháp tắc liên tục xuyên suốt. Phương hướng vận chuyển của mô hình này phải luôn hướng về tầng hạch tâm Đạo Đức, như vậy mới khắc chế được sự vượt quá, nếu không như vậy, khi tầng pháp luật ngoài cùng không đủ để chế ước bách tính, thì ngày sụp đổ sẽ đến.

Phương hướng vận chuyển của mô hình trị quốc này phải luôn hướng về tầng hạch tâm Đạo Đức, như vậy mới khắc chế được sự vượt quá (Ảnh: Miền công cộng)

Do pháp luật là tầng ngoài cùng, so với tầng diện khác mà nói, pháp luật là văn kiện chết, nó không có hình tượng, mà người là sống động, thứ sống động thì nhất định có hình tượng. Nếu nhân loại cứ theo xu thế phóng túng, một mực phát triển hướng ra tầng ngoài cùng, một mực hoàn thiện pháp luật, coi trọng pháp luật mà coi nhẹ Đạo Đức, đem thứ chết cứng chế ước người sống, thì sẽ dần dần phong kín đến chết nhân loại, làm nhân loại hoàn toàn mất đi không gian sinh tồn. Như vậy sẽ tạo thành việc nhân loại không ngừng vượt ra, không ngừng phóng túng, tìm kẽ hở của pháp luật, pháp luật cũng chỉ còn cách không ngừng hoàn thiện, gia tăng, vậy sẽ tạo thành vòng tuần hoàn ác tính, làm không gian hoạt động của nhân loại càng ngày càng hẹp, phát triển đến cuối cùng, sẽ làm nhân loại không còn đường ra, bị pháp luật phong kín mà chết.

Như ngày nay, pháp luật càng ngày càng hoàn thiện, văn bản pháp luật nhiều tới mức không thể tính đếm, đồng thời còn tăng thêm hàng năm, nhiều tới mức không có bất kỳ một luật sư và thẩm phán nào trên thế giới có thể nhớ hết. Nó dường như bao hàm toàn bộ các phương diện trong cuộc sống, giống như một nhà tù, nhốt toàn nhân loại vào trong, đồng thời các điều khoản pháp luật không ngừng điên cuồng gia tăng, không gian hoạt động của nhân loại càng ngày càng ít, theo xu hướng này mà phát triển, cuối cùng nhân loại sẽ tự làm chết mình, không có đường thoát, làm bất kỳ hoạt động nào của con người đều có khả năng vi phạm pháp luật, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Ví như nay, có rất nhiều người vô ý phạm pháp, tự mình không biết, thậm chí ngay luật sư phạm pháp mà tự mình không biết. Đây là con đường tự hủy diệt của nhân loại.

Bởi vì, pháp luật thuần túy chỉ là thủ đoạn của nhân pháp, không có hình tượng, không có tâm pháp, cho nên tuyệt đối không sử dụng pháp luật một cách đơn độc cô lập, nếu không nhất định sẽ thành tà pháp, nhất định phải dựa vào tâm pháp, nhất định phải đặt pháp luật trong nội hàm Đạo Đức, rót vào nó hình tượng, làm cho nó sống động.

Ví dụ, Đạo gia giảng: phạt kẻ vô Đạo, lấy Thiên Đạo làm chuẩn tắc, lưới Trời lồng lộng, thưa nhưng khó lọt, vô Đạo tất vong, đây là Thiên Pháp của Đạo gia. Pháp luật nhân gian phải theo Thiên Pháp mà kiến lập, quẻ Phệ Hạp trong “Chu Dịch” biểu thị ra quá trình sinh thành của nhân pháp từ Thiên Pháp. Nho gia giảng Lễ nhập Hình, làm Lễ, Hình kết hợp, đem pháp luật dựa trên cơ sở lễ nghĩa của Nho gia, như vậy pháp luật được dựa vào tầng diện sâu hơn, có hình tượng, trở thành sống động, có đủ không gian phát triển vô hạn, mà không phải là những điều khoản chết cứng, không làm nhân loại bị bịt chết trong ngõ cụt.

Thần điều khiển ý, tứ lượng bạt thiên cân (Ảnh: Tổng hợp)
Đạo gia giảng: phạt kẻ vô Đạo, lấy Thiên Đạo làm chuẩn tắc, lưới Trời lồng lộng, thưa nhưng khó lọt, vô Đạo tất vong, đây là Thiên Pháp của Đạo gia. (Ảnh: Tổng hợp)

Pháp luật hiện nay đều theo xu thế vượt quá, hướng ra bề mặt, hoàn toàn là để đạt mục đích lấy nhân pháp trị người, lấy lợi ích làm hạch tâm, mà không phải để duy hộ Đạo Đức, xa rời ý nghĩa tồn tại của nó. Theo xu hướng đó mà phát triển, pháp luật sẽ càng ngày càng nhiều, càng ngày càng nghiêm khắc, nhưng tỷ lệ tội phạm càng ngày càng tăng cao, các vấn đề xã hội ngày càng nhiều. Sự thực đang là như vậy, nhân loại hiện nay đều đang nếm quả đắng này, càng về sau càng đáng sợ.

Lão Tử nói: Càng nhiều cấm kỵ, bách tính càng bần cùng; thủ đoạn càng nhiều, quốc gia càng hỗn loạn; tâm cơ trí xảo càng nhiều, tà đạo càng thịnh hành, chế độ pháp luật càng nhiều hà khắc, đạo tặc xuất hiện càng lắm. Từ đây có thể thấy rõ, thi hành vô vi nhi trị mới là chính Đạo trị quốc.

Cho nên, pháp luật vĩnh viễn chỉ có thể là công cụ bổ trợ cho Đạo Đức, chỉ là biện pháp tức thời, cuối cùng nhất định phải đưa thiên hạ dẫn nhập vào tầng diện Đạo Đức.

Khi pháp luật là biện pháp bổ trợ tức thời cho Đạo Đức, nhất định phải xoay quanh hạch tâm Đạo Đức mà vận hành, lấy Đạo Đức làm tâm pháp, tuyệt không thể xa rời, đây là pháp luật chính Đạo. Cũng như con đê, nhất định phải bao quanh dòng sông, ngăn chặn nước lớn tràn qua, xa rời dòng sông, con đê sẽ mất đi ý nghĩa và tác dụng.

Chế định pháp luật phải lấy Đại Đạo làm gốc, để hộ trì Đạo Đức làm cơ bản, khởi tác dụng trừng phạt kẻ ác, biểu dương người thiện. Không được lấy lợi ích làm hạch tâm, không lấy lợi ích to nhỏ mà cân nhắc tiêu chuẩn. Pháp luật công chính không phải ở chỗ duy hộ lợi ích của sinh mệnh, mà là ở chỗ duy hộ Đạo Đức nhân tâm, do đó, pháp luật nhất định phải tiếp xúc đến được tầng diện Đạo Đức của nhân loại, có thể đối với phẩm hạnh Đạo Đức của một người mà tiến hành tuyên phán, chế tài, chứ không dùng thứ văn kiện chết không đề cập đến Đạo Đức của nhân loại.

Mô hình trị quốc ba tầng lập thể của dân tộc Trung Hoa này, tự cổ đến nay đều là từ trong ra ngoài tầng tầng vượt quá, nó hình thành nên “Thế” (Xu thế). Khi nhân loại ở trong mô hình này, bị dẫn theo xu thế mà vận động, tức là hướng ra ngoài tầng bề mặt. Khi tầng ngoài cùng không thể chế ước sự vượt quá của nhân loại, thì nhân loại đi đến điểm cuối cùng - hủy diệt.

Do vậy, nhân loại ở trong mô hình này, nhất định phải ngược với xu thế đó mà quay về, hướng về tầng diện hạch tâm Đạo Đức, hình thành vận chuyển ngược dòng. Có như vậy xã hội nhân loại mới không ngừng thăng hoa, hồi quy, càng ngày càng hạnh phúc mỹ hảo, có tương lại tươi sáng vô hạn.

Nhân loại làm thế nào có thể ngược dòng xu thế phóng túng cường đại này? Đáp án mà tác giả tìm thấy đó là: Quay về với cội nguồn Đạo Đức, dẫn nhân loại nhập vào lực lượng cường đại của cội nguồn Đạo Đức, làm nhân loại đề kháng lại xu thế vượt quá, ngược dòng mà lên.

Nhưng cội nguồn Đạo Đức là gì? Đó là: Chính tín của nhân loại đối với Thiên Địa Thần Linh, Đạo Đức của nhân loại bắt nguồn từ đây, do Thiên Thượng cao tầng đưa xuống nhân gian, do Thần Linh dẫn dắt nhân loại.

Chỉ có lực lượng tín ngưỡng đến từ cội nguồn Đạo Đức mới có thể tịnh hóa nhân loại, tiêu trừ xu thế phóng túng, làm nhân loại quay về trong sự bao bọc của Thần, quay về với bản tính tiên thiên thuần chân vô tà. Ngoài điều này ra, không có bất kỳ một lực lượng nào có thể giải cứu nhân loại, đây cũng là con đường duy nhất của nhân loại để quay về.

Theo Lý Đạo Chân - Visiontimes
Thái Bình biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Đại Đạo trị quốc (Phần 15): Nguồn của Đạo Đức