Gia Cát Lượng không tính toán như Thần? Sử quan 170 tuổi dùng hai chữ đánh giá chính xác

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tào Tháo có ân đối với Quan Vũ, vậy báo ân như thế nào, Gia Cát Lượng an bài như vậy. Trong trận chiến Xích Bích, Tào Tháo tất bại, nhưng mệnh của Tào Tháo chưa đến tuyệt lộ, tất nhiên thua chạy ở Hoa Dung Đạo. Vì vậy, Gia Cát Lượng bố trí cho Quan Vũ đi trấn giữ...

Trong "Tấn sử" ghi chép: Năm 347, Hoàn Ôn đến nước Thục, thấy một viên sử quan nhỏ của Gia Cát Lượng năm xưa, nay đã 170 Tuổi. Hoàn Ôn hỏi: "Gia Cát Công có gì hơn người không?".

Sử quan trả lời: "Không có gì hơn người".

Hoàn Ôn liền tỏ vẻ tự cao tự đại. Sử quan im lặng một lúc lâu rồi nói: "Nhưng từ Gia Cát Công về sau, chưa từng thấy người nào đối nhân xử thế thỏa đáng giống ông ấy như vậy".

Hoàn Ôn lúc này mới hổ thẹn tâm phục.

Khi Phùng Mộng Long đời Minh dẫn thuật đoạn chuyện xưa này, đã bình luận rằng: "Mọi thứ chỉ khó được 'Thỏa đáng', hai chữ này, là tri kỷ của Khổng Minh".

Cổ nhân nghe được hai chữ "thỏa đáng" này hẳn là tâm phục khẩu phục, bởi vì theo tiêu chuẩn văn hóa truyền thống, con người có tiêu chuẩn đạo đức rất cao, có thể xử lý các việc hài lòng về mọi mặt đều là không dễ dàng, đó mới là người có tư thái và cảnh giới cao. Gia Cát Thừa tướng có thể làm được, cho thấy tư tưởng của ông ở cảnh giới cao xa hơn mọi người lúc bấy giờ, ông yêu cầu khắt khe đối với bản thân mình, xử lý các vấn đề càng toàn diện.

Con người ngày nay khi xem câu chuyện này, có người cho rằng: "Đây được coi là cảnh giới gì, là "thỏa đáng" ư? Tôi phải có tiền, thì chuyện gì cũng đều có thể xử lý thỏa đáng". Kẻ có tiền thích nói một câu là: "Chỉ cần có thể dùng tiền là làm được việc". Đem tiền tài coi như là vạn năng. Thực tế cuộc sống là, người không có tiền rất phiền não, có tiền phiền não càng nhiều. Bởi vì con người hôm nay không có tâm pháp ước thúc, có rất nhiều lòng tham. Người tham lam là không có tận cùng, không cách nào thỏa mãn, lại thêm đạo đức bại hoại, các loại vấn đề theo nhau mà đến, tự lo còn không rảnh, còn tâm tư nào để có thể làm mọi việc một cách "thỏa đáng" đây?!

Chỗ hơn người chân chính của Gia Cát Lượng là: Trong quá trình xử sự thỏa đáng, ông đã lưu lại cho hậu nhân một con đường trở về truyền thống, lưu lại một con đường tham chiếu trở về với truyền thống.

Trong ghi chép kể trên, sử quan không có nêu ví dụ nói rõ Gia Cát Thừa tướng gặp chuyện thì xử lý thỏa đáng như thế nào, nhưng chúng ta có thể từ "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán Trung để hiểu được một vài điều. Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán, thông hiểu quá khứ và tương lai. Những gì ông ấy làm cũng là vì tương lai cần văn hóa gì mà làm. Trong quá trình ông phụ tá Lưu Bị chinh phục và bảo vệ thiên hạ, đã đem tiêu chuẩn nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của một quân tử thời cổ đại diễn dịch phát huy vô cùng tinh tế. Cái gì là trung, hiếu, tiết, nghĩa, khi đối mặt với lựa chọn, làm thế nào để có thể hoàn mỹ song toàn, đều nói rõ ra.

Triệu Vân là tướng quân bách chiến bách thắng, bản sự rất lớn, thế nhưng lúc Lưu Bị bại trận, Gia Cát Lượng lại không cần Triệu Vân đánh tiên phong, sắp xếp cho ông đi đoạn hậu. Rất nhiều người khó có thể lý giải được. Là bởi vì Gia Cát Lượng biết trận nào tất bại, là Thiên định, không thể cải biến, dù cho Triệu Vân làm tiên phong cũng không cải biến được vận mệnh tất bại. Sắp xếp Triệu Vân đoạn hậu, quân địch không dám truy đuổi, bảo toàn uy danh bách chiến bách thắng của tướng quân Triệu Vân, đồng thời cũng đặt vững một nét văn hóa về vị tướng quân bách chiến bách thắng này.

Tào Tháo có ân đối với Quan Vũ, vậy báo ân như thế nào, Gia Cát Lượng an bài như vậy. Trong trận chiến Xích Bích, Tào Tháo tất bại, nhưng mệnh của Tào Tháo chưa đến tuyệt lộ, tất nhiên thua chạy ở Hoa Dung Đạo. Vì vậy, Gia Cát Lượng bố trí cho Quan Vũ đi trấn giữ, trước khi đi còn ký giấy sinh tử. Cuối cùng Quan Vũ vì nghĩa thả Tào Tháo, bảo toàn mỹ danh "Quan Vũ nghĩa át mây trời" lưu thiên cổ, lưu lại cho thế gian đoạn ân oán này.

Gia Cát Lượng biết rõ Thiên lý không thể trái, làm trái Thiên lý ắt có báo ứng. Vì để lưu lại nét văn hóa hóa này, Gia Cát Lượng không tiếc lấy thân mình thử nghiệm. Bất đắc dĩ hỏa thiêu đội quân giáp mây người dân tộc thiểu số, bản thân Gia Cát Lượng cũng cảm khái: "Diệt một chủng tộc, sẽ phải giảm thọ". Biết rõ cha con Tư Mã Ý mệnh chưa tuyệt, vẫn thiết kế hỏa thiêu cha con Tư Mã Ý, kết quả lửa cháy thì mưa to đến. Biết rõ nghịch Thiên cải mệnh làm trái Thiên lý, vẫn dựa vào học vấn trong lòng mà gắng gượng làm, kết quả vào thời điểm then chốt thì Ngụy Diên đạp mạnh làm tắt ngọn đèn chủ vị, cuối cùng thất bại.

Biểu hiện bề mặt thì nhìn như Gia Cát Lượng không biết tự lượng sức mình, nhưng trên thực tế là Gia Cát Lượng dụng hết tâm cơ muốn lưu giữ lại nét văn hóa này: Con người cần phải thuận theo Thiên lý mà đi, nghịch Thiên lý ắt có báo ứng.

Tranh vẽ Gia Cát Lượng. (Nguồn ảnh: Wikipedia)
Tranh vẽ Gia Cát Lượng. (Nguồn ảnh: Wikipedia)

Gia Cát Lượng vì để lưu lại cho hậu nhân một con đường có thể tham chiếu để quay trở về với truyền thống, thật là cúc cung tận tụy, nhưng không phải đến chết mới thôi. Gia Cát Lượng sau khi qua đời cũng đã lưu lại cho hậu nhân rất nhiều thứ. Gia Cát Lượng tính tới con cháu bao nhiêu đời của ông gặp nạn, vì vậy đã lưu lại cho họ một cái cẩm nang diệu kế, kết quả cứu được Huyện lệnh, thắng kiện cáo. Ông lưu lại cực phẩm tiên tri "Mã tiền khóa". Còn có rất nhiều truyền thuyết trong dân gian kể về những suy tính của ông. Gia Cát Lượng cảnh cáo hậu nhân: Mọi việc trên thế gian đều là do Thần Phật an bài, con người đừng bị hoang ngôn lừa gạt mà đi chống lại Trời Đất Thần Phật, nếu không sẽ đoạn mất tương lai.

Gia Cát Lượng biết Nhai Đình tất sẽ thất bại, đây là Thiên ý, ông sắp xếp cho Mã Tốc sốt ruột lập công đi trấn giữ Nhai Đình, là có dụng ý. Trong văn hóa được lưu lại không thể có khoảng trống, cũng phải có nhân vật phản diện, phải có giáo huấn, để cho hậu nhân tiếp thu giáo huấn của các bậc tiền nhân, từ đó sửa đổi con đường nhân sinh của chính mình. Mã Tốc chính là mang đến tác dụng như vậy, trên thực tế là thành tựu Mã Tốc, là để góp phần lưu lại văn hóa này. Gia Cát Lượng xử sự có phải là để lưu lại văn hóa chính thống rất "thỏa đáng"? Hai chữ "Thỏa đáng" đồng hành một đời cùng với Gia Cát Lượng, vì hai chữ này mà lo lắng hết lòng, cúc cung tận tụy.

Trung Nguyên
Theo Minh Khắc - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Gia Cát Lượng không tính toán như Thần? Sử quan 170 tuổi dùng hai chữ đánh giá chính xác