Chu Dịch giải mã Thiên cơ (Phần 5): Huyền Cơ của Chu Dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cho nên, chỉ cần đắc được Chân Cơ, vô luận là từ Dịch Lý, Thiên Tượng, hay là Phong Thủy, đều có thể nhìn thấu thế sự bể dâu biến hóa, suy ra quá khứ, tương lai. Nhưng nếu chỉ biết bề mặt, vô luận có nắm vững bao nhiêu tri thức của Dịch Lý, Thiên Tượng, Phong Thủy, thì cũng là lời suông mà thôi.

Xem: Chu Dịch giải mã Thiên Cơ:
P-4: Ẩn trong sinh sát – Đứng nơi bất bại
P-6: Huyền Cơ của Thái Cực

Chu Dịch là vòng tuần hoàn Đại Chu Thiên, siêu việt khỏi tuần hoàn Thiên Địa Đại Chu Thiên của thế giới chúng ta, do vậy vạn sự vạn vật của thế giới chúng ta đều nằm trong đó, không gì bị bỏ sót.

Cũng nói, vạn sự vạn vật trong thế giới chúng ta đều trong vòng đại tuần hoàn này mà sinh trưởng, phát triển, biến hóa. Cho nên ứng dụng của Chu Dịch là vô cùng rộng lớn, có thể coi như văn tự mà dùng, tác giả từ “Thần truyền văn tự tàng Thiên cơ” mà đưa ra trọng điểm luận thuật quan hệ của Chu Dịch và Hán tự; còn có thể dùng để dự đoán, chiêm bói, suy ra quá khứ, tương lai, bởi vì tung tích của quá trình sinh thành, phát triển và biến hóa của vạn sự vạn vật đều nằm ở đây; lại còn có thể kết hợp với Trung Y, dùng cho trị bệnh - gọi là Dịch Y; rồi kết hợp với Lịch Pháp, để biểu thị hai khí Âm Dương sinh diệt cùng khí hậu biến hóa trong năm; còn kết hợp với Đạo gia đan pháp, dùng tu luyện thành Tiên… Có thể nói, chỉ cần hiểu được Chân Cơ trong đó thì ứng dụng của Chu Dịch là vô cùng, tùy ý sử dụng.

Trước khi nói Chu Dịch, trước tiên nói về quan hệ giữa Chu Dịch và 64 quẻ. Thực ra loạt bài này có rất nhiều nội dung là diễn giải 64 quẻ chứ không phải là giải Chu Dịch. Chỉ là dùng danh xưng Chu Dịch để mọi người dễ lý giải, biểu đạt, do danh xưng ấy đã được mọi người nhận thức phổ biến như vậy. Chu Dịch gồm 64 quẻ, nhưng 64 quẻ không phải Chu Dịch.

Chu Dịch giải mã Thiên cơ (Phần 1): Thà trái Thiên Ý, nguyện không phản Đạo
Chu Dịch gồm 64 quẻ, nhưng 64 quẻ không phải Chu Dịch. (Ảnh: Tổng hợp)

“Chu Lễ - Xuân quan” viết: “Thái bốc chưởng tam dịch chi pháp, nhất viết Liên Sơn, nhị viết Quy Tàng, tam viết Chu Dịch. Kỳ kinh quẻ giai bát, kỳ biệt giai lục thập hữu tứ.”

Là cũng nói, thời cổ đại, ngoài Chu Dịch ra còn có các Dịch khác, như Liên Sơn Dịch, Quy Tàng Dịch, đều là có 64 quẻ. Khác biệt chỗ nào? Thứ tự vận hành khác nhau, quẻ từ, hào từ khác nhau.

Cùng là 64 quẻ, theo thứ tự vận hành khác nhau mà hình thành nên tuần hoàn Đại Chu Thiên, cùng là Dịch. Có thể là Liên Sơn Dịch, Quy Tàng Dịch, cũng có thể là Chu Dịch hoặc Dịch khác.

Từ sớm đã có 64 quẻ, hai vạn năm trước, khi Phục Hy Thị vẽ ra Bát Quái, đồng thời nhân gấp từng cặp từng cặp mà suy thành 64 quẻ. Nhưng 64 quẻ này trong lịch sử, tại các thời kỳ khác nhau vận hành theo thứ tự khác nhau, cấu thành các Dịch khác nhau. Đến thời nhà Chu mới quy về thứ tự hiện nay, trở thành Chu Dịch. Chu Dịch bắt đầu vận hành từ thời nhà Chu. Nhiều người cho là 64 quẻ là do Chu Văn Vương sáng lập, đó là sai, 64 quẻ là do Phục Hy Thị khi vẽ Bát Quái đồng thời sáng lập ra. Có thể Chu Văn Vương lấy 64 quẻ sắp xếp lại, rồi thêm vào quẻ từ, hào từ mà thành Chu Dịch.

Mọi người đã biết “Phong Thần Diễn Nghĩa”, mạt niên Thương triều, Thượng Thiên an bài Khương Tử Nha phong Thần, sắp xếp lại mới Thần Vị trong Thiên Địa, đồng thời phù giúp nhà Chu kiến lập triều Chu, cũng là sắp đặt lại Bàn Thiên Địa. Thứ tự 64 quẻ cũng theo thứ tự mới của Bàn Thiên Địa mà thành Chu Dịch.

Phần trước chúng tôi đã giảng tuần hoàn Đại Chu Thiên, 64 quẻ kỳ thực là vòng tuần hoàn Đại Chu Thiên hoàn chỉnh, nhưng mạch lạc, thứ tự vận hành không phải là cố định, mà có phát sinh biến hóa, hình thành nên các Dịch khác nhau. Năng lượng siêu việt thời không, từ Thiên đến Địa, từ Địa tới Thiên, hai mặt Âm Dương đi một vòng Đại Chu Thiên tuần hoàn. Nhưng tuần hoàn Đại Chu Thiên có thể đi theo lộ tuyến mạch lạc khác nhau, theo thứ tự khác nhau mà vận hành. Tùy theo mạch lạc tuần hoàn Đại Chu Thiên của thế giới nhân loại biến hóa, thứ tự 64 quẻ được không ngừng sắp xếp mới, hình thành các Dịch khác nhau, ứng dụng cho từng thời kỳ lịch sử.

Các thời không khác nhau, các chiều khác nhau có các vòng tuần hoàn Đại Chu Thiên khác nhau, các vòng tuần hoàn khác nhau đó giống như các bánh răng, ăn khớp vào nhau, tầng tầng đối ứng vận hành, hình thành nên Đại Tuần Hoàn Vũ Trụ, cấu thành một loại cơ chế tuần hoàn đằng sau thế giới tự nhiên. Đây cũng như là ở phía sau mặt đồng hồ là các bánh răng lớn nhỏ khác nhau, tầng tầng ăn khớp vào nhau, chúng vận hành đằng sau, nhờ đó mà kim đồng hồ chạy được, chỉ ra thời gian tương ứng.

Các thời không khác nhau, các chiều khác nhau có các vòng tuần hoàn Đại Chu Thiên khác nhau. (Ảnh minh họa: Pixabay)

64 quẻ tương đương với bộ bánh răng đằng sau mặt đồng hồ, nó là cơ chế tự nhiên, là Đại Tuần Hoàn của Thái Dương hệ đối ứng với hệ Ngân Hà, cơ bản là không cải biến. Nhưng thứ tự vận hành có thể tại các thời kỳ khác nhau mà phát sinh biến hóa, hình thành nên các Dịch khác nhau. Cho đến ngày nay là thời khắc đặc thù của lịch sử, Chu Dịch đã tới thời khắc Âm Dương đảo chiều mà nghiêng lật, các dự ngôn đều nói văn minh nhân loại đang vào hồi kết, cho nên Chu Dịch cũng đã tới đầu chót. Tương lai khẳng định sẽ không dùng Chu Dịch, nó sẽ không còn ý nghĩa nữa, nhưng 64 quẻ thì không biết có lưu lại hay không, nếu có lưu lại thì cùng phải lập lại thứ tự mới.

Dịch là Địa cầu, Chu Thiên Đại Tuần Hoàn của Thái Dương hệ đối ứng với Ngân Hà hệ, là đối ứng với biến hóa của Thiên Tượng, là Thiên Tượng biến hóa dẫn đến đối ứng cõi nhân gian. Xem Thiên Tượng, sau đó đối chiếu Dịch lý mà suy, sẽ biết nhân gian quá khứ, tương lai.

Nhưng quy luật vận chuyển của Thiên Tượng cũng không hằng định bất biến, Thiên Tượng của vài ngàn năm trước và ngày nay là không giống nhau, cho nên dùng Thiên Tượng hiện nay mà suy ra sự tình ngàn vạn năm trước thì không còn chuẩn nữa, nó có phạm vi thời gian, đến một thời gian nhất định, sẽ biến động, cái Bàn đó sẽ bị cải biến.

Ví dụ: Trục của Trái Đất liên tục phát sinh sai dịch, nó liên tục quay vòng theo đường xoáy ốc, khoảng 26 nghìn năm quay hết một vòng, thiên văn học gọi là Tuế Sai. Cho nên tinh tượng liên tục phát sinh biến hóa, tinh tượng vận chuyển là lấy sao Bắc Cực định hướng, “tinh không” xoay quanh Bắc Cực tinh mà vận chuyển, Bắc Cực tinh là ngôi sao sáng nhất theo hướng chỉ của trục Trái Đất, nay sao Polaris là sao sáng nhất trong chòm sao Tiểu Hùng, nhưng do Tuế Sai, 14.000 năm trước Bắc Cực tinh không phải là Polaris, mà là sao Chức Nữ, khi ấy trên Địa cầu quan trắc thấy “tinh không” đều xoay quanh sao Chức Nữ mà vận chuyển, cho nên so với tinh tượng của ngày nay là hoàn toàn khác. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác gây ra sự sai dịch của trục trái đất, do vậy, đứng trên Trái Đất mà quan trắc tinh tượng, thì không cố định bất biến mà là thời kỳ khác nhau có biến hóa khác nhau.

Ví như, 4.000 năm trước, trung tâm năng lượng của long mạch tập trung ở phía Bắc núi Côn Luân, Tân Cương, cho nên khi ấy địa phương này đất đai phì nhiêu, khí hậu thuận hòa, khi đó trung tâm văn minh của Trung Hoa tập trung tại đây. Theo dòng lịch sử các triều đại, năng lượng long mạch dịch dần về lưu vực sông Hoàng Hà, do vậy khí hậu vùng Tân Cương ngày càng trở nên khắc nghiệt, đất đai hoang vu sa mạc hóa, cuối cùng biến thành sa mạc, trung tâm văn minh Trung Hoa cũng theo năng lượng của long mạch mà dịch dần về lưu vực Hoàng Hà. Đặc biệt sau thời nhà Đường, năng lượng long mạch dịch dần theo hướng Đông, Nam, cho nên khí hậu phía Bắc càng ngày càng lạnh, đất đai khô cằn, không thích hợp cho nhân loại cư trú, biến thành vùng đất rộng người thưa, trung tâm văn minh của Trung Hoa cũng dời về Đông về Nam, nên nhân khẩu những vùng này nhiều dần lên.

Vì sao núi Côn Luân được xem là ngọn núi Thần của Trung Quốc?
4.000 năm trước, trung tâm năng lượng của long mạch tập trung ở phía Bắc núi Côn Luân, Tân Cương, cho nên khi ấy địa phương này đất đai phì nhiêu, khí hậu thuận hòa, khi đó trung tâm văn minh của Trung Hoa tập trung tại đây. .(Alliance française de Wuhan/CC BY-SA 3.0)

Cũng như vậy, văn minh nhân loại cũng từng đợt từng đợt nối tiếp luân hồi, khoảng 5000 năm một đợt, một nền văn minh cũ kết thúc, nền văn minh mới lại bắt đầu, lịch sử nhân loại lại sang trang mới. Ba Bàn Thiên Địa Nhân cũng biến hóa không ngừng, không phải là cố định bất biến, do vậy 64 quẻ cũng không ngừng sắp xếp lại thứ tự.

Ngoài ra còn có các đại sự kiện tạo ra biến hóa. Ví dụ, sự kiện lớn như: Cộng Công húc đổ núi Bất Chu, Nữ Oa vá trời, làm vòng tuần hoàn Đại Chu Thiên của thời không nhân loại và các thời không khác bị phá vỡ, sau đó phát sinh sai lệch, tạo thành “Thiên khuynh Tây Bắc, Địa hãm Đông Nam” thời không sai dịch. Loại biến hóa này đồng thời dẫn đến Thiên Bàn, Địa Bàn, Nhân Bàn sai lệch, làm thứ tự toàn bộ Đại Tuần Hoàn sai loạn, đành phải tiến hành điều chỉnh lại, sắp xếp lại mới. Cũng như là đồng hồ bị sai loạn, kim chỉ sai vị trí thì cần tiến hành chỉnh lại, nhưng chỉ chỉnh sửa được thời gian bề mặt, khắc độ kim chỉ, còn cơ chế đằng sau là bất biến.

Nên mới nói, những thứ bề mặt của nhân loại như phong thủy, tinh tượng, Dịch, đều có biến hóa khác nhau ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, đều không ngừng điều chỉnh, không ngừng sắp xếp lại, để thích ứng với từng thời kỳ. Còn cơ chế đằng sau là bất biến.

64 quẻ là bất biến, từ thời Phục Hy đến nay vẫn là 64 quẻ. Nhưng Thiên Địa Nhân tam bàn không biết đã có bao lần biến động, làm thứ tự vận hành 64 quẻ không ngừng thay đổi, hình thành nên các Dịch khác nhau. Thương mạt Chu sơ Thiên Địa đại biến hóa, thay triều đổi đại cùng phong Thần, cải biến tam Bàn, làm 64 quẻ lập lại thứ tự, thành Chu Dịch ngày nay. Mà hôm nay, Chu Dịch cũng đi tới đầu chót rồi.

Kỳ thực, tất cả phát triển biến hóa của xã hội nhân loại, đều do Sinh Mệnh Cao Tầng sớm đã an bài, đều theo kịch bản được viết sẵn mà diễn từng hồi. Cho nên trong lịch sử nhiều cao nhân đắc Đạo có thể biết trước sự việc lịch sử sẽ xảy ra hàng ngàn vạn năm sau, tất cả đều ứng nghiệm.

Sinh Mệnh Cao Tầng sẽ căn cứ vào cơ chế đằng sau, từ cơ sở này mà thiết định Bàn khác nhau, từ tầng cao khống chế toàn bộ phát triển và biến hóa của nhân loại. Đây giống như đặt chuông cho đồng hồ báo thức, tại các thời điểm khác nhau, tới thời gian đặt định, chuông báo sẽ reo vang. Tới lúc đó, Bàn đã vào vị trí, sự kiện đó sẽ được phát sinh, nhất định phải phát sinh. Cho nên, chỉ cần đắc được Chân Cơ, vô luận là từ Dịch Lý, Thiên Tượng, hay là Phong Thủy, đều có thể nhìn thấu thế sự bể dâu biến hóa, suy ra quá khứ, tương lai. Nhưng nếu chỉ biết bề mặt, vô luận có nắm vững bao nhiêu tri thức của Dịch Lý, Thiên Tượng, Phong Thủy, thì cũng là lời suông mà thôi.

Trên đây chỉ là vài lời từ góc nhìn của tầng thứ sở tại, cùng mọi người tham khảo.

Thái Bình

Theo Lý Đạo Chân - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Chu Dịch giải mã Thiên cơ (Phần 5): Huyền Cơ của Chu Dịch