Thế giới của chúng ta là sống: Nhà khoa học Mỹ viết sách về thế giới tâm linh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu ai đó nói rằng, mỗi cái cây, mỗi tảng đá, mỗi ngôi sao xung quanh chúng ta, thậm chí cả những thứ hư vô trong không khí, đều tràn đầy năng lượng tâm linh và sức sống; Thiên Thần và ác quỷ ở ngay trước mắt chúng ta; Tiên nữ và yêu tinh đang thì thầm bên tai chúng ta. Liệu bạn có tin không?

“Đó là sự thật” - nhà khoa học Jeremy W. Hayward đã nói như thế. Chúng ta không cảm nhận được điều đó, bởi vì sự giáo dục mà chúng ta tiếp nhận đã hạn chế khả năng của chúng ta.

Hayward có bằng Tiến sĩ Vật lý tại Đại học Cambridge. Sau khi có cơ hội tình cờ tiếp xúc với Phật giáo Tây Tạng vào những năm 1960, ông bắt đầu quan tâm sâu sắc đến thế giới tâm linh. Vì vậy, ông bắt đầu nghiên cứu sinh học phân tử, giúp đỡ các Phật tử xây dựng các trường đào tạo thiền định, và hợp tác với Phòng thí nghiệm siêu tự nhiên của Đại học Princeton ở Hoa Kỳ để nghiên cứu về siêu năng lực.

Nhà khoa học Jeremy W. Hayward (Ảnh chụp màn hình)
Nhà khoa học Jeremy W. Hayward (Ảnh chụp màn hình)

Năm 1997, Hayward đã chia sẻ kết quả nghiên cứu nhiều năm của mình qua hình thức bức thư gửi cho con gái. Đó chính là cuốn sách “Những bức thư gửi Vanessa”.

Trong cuốn sách, Hayward đã nói rằng, khi chúng ta còn là những đứa trẻ, chúng ta cảm nhận thế giới bằng trái tim của mình. Lúc đó chúng ta cảm thấy mọi thứ xung quanh đều sống động. Buổi đêm trăng sáng sao thưa, ông đưa con gái về nhà, và con bé sẽ nói rằng trăng đi theo chúng ta về nhà. Khi cái cây cổ thụ trước cửa nhà bị chặt đi, cô bé buồn bã hét lên: “Chúng bị thương rồi, những người bạn của con”. Khi đó, chúng ta sống trong một thế giới tâm linh.

Hayward đã chia sẻ kết quả nghiên cứu nhiều năm của mình qua cuốn sách “Những bức thư gửi Vanessa” (Ảnh chụp màn hình)
Hayward đã chia sẻ kết quả nghiên cứu nhiều năm của mình qua cuốn sách “Những bức thư gửi Vanessa” (Ảnh chụp màn hình)

Chẳng bao lâu sau, chúng ta đến trường đi học. Lúc này chúng ta đã quen với việc cảm nhận thế giới qua cơ thể mình, cụ thể là chúng ta bắt đầu tin vào những gì mắt mình nhìn thấy. Đồng thời, các giáo viên trong trường sẽ dạy chúng ta rằng: “Thế giới được tạo nên từ vật chất”. Tất cả chúng ta đều chấp nhận những điều đó khi còn nhỏ, và từ đó, chúng ta bước vào một thế giới vô hồn.

Mắt nhìn thấy là thật?

Vậy, đôi mắt của chúng ta có thực sự đáng tin không? Hayward nói rằng không nhất định là thế. Sau đó, ông đưa ra hai ví dụ thú vị.

Khi Darwin đi vòng quanh thế giới trên con tàu buồm khổng lồ Beagle, ông đã ghi lại chi tiết những gì mình đã nhìn và nghe được, trong đó có một điều thú vị. Một ngày nọ, chiếc thuyền buồm của họ thả neo gần một hòn đảo. Các thủy thủ chèo một chiếc thuyền nhỏ ra đảo để bổ sung vật tư, và giới thiệu với người dân bản địa trên đảo rằng, chúng tôi đến bằng một chiếc thuyền lớn, các bạn thấy đấy, đó chính là thuyền. Theo hướng ngón tay họ chỉ, đó là một chấm đen nhỏ mờ gần chân trời. Nhưng những người dân bản xứ lắc đầu lẩm bẩm, làm gì có thuyền ở đâu. Có lẽ họ chưa từng có kinh nghiệm đi đường dài, không thể liên hệ cái vết đen nhỏ cỡ lòng bàn tay với một con tàu lớn, nên họ nhất quyết nói rằng không nhìn thấy con thuyền nào.

Trong những ngày đó, Darwin đã đi biển để hợp tác với hải quân tiến hành các cuộc thám hiểm địa chất, và thu thập một lượng lớn thông tin trong vài năm. Sau đó, ông thu thập tổng hợp một số tài liệu trong đó lại và đưa ra giả thuyết về tiến hóa. Có thể một người khác, với một số các tư liệu khác và phương thức khác, cũng có thể diễn giải ra một giả thuyết khác, giống như cách diễn giải của Hayward về câu chuyện về hòn đảo nhỏ này.

Một ví dụ khác là thí nghiệm bài poker do nhà tâm lý học Jerome Bruner của Harvard thiết kế. Ông Bruner yêu cầu học sinh quan sát một bộ bài đang lật nhanh qua một cái ống, tương tự như chiếc kính vạn hoa mà chúng ta hay xem khi còn nhỏ. Bruner đã sử dụng hai bộ bài trong thí nghiệm. Một bộ bài là poker bình thường. Bộ bài còn lại là một lá bài ma thuật màu sắc đảo ngược, với quân rô và quân cơ được sơn màu đen, và các quân bích và nhép được tô màu đỏ. Sau đó, ông hỏi các sinh viên xem họ nhìn thấy quân bài gì.

Nhà tâm lý học Jerome Bruner của Đại học Harvard (Ảnh chụp màn hình)
Nhà tâm lý học Jerome Bruner của Đại học Harvard (Ảnh chụp màn hình)

Sinh viên thông thường sẽ rất khó phân biệt các lá bài ma thuật với các lá bài bình thường. Ngay cả khi có em phân biệt được, cũng sẽ dùng nhiều cách khác nhau để thuyết phục bản thân rằng, chúng đã đọc nhầm lá bài. Ví dụ, một sinh viên khăng khăng rằng quân 6 bích màu đỏ mà cậu nhìn thấy là bình thường. Về việc làm sao mà những quân bích trở thành quân cơ, cậu nghĩ đó là bởi vì có ánh sáng đỏ trong ống kính, nên khiến quân bích biến thành màu đỏ. Nghe có vẻ là một lời giải thích khá hay, nhưng đáng tiếc, sự thật không phải như thế.

Hayward nói rằng, có nhiều thí nghiệm khác chứng minh điều tương tự, rằng mọi người thường không nhìn thấy những điều họ không tin. Điều này có thể giải thích một câu hỏi khiến mọi người bối rối trong một thời gian dài, đó là lý do tại sao vào thời đại hoặc ở những khu vực mà con người phần lớn tín Thần, thì người ta rất dễ có thể nhìn thấy Thần tích. Còn trong những thời đại hoặc khu vực mà mọi người nói chung không tin vào Thần, chẳng hạn như hiện tại, chúng ta không thấy Thần tích xảy ra. Phép màu có lẽ luôn tồn tại, chỉ là đôi mắt của chúng ta đang lựa chọn nhìn thấy hay không.

Yêu tinh và Tiên nữ

Sau đó, Hayward đề cập tới châu Âu thời Trung cổ, khi đó bên cạnh tín ngưỡng Cơ đốc giáo, thuật giả kim cũng rất phổ biến. Trong số những câu thần chú được các nhà giả kim sử dụng, có một câu được gọi là “như ở trên, như ở dưới”. Nghe có vẻ khá khó hiểu. Tuy nhiên, theo cách hiểu của Hayward thì chúng cũng đơn giản. Đó là những sự vật của Thiên giới sẽ được phản chiếu xuống trái đất, và tất cả những gì xuất hiện ở thế giới con người đều chứa đựng Thần tính. Vì vậy, mọi người nhìn thấy tất cả các loại sinh mệnh khác nhau trong cuộc sống, bao gồm cả Thiên Thần, ma quỷ, Tiên nữ và các vị Thần linh khác; không chỉ nhìn thấy mà còn tác động qua lại.

Ví dụ, trong một cuốn sách của mình, nhà sử học Carolly Erick đã ghi lại một cuộc tương tác thú vị giữa một người thợ may tên là Snowball, và một con chim yêu tinh.

Nhà sử học Carolly Erick (Ảnh chụp màn hình)
Nhà sử học Carolly Erick (Ảnh chụp màn hình)

Một đêm nọ, Snowball cưỡi ngựa về nhà và nhìn thấy một con quạ bay lượn trên đầu, nó đột nhiên rơi xuống trước mặt anh, trông như thể sắp chết. Tuy nhiên, Snowball nhìn thấy một tia sáng từ con quạ, anh cảm thấy rằng mình đã gặp phải yêu tinh, vì vậy anh nhanh chóng cầu nguyện: “Cầu xin Chúa hãy bảo vệ người dân của Ngài khỏi bị làm hại”. Con yêu tinh không làm gì anh ta, và sau đó chỉ theo anh hai lần.

Lúc này, Snowball cảm thấy đối phương không có ác ý, ngược lại có vẻ cần anh giúp đỡ. Quả nhiên, con yêu tinh nói với anh rằng, nó đã từng sống trong hình dạng con người, và nó đã làm một điều sai trái, và bây giờ bị mắc kẹt trong một cảnh giới kém hơn, cần có được sự miễn xá của linh mục nơi con người để được giải thoát. Snowball đã đồng ý giúp nó. Sau đó, Snowball đột ngột đổ bệnh, nằm mấy ngày liền, anh rất khó khăn mới đi được và gặp được mục sư. Không ai biết Snowball và linh mục đã nói những gì, nhưng Snowball nói rằng, sau đó con chim yêu tinh kia đã được tự do. Để báo đáp, nó cũng cho Snowball biết một số điều trong tương lai của anh.

Vào thời Trung cổ, có rất nhiều câu chuyện như vậy, nhưng tới ngày nay, chúng đã ít hơn, nhưng không phải là không có. Ví dụ, ở một số thị trấn cổ ở Ireland và Scotland, có một số người già có thể nhìn thấy các nàng Tiên.

Vào đầu những năm 1900, nhà nhân chủng học người Mỹ Walter Yeeling Evans-Wentz đã thực hiện một chuyến đi thực địa đến thăm nơi đây. Những người già nói rằng, các nàng Tiên trên đảo không phải là những nàng Tiên nhỏ bé, đáng yêu trong truyện. Họ cao lớn và giống con người, nhưng toàn thân họ trong suốt, và họ mặc quần áo cổ xưa. Họ thường xuất hiện trong các nghi lễ tôn giáo và diễu hành, họ cũng rất vui khi được giúp đỡ con người. Điều thú vị là có rất ít thanh niên trên đảo nhìn thấy họ. Về vấn đề này, một cụ già ở địa phương cho rằng, điều này có thể liên quan đến giáo dục mà lớp trẻ tiếp nhận. Họ được nói rằng Tiên nữ không tồn tại, và dần dần mất khả năng nhìn thấy các không gian khác.

Nhà nhân chủng học người Mỹ Walter Yeeling Evans-Wentz (Ảnh chụp màn hình)
Nhà nhân chủng học người Mỹ Walter Yeeling Evans-Wentz (Ảnh chụp màn hình)

Chính bản thân Hayward từng một lần có trải nghiệm sự việc thần kỳ như thế. Cách đây vài năm, ông đã đến dạy học trong một lâu đài cổ ở Pháp. Điều đặc biệt của chương trình học này là có một buổi học mời các “Thần linh” tham gia cùng họ. Vốn ông chỉ là đang diễn thuyết, không mong có thể thực sự mời được Thần Tiên nào tới. Bất ngờ, một cô gái trẻ người Đức đột nhiên nói với vẻ mặt nghiêm túc, cô ấy nhìn thấy một người đàn ông mặc trang phục màu xanh lá cây thời trung cổ, đang đứng ngoài cửa sổ, lén lút nhìn. Cô biết rằng, người đàn ông đó không phải là con người, vì từ khi còn bé cô đã có thể nhìn thấy những người này. Rồi cô ấy nói: “Thưa thầy, em sợ!”.

Không khí trong phòng bỗng trở nên căng thẳng. Là một giáo viên cần phải bình tĩnh, Hayward giữ vững tinh thần và nói với học sinh: “Đừng sợ, đừng sợ, sao em không hỏi ông ấy, lần này tới đây, ông ấy muốn gì?”.

Người đàn ông trong trang phục xanh đó là Thần phương nào?.

Trên thực tế, ông ấy là vị Thần bảo vệ của vùng đất này và lâu đài này, mà chúng ta gọi là Thần Thổ Địa. Ông ấy nói với cô gái người Đức: “Không có gì, tôi chỉ ở đây để xem, và chắc chắn rằng mọi người không làm gì sai. Cô chớ thấy những tòa lâu đài cổ lâu năm không được tu sửa này, trong lòng Thổ Địa, chúng đều là bảo vật đó”.

Ông ấy là vị Thần bảo vệ của vùng đất này (Ảnh chụp màn hình)
Ông ấy là vị Thần bảo vệ của vùng đất này (Ảnh chụp màn hình)

Nghịch lý của thế giới vật chất

Nói về thế giới vật chất được định nghĩa bởi khoa học, Hayward cho biết rằng hai thế giới có thể cùng tồn tại, giống như cùng một thế giới nhìn từ các góc độ khác nhau. Ví dụ, khi chúng ta chụp ảnh, chúng ta có thể chụp ảnh đen trắng hoặc ảnh màu. Ảnh đen trắng có thể sắc nét và đẹp, nhưng ảnh màu rõ ràng là gần với thế giới thực hơn, phải không?

Tuy nhiên, chúng ta, những người sống trong thế giới đen trắng, hiếm khi nhận thức được điều này. Khi chúng ta nghi ngờ điều gì đó, chúng ta thường nói: “Tôi biết điều đó không thể đúng, bởi vì các nhà khoa học đã nói như vậy.”

Khi chúng ta ủng hộ một quan điểm, chỉ cần nói ra những từ như: “Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng…” Với mấy từ này, về cơ bản là không nghe thấy âm thanh phản đối nào. Đối với chúng ta, các nhà khoa học là đại diện của sự thật.

Nói về điều này, Hayward đưa ra một ví dụ khác. Cách đây không lâu, các nhà khoa học đã công bố phát hiện ra một loại hạt quark mới, được đặt tên là hạt quark đỉnh. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một hạt quark chưa? Chưa. Bạn có tin rằng hạt quark tồn tại không? Tin. Tại sao? Bởi vì các nhà khoa học đã phát hiện ra chúng.

Vậy bạn đã nhìn thấy linh hồn chưa? Chưa. Bạn có tin vào sự tồn tại của linh hồn không? Không tin. Tại sao? Bởi vì các nhà khoa học nói rằng linh hồn không tồn tại. Đây là logic của hầu hết chúng ta.

Vậy bạn đã nhìn thấy linh hồn chưa? Chưa. Bạn có tin vào sự tồn tại của linh hồn không? Không tin. Tại sao? Bởi vì các nhà khoa học nói rằng linh hồn không tồn tại. Đây là logic của hầu hết chúng ta (Ảnh chụp màn hình)
Vậy bạn đã nhìn thấy linh hồn chưa? Chưa. Bạn có tin vào sự tồn tại của linh hồn không? Không tin. Tại sao? Bởi vì các nhà khoa học nói rằng linh hồn không tồn tại. Đây là logic của hầu hết chúng ta (Ảnh chụp màn hình)

Tới đây, không biết mọi người có nhận ra rằng chúng ta tin tưởng các nhà khoa học hơn chính con mắt của chúng ta. Chúng ta theo các nhà khoa học như tổ tiên của chúng ta theo các vị Thần. Tổ tiên đi theo Thần và mơ ước được lên Thiên đàng. Vậy chúng ta tuân theo khoa học, thì sẽ đưa chúng ta đến đâu?

Hayward nói rằng hãy xem khoa học bắt nguồn từ đâu. Người ta thường nói rằng điểm khởi đầu chính là điểm kết thúc.

Hậu quả của hành động săn lùng phù thuỷ

Sự trỗi dậy của khoa học hiện đại bắt đầu với cuộc săn phù thủy nổi tiếng vào thời Trung cổ. Toàn bộ phong trào kéo dài trong nhiều thế kỷ, và hơn một triệu người với 80% trong số đó là phụ nữ, đã bị thiêu chết vì danh nghĩa phù thuỷ, với tội danh cổ xuý cho “tà thuyết dị đoan”.

Tuy nhiên, những người được gọi là phù thủy thường chỉ là những người chữa bệnh trong làng, và tội ác thường là bịa đặt. Sau này, ngay cả các nhà thần bí, nhà giả kim,… cũng bị liên luỵ và thậm chí Thánh nữ Jeanne ở Pháp cũng từng bị coi là phù thủy.

Những người được gọi là phù thủy thường chỉ là những người chữa bệnh trong làng, và tội ác thường là bịa đặt. Sau này, ngay cả các nhà thần bí, nhà giả kim,… cũng bị liên luỵ và thậm chí Thánh nữ Jeanne ở Pháp cũng từng bị coi là phù thủy (Ảnh chụp màn hình)
Những người được gọi là phù thủy thường chỉ là những người chữa bệnh trong làng, và tội ác thường là bịa đặt. Sau này, ngay cả các nhà thần bí, nhà giả kim,… cũng bị liên luỵ và thậm chí Thánh nữ Jeanne ở Pháp cũng từng bị coi là phù thủy (Ảnh chụp màn hình)

Dần dần người ta phát hiện ra rằng tất cả điều này dường như không liên quan gì đến sự thật, mà chỉ liên quan đến quyền lực. Giáo hội tự coi mình là người phát ngôn duy nhất của Thần, vì vậy tất cả các đại diện khác phải bị tiêu diệt hoàn toàn. Biết được điều này, quần chúng ít muốn theo Giáo hội hơn. Đồng thời, tầng lớp trung lưu đang nổi lên và túi tiền rủng rỉnh. Mọi người nhận ra rằng, bằng cách kiểm soát các điều kiện tự nhiên, họ có thể tạo ra một môi trường thoải mái cho mình trong cuộc sống này mà không cần phải đợi đến đời sau như Giáo hội đã hứa. Vì vậy khoa học ứng dụng ra đời nhằm mục đích giúp con người có được sự thỏa mãn lớn nhất nơi nhân gian, đó chính là thế giới vật chất mà khoa học định nghĩa.

Vậy sự thỏa mãn về vật chất có thực sự khiến con người có cuộc sống hạnh phúc như trên Thiên đường không? Điều này, chúng ta có thể tìm hiểu thêm qua bài viết Dự ngôn bí ẩn của vũ trụ số 25.

Minh An
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Thế giới của chúng ta là sống: Nhà khoa học Mỹ viết sách về thế giới tâm linh