Y thuật siêu phàm của ba đại danh y thời Minh có khả năng tiên tri số mệnh sinh tử

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có vị tri huyện nọ bệnh liệt giường, bệnh tình có vẻ rất nghiêm trọng, mời Triệu Thuyên đến chẩn trị. Sau khi đến nhà, Triệu Thuyên nhìn thấy ông ta vừa chợp mắt nên không làm ông ta tỉnh giấc. Lúc đó con trai của tri huyện đứng bên cạnh, Triệu Thuyên bèn cầm tay người con trai của trị huyện để bắt mạch, sau đó nói với anh ta rằng: “Mạch tượng của anh rất bình ổn, nên cha của anh sẽ không sao đâu”. Sau đó Triệu Thuyên chỉ kê đơn thuốc và chữa khỏi bệnh cho vị tri huyện kia. 

Thời xưa, có nhiều danh y đều tu luyện nơi thâm sơn cùng cốc, nhờ duyên kỳ ngộ mà gặp bậc chân nhân và được truyền dạy những pháp thuật và các y thuật cao siêu trước khi dấn thân vào con đường chữa bệnh cứu người. Trong số đó, nhiều vị rất thành thạo về mạch Thái Tố, một loại kỹ thuật y học huyền diệu có thể thông qua việc xem mạch mà tiên đoán cát hung họa phúc của bệnh nhân. Cho đến thời nhà Minh, rất nhiều người vẫn còn thành thạo kỹ thuật này.

Trương Nhữ Lâm trước học Nho sau học y, có khả năng tiên tri bệnh tình

Trương Nhữ Lâm, hiệu Tế Xuyên, xuất thân từ gia đình làm nghề y (ngày nay thuộc huyện Lâm Y, Sơn Tây). Ông theo Nho học khi còn trẻ, sau đó bắt đầu nghiên cứu về y học, và dần dần trở nên khá nổi tiếng trong địa phương. Ông cũng thông thạo mạch Thái Tố, và sau khi bắt mạch thì thậm chí có thể dự đoán trước ngày mất của mình. Ông ấy chữa bệnh cho mọi người, không bao giờ quan tâm đến lợi hại cho bản thân và luôn cố gắng hết sức để chữa bệnh cho bệnh nhân.

Phương pháp chẩn đoán của Trương Nhữ Lâm rất độc đáo đặc biệt và mọi lúc đều rất chính xác. Có một nhà sư bị hội chứng nhiệt miệng, Trương Nhữ Lâm tình cờ gặp nhà sư này và chứng kiến ​​ông ấy gội đầu bằng nước giếng, sau đó Trương Nhữ Lâm nói với ông ấy: "Sau một tháng nữa ông sẽ bị đau đầu và phần gáy. Giờ uống thuốc thì cũng còn kịp chữa trị đó”. Càng về sau, ông ta càng đau càng khó chịu, không thể chịu nổi, phải đến gặp Trương Nhữ Lâm một lần nữa, nhưng Trương Nhữ Lâm nói: "Đã quá muộn rồi. Bây giờ uống thuốc cũng vô ích. Từ năm nay đến hết năm sau thì sẽ hết đau. Nhưng rồi e rằng răng của ông sẽ không còn nữa”. Đến năm thứ hai, đầu của nhà sư không đau nữa mà rụng hết răng.

Một Nho sinh bị bệnh thương hàn, mấy năm sau vẫn không thuyên giảm. Trương Nhữ Lâm nói với gia đình: “Nếu các triệu chứng của anh ấy ngày càng trở nên tồi tệ hơn thì đó là một điều tốt vì nó có thể được chữa khỏi.” Không lâu sau, Nho sinh đó bệnh nặng thêm. Gia đình anh đã lo lắng và mời Trương Nhữ Lâm đến để chữa. Ông hỏi thăm tình trạng giấc ngủ và các triệu chứng của bệnh nhân lúc phát bệnh và nói ngay: “Đây là chuyện tốt, không cần phải vội uống thuốc”.

Nhưng người nhà nhất quyết muốn Trương Nhữ Lâm kê đơn, ông ta nghĩ tới nghĩ lui, bèn ghi đơn thuốc, sau đó nói: “Cho anh ta đổ mồ hôi.” Người nhà tưởng là đơn thuốc bí mật nên vội vàng mở ra xem, nhưng chỉ có một số dược liệu phổ biến trên đó. Họ sắc thuốc và đưa cho bệnh nhân dùng. Sau khi bệnh nhân uống thuốc ra mồ hôi nhanh. Không lâu sau đó, cơ thể hồi phục hoàn toàn.

Khi Trương Nhữ Lâm 93 tuổi, biết mình sắp chết, ông đã gọi con trai và cháu trai đến bên và nói với họ: "Ta sẽ chết vào một ngày nào đó trong tháng tới. Bây giờ vẫn chưa viết xong y thư, các con phải cùng giúp ta hoàn thành bản thảo”.

Kể từ đó, Trương Nhữ Lâm đã yêu cầu con cháu ghi lại những gì ông ấy đọc mỗi ngày. Ông đã sưu tầm rất nhiều bản thảo, nhưng vẫn nhớ rõ những chỗ chưa hoàn thiện, những sai sót trong đó. Ông thường nói với các con: “Trong tập nào, trang nào, có mấy chữ bị viết thiếu thì các con nhanh chóng viết thêm vào, có vài chữ sai thì phải sửa lại.”

Trước khi mất một ngày, tinh thần ông vẫn quắc thước minh mẫn và sắc mặt hồng hào trẻ trung. Ông mời hết người nhà và bạn bè đến uống rượu, hồi tưởng chuyện xưa và trò chuyện suốt cả ngày. Sang ngày hôm sau, ông giao phó chuyện hậu sự cho các con cháu, thu dọn quần áo gọn gàng, sau đó nhắm mắt và an nhiên ra đi.

Kể từ đó, Trương Nhữ Lâm đã yêu cầu con cháu ghi lại những gì ông ấy đọc mỗi ngày. Tranh minh họa (”Tiêu nhàn thanh khóa đồ”-bức tranh thời Minh vẽ bởi Tôn Khắc Hoằng)

Lưu Bang Vĩnh gặp cao nhân truyền y thuật cao siêu có thể thấy được số mệnh con người

Lưu Bang Vĩnh, người huyện Tùng Hóa tỉnh Quảng Đông (nay thuộc thành phố Quảng Châu). Ông là người có thiên phú đặc biệt từ khi còn nhỏ, luôn sống trên núi và kiếm sống bằng nghề đốn củi. Một ngày nọ, ông gặp một ẩn sĩ trên núi, người này đã nhìn thấy thiên phú bất phàm của ông và truyền lại cho ông các y thư từ thời thượng cổ. Sau khi đã lĩnh ngộ được các nội hàm ảo diệu trong đó ông bèn bắt đầu hành nghề y trên các con đường và ngõ hẻm của thành phố.

Khi khám bệnh, ông chỉ quan sát sắc mặt, hình dáng của bệnh nhân để biết người đó mắc bệnh gì. Khi kê đơn thuốc, ông không bao giờ câu nệ vào những đơn thuốc cổ. Phương pháp chữa bệnh của ông thật biến hóa khó lường, người bình thường khó có thể nhìn ra môn đạo của ông, nhưng mỗi đơn thuốc ông kê đều có thể thuốc vào là bệnh hết. Người dân địa phương hết lời ca ngợi và ngạc nhiên về y thuật của ông ấy, và có một lượng lớn người liên tục tìm kiếm ông để trị bệnh.

Kỹ thuật xem mạch Thái Tố của Lưu Bang Vĩnh cũng rất tinh tế, chỉ bằng một ngón tay, ông có thể đoán được vận may và số phận của bệnh nhân. Khi gặp bệnh nhân còn chữa được, ông vui vẻ kê đơn và phát thuốc, khi gặp bệnh nhân nan y không thể chữa thì ông báo cho người khác biết ngày mất của họ.

Một người phụ nữ lớn tuổi đến gặp ông để trị bệnh, bà băn khoăn không biết mình có thể sống được bao lâu nữa. Sau khi Lưu Bang Vĩnh chẩn mạch, ông đặt một vài lát tre vào một cái rọ, sau đó niêm phong cái lỗ và nói với bà ấy: "Từ giờ trở đi, mỗi năm bà sẽ lấy ra một cái từ đây. Cho đến khi bà hoàn thành việc lấy nó vào một tháng và ngày nhất định. năm đó số mệnh bà đã đến rồi”. Về sau, đúng năm đó ngày đó bà lão mất.

Huyện lệnh vùng đó bị mắc bệnh đờm mãi vẫn không khỏi bèn mời Lưu Bang Vĩnh đến chẩn trị. Lưu Bang Vĩnh chẩn mạch xong bảo ông ta: “Bệnh này không thể chữa được”. Huyện quan không chấp nhận điều này, liền quyết ý ngồi thuyền ra vùng khác để chữa trị. Lưu Bang Vĩnh khuyên ông ta không nên đi xa. Ông này không nghe mà còn nổi giận nói với Lưu Bang Vĩnh: “đợi ta quay về sẽ trị tội nhà ngươi”.

Nhưng không lâu sau đó, viên huyện lệnh đó chết ngay trên thuyền. Phút lâm chung nhớ lại lời của Lưu Bang Vĩnh, hối hận đã không nghe lời khuyến cáo đó, nên viết lại di ngôn nhờ người đem về. Lưu Bang Vĩnh nghe tin huyện lệnh mất, buồn bã nói rằng: “Ta đã bảo ông ta đừng ra khỏi cửa, là sợ rằng ông ấy không thể quay về mà thôi”.

Sau đó, Lưu Bang Vĩnh đã viết ra những đơn thuốc mà ông đã tích lũy trong nhiều năm. Mọi người sử dụng đơn thuốc của ông để điều trị bệnh, và chúng luôn rất linh nghiệm.

Huyện quan không chấp nhận điều này, liền quyết ý ngồi thuyền ra vùng khác để chữa trị. Tranh minh họa một phần của bức “Liễu khê xuân phảng đồ” của họa sĩ Mã Hòa Chi đời Tống.

Triệu Thuyên được tiến cử nhận chức y quan. Ông có thể nghe được khí tức tử vong

Triệu Thuyên tự Trọng Hoành, người huyện Cao Đường (ngày nay thuộc tỉnh Sơn Đông). Ông là người chất phác lại giỏi y thuật, từng là cống sinh học ở Quốc Tử Giám.

Vào những năm Gia Tĩnh triều Minh, Hạ Ngôn vừa tiếp nhận chức Phụ chính nội các và định lên kinh đô diện kiến Hoàng đế.

Hạ Ngôn ngồi thuyền đi lên phía Bắc, đi qua Ngô Thành. Vào một đêm nọ, thuyền của ông dừng bên bờ sông. Lúc đó đêm khuya thanh vắng không người, bỗng trên không trung truyền đến thanh âm của người hầu dẫn ngựa ra khỏi cửa xuất hành miền, trong đó có lẫn tiếng nhạc ngựa lẫn tiếng nhạc sáo trúc du dương. Khi nghe âm thanh đó, Hạ Ngôn cùng với bạn đồng hành ngẩng mặt lên trời nhìn quanh một lúc. Mọi người xì xào bàn tán, cho rằng đó là điềm không lành.

Đột nhiên, Hạ Ngôn nghe trong không trung truyền lại thanh âm: “Dược Vương đến”. Ông bèn lớn tiếng hỏi: “Dược Vương rốt cục là ai?”. Thanh âm đó lập tức hồi đáp: “Ông ta họ Triệu”. Sau đó là dừng ngay, không còn nghe bất kỳ âm thanh nào nữa.

Ngay lúc đó, có một chiếc thuyền từ xa chèo lại, Hạ Ngôn cảm thấy người đi thuyền đến chắc là kẻ bất phàm, liền sai gia nhân đến hỏi thăm. Người trên thuyền đáp rằng: “Tại hạ họ Triệu, là một thư sinh”. Hạ Ngôn nghe được trong lòng vui mừng, dưới ánh trăng bước ra đầu thuyền mời người kia đến nói chuyện. Người kia đúng thật là Triệu Thuyên. Hạ Ngôn rất tán thưởng tài năng của Triệu Thuyên, bèn đem ông ta cùng đến kinh thành.

Y thuật của Triệu Thuyên thực sự phi thường, chẳng mấy chốc đã nổi danh ở kinh thành. Một lần, Hoàng đế Gia Tĩnh long thể bất an, các ngự y trong cung đều bất lực. Sau khi Hạ Ngôn bàn bạc với các quan đại thần, quyết định để Triệu Thuyên đến yết kiến ​​và điều trị. Triệu Thuyên chỉ kê đơn một viên thuốc, hoàng thượng còn chưa uống xong thì đã khỏe lại. Kể từ đó, Hoàng đế Gia Tĩnh cũng nhìn ông với ánh mắt tôn trọng.

Vì được hoàng đế sủng ái, Triệu Thuyên trở thành ngự y. Nhưng không được bao lâu thì ông từ chức. Ông chỉ ở nhà viết sách y học, và vui vẻ đi khi có bệnh nhân đến mời. Sau khi thấy người bệnh khỏi bệnh,ông không tính thêm tiền, mà bảo họ quyên góp dược liệu cho người nghèo.

Y thuật của Triệu Thuyên rất cao minh, đối với mạch Thái Tố ông cũng rất tinh thông. Có vị tri huyện nọ bệnh liệt giường, bệnh tình có vẻ rất nghiêm trọng, mời Triệu Thuyên đến chẩn trị. Sau khi đến nhà, Triệu Thuyên nhìn thấy ông ta vừa chợp mắt nên không làm ông ta tỉnh giấc. Lúc đó con trai của tri huyện đứng bên cạnh, Triệu Thuyên bèn cầm tay người con trai của trị huyện để bắt mạch, sau đó nói với anh ta rằng: “Mạch tượng của anh rất bình ổn, nên cha của anh sẽ không sao đâu”. Sau đó Triệu Thuyên chỉ kê đơn thuốc và chữa khỏi bệnh cho vị tri huyện kia.

Một hôm, Triệu Thuyên đang cưỡi ngựa ở ngoài thành, thấy có người bỏ một người chết vào quan tài. Ông vội vàng nhảy xuống ngựa, đi tới chỗ người đã khuất, vén chăn bông và quần áo ra khỏi người. Sau đó, ông kêu người đi lấy nước nóng, cho một số dược liệu vào rồi đổ nước nóng vào miệng người đã khuất. Một lúc sau, người chết sống lại.

Những người khác hỏi ông ấy làm thế nào lại biết rằng người trong quan tài vẫn còn sống. Ông trả lời: "Tôi có thể ngửi thấy tử khí trong vòng mười trượng. Vừa rồi tôi đi ngang qua anh ta, không ngửi thấy mùi tử khí như vậy nên tôi kết luận rằng anh ta chưa chết. Nếu không tôi đi vén chăn bông liệm người chết để làm gì chứ”.

Sau khi Triệu Thuyên từ chức, đã chuyên tâm tu hành. Khi ông chết, căn phòng bỗng tràn ngập mùi hương, và trên mái nhà phát ra một luồng ánh sáng. Một vài ngày trôi qua và mọi người thấy rằng sắc diện ông ấy vẫn như còn sống.

Minh Bảo

Tư liệu tham khảo: “Cổ kim đồ thư tập thành y bộ tông lục y thuật danh lưu liệt truyện” của Trần Mộng Lôi thời Thanh.



BÀI CHỌN LỌC

Y thuật siêu phàm của ba đại danh y thời Minh có khả năng tiên tri số mệnh sinh tử