Cảnh giác khi 4 bộ phận trên cơ thể thường xuyên bị chảy máu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi một số bộ phận trên cơ thể bị chảy máu với lượng lớn mà không giải thích được, thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Bạn cần biết vị trí chảy máu bất thường, để từ đó tìm biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.

Chảy máu nướu răng

Miệng là bộ phận quan trọng đối với chức năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, nó tham gia tích cực trong việc nhai khi ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu nướu răng thường xuyên xuất hiện thì bạn phải cảnh giác.

Chảy máu nướu răng là một triệu chứng phổ biến của bệnh răng miệng. Nướu bị kích ứng hoặc bản thân những tổn thương trên nướu có thể gây chảy máu, tình trạng chảy máu kéo dài có thể làm tổn hao chất dinh dưỡng.

Nhìn chung, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể, có người phục hình không tốt hoặc bị hóa chất kích thích sẽ gây chảy máu, trong khi cũng có người bị chảy máu do vôi răng hoặc bệnh nha chu.

Chảy máu dạ dày

Chức năng tiêu hóa của dạ dày tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào thói quen ăn uống đúng cách, điều độ, hạn chế đồ ăn / uống kích thích.

Đồng thời, sức khỏe của nó còn dựa vào việc bạn ưu tiên những thực phẩm có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.

Tuy nhiên, dạ dày không được chăm sóc tốt sẽ có nguy cơ bị chảy máu về lâu dài. Đặc biệt, nguyên nhân gây chảy máu dạ dày khá phức tạp.

Tình trạng này có thể là do bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, thậm chí vi khuẩn Helicobacter pylori cũng có khả năng gây xuất huyết dạ dày nếu bệnh nhân không chú trọng điều trị sớm.

Một số người gặp các biến chứng do sự tiến triển nghiêm trọng của bệnh gan, gây chảy máu đường tiêu hóa trên. Nói chung, nếu điều này xảy ra thường có hại.

Chảy máu cam

Chảy máu cam thường xuyên không nên coi là chuyện nhỏ. Có người cho rằng đây chỉ là do cơ thể nóng trong, có thể giải quyết đơn giản bằng cách bổ sung thêm các thức ăn thanh nhiệt, giảm nhiệt là đủ.

Thực tế, ngoài lượng máu mất liên quan đến niêm mạc mũi bị tổn thương, chảy máu cam còn có thể là do các bệnh lý toàn thân.

Chảy máu nhiều lần có thể dẫn đến thiếu máu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây sốc do xuất huyết.

Các yếu tố tại chỗ bao gồm vách ngăn mũi bị lệch, sự phát triển của viêm hoặc tổn thương cơ học trong khoang mũi.

Ngoài ra, các bệnh liên quan đến hệ tim mạch, các bệnh về máu… đều có thể dẫn đến chảy máu cam. Nếu tần suất và lượng máu ra nhiều thì bệnh nhân cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

Chảy máu hậu môn

Khi đại tiện thấy máu đỏ tươi dính trên bề mặt phân, thậm chí có một chút máu, chỉ sau khi lấy khăn giấy lau thì phát hiện xung quanh hậu môn bị chảy máu khá nhiều. Trong trường hợp này, bạn cần cảnh giác với bệnh trĩ.

Là một bệnh hậu môn phổ biến, bệnh trĩ thường do các tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị giãn trong thời gian dài, quá trình phát triển liên tục của các búi trĩ cũng sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng khác nhau.

Bệnh trĩ thường chiếm tỷ lệ khá cao ở những người ít vận động, bị táo bón nhưng không được điều trị sớm, ăn uống không hợp lý. Chảy máu do trĩ cần phân biệt với các bệnh lý khác, tốt nhất bạn hãy đi kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Cảnh giác khi 4 bộ phận trên cơ thể thường xuyên bị chảy máu