Cậu bé nhớ tiền kiếp: Bà mẹ choáng váng khi cậu con trai nói cậu là ‘huyền thoại bóng chày Lou Gehrig’ và tiết lộ mẹ là ai

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu một người có thể nhận ra rằng, có lẽ chúng ta từng sống trong một cơ thể khác, là một người khác, đến từ một nơi khác trên thế giới với một nền văn hóa và tín ngưỡng khác, có lẽ chúng ta sẽ trở nên từ bi hơn, ít phán xét người khác hơn.

Cậu bé Christian là con trai của cô Cathy Byrd, đã say mê bóng chày ngay từ khi chập chững biết đi. Người mẹ nói rằng cậu bé có một cây gậy nhỏ, quả bóng, găng tay và thậm chí cả đồng phục, và nghĩ về bóng chày 24 giờ một ngày. Cậu bé luôn nghĩ về môn thể thao này cũng như tài năng của cậu, một đoạn video đầu tiên về cậu đã thu hút hàng triệu lượt xem và giúp cậu có một suất trong một bộ phim của ngôi sao Adam Sandler.

Điều này càng lạ hơn vì cả cô Byrd và chồng đều không quan tâm, hoặc thậm chí không có nhiều kiến thức về môn thể thao này. Nhưng xét cho cùng thì bóng chày vẫn là môn thể thao yêu thích nhất của nước Mỹ, và sẽ không thể tin được nếu một lời giới thiệu thoáng qua về môn thể thao này đã khơi dậy sự quan tâm đó.

Rồi một ngày, cậu bé Christian nói một cách tự nhiên rằng: “Con đã từng là một cầu thủ bóng chày cao lớn.”

Người mẹ đã cố gắng sửa cậu bé; hẳn ý của cậu bé là một ngày nào đó cậu “sẽ” trở thành một cầu thủ bóng chày cao lớn. Nhưng cậu bé Christian phớt lờ lời đính chính, và những bình luận kỳ quặc này vẫn tiếp tục dai dẳng.

“Rồi một ngày, con trai tôi trở nên vô cùng thất vọng - khoảnh khắc đó tôi sẽ không bao giờ quên. Cậu bé đang đứng trong phòng khách và tôi đang ném bóng cho con, rồi cậu bé nói: 'Con đã từng là một cầu thủ bóng chày cao lớn.'

Và tôi nói: 'Ồ đúng rồi, một ngày nào đó'. Tôi đã nói điều đó, tôi sửa lại cho cậu bé: 'Một ngày nào đó con sẽ là một cầu thủ bóng chày cao lớn.'

Và cậu bé dậm chân xuống đất, và nói: 'Không! Con đã cao! Giống bố!'”

“Và đó là lần đầu tiên thực sự gây ấn tượng với tôi - đây có phải là điều mà con trai đang cố nói không? Và chúng tôi đã phớt lờ con mình?”

Người mẹ nói rằng đó là lúc tâm trí cô cởi mở hơn một chút và cô bắt đầu lắng nghe. Từ đó trở đi, các cửa xả lũ đã mở ra.

‘Cầu thủ bóng chày Babe Ruth thật tệ với con!’

Từng chút một, thường là ngay trước giờ đi ngủ khi bé Christian còn nửa thức nửa ngủ, cậu bé sẽ chia sẻ những mẩu thông tin mà cô Byrd bắt đầu ghép lại với nhau như một câu đố. Trong vòng 2 hoặc 3 năm, bức tranh đó đã trở nên rõ ràng hơn.

Cậu bé nói mình đã là một cầu thủ bóng chày cao lớn, và là một cầu thủ giỏi. Họ mang giày đinh kim loại và không đội mũ bảo hiểm. Họ di chuyển bằng tàu hỏa chứ không phải máy bay, và hầu như đêm nào ‘cậu’ cũng ở khách sạn.

Người mẹ đoán rằng con trai đang nói về một thời đại trước, mặc dù cậu bé không thể biết thông tin này vì chưa bao giờ tiếp xúc với nó. Tuy nhiên, cô vẫn lắng nghe và tiếp tục ủng hộ tình yêu to lớn của con dành cho bóng chày.

Cô Byrd đưa con trai đến xem một trận đấu của đội Yankees và Red Sox tại Công viên Fenway, nơi có một manh mối đặc biệt đáng nhớ. Khi đi ngang qua một bức ảnh khổng lồ của cầu thủ bóng chày người Mỹ Babe Ruth, bé Christian dừng lại và bực bội nói: “Anh ta thật tệ với con! Con không thích anh ta!”

Cầu thủ bóng chày người Mỹ Babe Ruth. Ông là cầu thủ giao bóng từng chơi 22 mùa tại Major League Baseball từ năm 1914 đến 1935. Bức ảnh được chụp vào năm 1920. (Ảnh: wikipedia)

Cô Byrd nói: “Thật ngại ngùng vì mọi người đi ngang qua và họ nói: 'Ồ, đứa trẻ này đang làm gì đó. Chị biết đấy, Babe Ruth là một chàng ngốc’. Tôi chỉ cười, và tôi muốn giấu mặt đi.”

“Thực sự là, những khoảnh khắc này có vẻ buồn cười và ngớ ngẩn, nhưng con trai đã rất xúc động trước những ký ức này. Chúng tôi thực sự phải rời sân vận động, mặc dù chúng tôi có vé xem trận đấu. Con trai cảm thấy rất khó chịu.”

Rõ ràng là điều này thật khó tin, và cô Byrd cho biết sau sự cố này, cô ấy bắt đầu đặt hai ‘mảnh ghép’ lại với nhau.

Cô Cathy Byrd: “Điều gì đó đã thực sự mở ra cho tôi, ấy là linh hồn không có điểm kết thúc và không có điểm khởi đầu, chúng ta bước vào thế giới này mà không bị cản trở bởi những ký ức kiếp trước, để chúng ta có thể toàn tâm sống trọn vẹn trong cuộc đời này.”(Ảnh: NTD)

Cô khám phá ra cuốn sách ‘Tiền kiếp của trẻ nhỏ’ của bà Carol Bowman, và nhận ra rằng mình không đơn độc - nhiều bà mẹ khác trên khắp nước Mỹ cũng đã chia sẻ những câu chuyện tương tự. Điều này thôi thúc cô ấy gọi cho bà Bowman và xin lời khuyên. Bà Bowman nói rằng, cô có thể đặt câu hỏi nếu con trai gợi lại một trong những ký ức này, đồng thời cho con xem những bức ảnh về khoảng thời gian đó, xem xem liệu có gợi ra một số thông tin nhận dạng hay không.

Khi manh mối về cầu thủ bóng chày người Mỹ Babe Ruth bắt đầu, người mẹ cũng bắt đầu cho con trai xem những bức ảnh từ thời đó. Một trong số ấy là bức ảnh của Đội Bóng chày New York Yankees từ năm 1927. Sau đó cô ấy hỏi con: "Christian này, con có thấy ai ở đây không thích Babe Ruth không?"

“Và cậu bé chỉ vào người đàn ông có lúm đồng tiền mà lúc đó tôi không biết là ai, rồi nói 'chú ấy' (là người không thích Babe Ruth). Sau đó, cậu bé nói: 'Đó là con’.”

Cầu thủ bóng chày người Mỹ Babe Ruth và Lou Gehrig (phải) tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ, West Point, New York, năm 1927. (Ảnh: wikipedia)

Và, người mẹ đã gọi cho bà Bowman.

Tiền kiếp của trẻ nhỏ

Bà Bowman là người tiên phong trong lĩnh vực liệu pháp hồi quy tiền kiếp, là người đầu tiên viết một cuốn sách đề cập cụ thể đến tiền kiếp của trẻ nhỏ. Khác với những ký ức xuất hiện từ trị liệu hồi quy tiền kiếp thông qua thôi miên, trẻ em dưới 7 tuổi đôi khi đề cập đến những ký ức mà chúng không thể có được sau khi sinh một cách tự nhiên và tự phát, có lẽ là dấu hiệu của một kiếp trước. Điều này đã xảy ra với con trai và con gái của bà Bowman.

Nhưng bản thân hiện tượng này không phải là điều thúc đẩy bà Bowman nghiên cứu và viết về chủ đề này. Thực tế là bà Bowman đã nhìn thấy ở những đứa con của mình rằng một khi những ký ức được giải quyết, chúng sẽ được chữa lành khỏi một số bệnh liên quan. Trong trường hợp của con gái bà, chứng ám ảnh sợ hãi đã hoàn toàn biến mất. Trong trường hợp của con trai bà, chứng ám ảnh khởi phát đột ngột của cậu bé biến mất nhanh chóng sau khi những ký ức được giải quyết, và tình trạng thể chất không đáp ứng với điều trị y tế cũng biến mất. Bà nghĩ, có lẽ những ký ức và triệu chứng này bộc lộ ra vì tâm hồn cần được chữa lành.

Bà Carol Bowman là người tiên phong trong lĩnh vực liệu pháp hồi quy tiền kiếp, là tác giả của hai quyển sách ‘Tiền kiếp của trẻ nhỏ’ và ‘Trở về từ Thiên Đường’. (“Bí ẩn cuộc sống”/ NTD)

Bà Bowman hoàn toàn không phải là người đầu tiên nghiên cứu về tiền kiếp của trẻ nhỏ. Những câu chuyện tự phát này tạo nên phần lớn nghiên cứu về tiền kiếp, đã được tiến hành tại Đại học Virginia trong 40 năm, bắt đầu với công trình của Tiến sĩ Ian Stevenson, người đã thu thập hàng nghìn trường hợp như vậy từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm hơn 1.000 trường hợp ‘đã được giải quyết’ trong đó có đủ bằng chứng để xác định danh tính của người được nhắc đến như một kiếp trước.

Tiến sĩ Jim Tucker đã tiếp tục công trình nghiên cứu của Stevenson tại Đại học Virginia, và đã phỏng vấn bé Christian khi cậu ấy mới 5 tuổi.

Jim B. Tucker là nhà tâm thần học trẻ em và là Giáo sư về Tâm thần học và Khoa học Hành vi Thần kinh Bonner-Lowry tại Trường Y Đại học Virginia. Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là ghi lại các câu chuyện về những đứa trẻ có thể nhớ lại tiền kiếp, những ký ức khi sinh và trước khi sinh. (Ảnh: wikimedia)

Khái niệm về tiền kiếp, hay tái sinh, là một trong những tín ngưỡng lâu đời nhất của con người, và từng là một phần của tất cả tôn giáo lớn. Đó là một niềm tin ít được biết đến ở phương Tây, nơi mà những ghi chép sớm nhất được cho là của Plato, nhưng đã bị dập tắt vào thời Hoàng đế La Mã Constantine sáp nhập nhà thờ với nhà nước, và cấm đề cập đến tái sinh (luân hồi) trong tôn giáo.

Vì vậy, khi bà Bowman nhận ra rằng, nhiều bà mẹ ở Mỹ đã trải qua những gì bà từng trải qua, nhưng đa số họ không biết gì về kiếp trước hoặc phải làm thế nào; nên bà Bowman đã tìm cách viết một cuốn sách hướng dẫn, đây là loại sách mà bà từng muốn có khi chứng ám ảnh sợ hãi của con trai bà xuất hiện lần đầu tiên.

Mẹ của huyền thoại bóng chày Lou Gehrig trong kiếp trước và kiếp này

Cô Byrd tra cứu bức ảnh và nhận ra con trai mình đã chỉ vào Lou Gehrig khi cậu ấy nói ‘Đó là con’.

Tất cả những gì cô biết về Gehrig là ông mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS), thường được gọi là bệnh Lou Gehrig. Là một người mẹ, điều này khiến cô vô cùng lo lắng. Bé Christian thỉnh thoảng cũng bị khó thở và đã vài lần phải vào bệnh viện vì chứng bệnh này. Liệu có bất kỳ kết nối nào không?

Cầu thủ bóng chày huyền thoại này có biệt danh là ‘con ngựa sắt’ qua đời khi còn trẻ ở tuổi 37, hai năm sau bài phát biểu mang tính biểu tượng ‘Người đàn ông may mắn nhất’ của ông ấy tại Sân vận động Yankee. Ông ấy được nhớ đến và vinh danh không chỉ vì thành tích đáng kinh ngạc mà còn vì sự chính trực và nhân cách tốt của mình.

Bà Bowman khuyên cô Byrd rằng, có thể cho con trai xem nhiều ảnh hơn và hỏi con những câu cởi mở hơn, không cần gợi ý, cứ để xem con có thể xác định được điều gì và liệu câu trả lời của con có chính xác hay không. Và họ đã có kết quả.

Khi bé Christian đề cập đến từng mẩu chuyện nhỏ về các mối quan hệ của Gehrig - với Ruth, với vợ và cha mẹ của ông - cô Byrd bắt đầu tìm hiểu từng người, đào sâu vào những mẩu lịch sử đôi khi khó hiểu, và khám phá những bí mật gia đình. Chẳng hạn như việc vợ của Gehrig, là Eleanor, đã không tiết lộ sự thật rằng: căn bệnh của ông là giai đoạn cuối đối với cả Gehrig và cha mẹ chồng, lý do đằng sau quyết định của bà ấy đối với tài sản của ông, và mối quan hệ căng thẳng của họ. Những gì bé Christian đã nói có thể được xác nhận.

Bà Eleanor Gehrig, vợ của huyền thoại bóng chày Lou Gehrig, năm 1935. (Ảnh: wikimedia)

Người mẹ thận trọng khi chia sẻ sự thật rằng con trai mình có những ký ức tiền kiếp, và càng thận trọng hơn khi những người khác phát hiện ra con trai cô nói rằng mình từng là huyền thoại bóng chày Lou Gehrig.

Ngày nọ, một chấn động khác xảy ra khi con trai nói về mẹ của huyền thoại bóng chày Lou Gehrig.

Người mẹ đặt câu hỏi về cuộc đời của Gehrig thì con trai cũng đưa ra chủ đề này, và trước sự ngạc nhiên của cô, cậu bé trả lời như thể cô nên biết những câu trả lời này, vì cô cũng hiện diện vào thời điểm đó. Và rằng cô Byrd cũng là mẹ của cậu trong kiếp đó. Cô Byrd tìm hiểu về mẹ của Gehrig, bà Christina, là một người Đức nhập cư, làm công việc giúp việc và bà đã sống sau con trai Gehrig 13 năm.

Bé Christian nói về việc (kiếp trước) chờ đợi trên Thiên đường, chờ đợi để được tái sinh với mẹ mình.

Dung hòa niềm tin của người mẹ

Người đầu tiên mà cô Byrd thực sự tìm kiếm lời khuyên khi cô bắt đầu cảm giác rằng con trai mình đang đề cập đến kiếp trước, và đó là một mục sư. Cô đã viết thư cho ông ấy, và ông ấy trả lời rằng sẽ cầu nguyện cho cô, nhưng cô không nên chia sẻ câu chuyện, vì nó sẽ ảnh hưởng đến cách những người khác trong nhà thờ nhìn nhận về cô. Một số người bạn của cô Byrd cũng đề cập đến điều này một cách tương tự, nhắc nhở cô ấy đừng ‘đứng sai phía với Chúa’.

Cô Byrd rất coi trọng đức tin Cơ Đốc của mình, và điều này gây tổn thương sâu sắc. Khi cô tìm thấy cuốn sách và thông tin liên lạc của bà Bowman, cô cảm thấy như một món quà Chúa ban.

Cô Byrd nói: “Điều đó thực sự đã giúp tôi, giải thoát tôi khỏi cảm giác tội lỗi. Có lẽ tái sinh là một điều gì đó có thật.”

“Điều này dẫn tôi đến con đường thực hiện rất nhiều nghiên cứu. Tôi đã xem xét lịch sử luân hồi với tất cả các tôn giáo khác tại các khu vực trên thế giới, và đó là một niềm tin hoàn toàn được chấp nhận. Tôi cũng đọc một số điều trong Thánh thư Ngộ đạo, trong Cựu Ước, có những lời dạy về luân hồi và tái sinh. Và vào thế kỷ thứ tư sau Công nguyên, nó đã thực sự bị bỏ ra khỏi Kinh thánh.”

Cô Byrd nói: “Tôi đã xem lại rất nhiều triết gia cổ đại; Plato, Socrates, và thậm chí đầu những năm 1900, rất nhiều tác giả đã viết về luân hồi. Vì vậy, tôi bắt đầu tìm đến các nguồn khác, và tôi thấy những câu Kinh Thánh nói về luân hồi bị bỏ ra khỏi Kinh Thánh, vì nhà thờ thực sự không muốn mọi người tin rằng họ có cơ hội khác trong đời.”

Khi bé Christian tiết lộ rằng, cô Byrd cũng chính là mẹ của cậu trong kiếp trước, điều đó đã thúc đẩy cô thực hiện hành trình nghiên cứu thứ hai.

Cuối cùng, với rất nhiều can đảm, cô đã trải qua một buổi hồi tưởng tiền kiếp với một nhà trị liệu mà bạn cô tin tưởng giới thiệu. Ông cũng khuyên cô không nên bước vào đó với những kỳ vọng cụ thể, để không thất vọng nếu không có ký ức nào về Christina Gehrig (người mẹ kiếp trước).

Tuy nhiên, cô Byrd cho biết, trong cả 3 phiên hồi tưởng mà cô đã trải qua, cô đã làm được. Trong những ký ức này, cô có thể cảm nhận được tình yêu thương mà bà Christina Gehrig dành cho con trai mình. Cô có thể trải nghiệm tình yêu và sự mất mát trong cuộc đời của bà Christina Gehrig, và những chi tiết vô cùng cụ thể về những điều trong một ngôi nhà nào đó mà họ sống, vật nuôi, hàng xóm, chiếc đồng hồ mà con trai bà đã tặng bà, chiếc vòng tay quyến rũ mà bà muốn tặng cho cô bé hàng xóm thường chơi bên ngoài với anh trai của cô bé.

Cô Byrd nói: “Đối với tôi, đó thực sự là nơi mà cuộc sống đã từng diễn ra, từng tồn tại. Bởi vì ngay cả sau khi bé Christian chia sẻ 2 năm kỷ niệm với chúng tôi, tôi vẫn không chắc! Tôi giống như, điều này có thật không? Đây là thật sao?”

Tang lễ của huyền thoại bóng chày Lou Gehrig tại Nhà thờ Christ Episcopal ở Riverdale, Bronx, ngày 4 tháng 6 năm 1941. (Ảnh: wikimedia)

Cô Byrd đã có thể lần ra gia đình hàng xóm sống bên cạnh (ở kiếp đó) và xác nhận rằng chiếc vòng tay cuối cùng đã đến tay cô gái. Ngoài ra, cậu bé trong gia đình đó đã trưởng thành và trở thành một mục sư.

Ban đầu, cô Byrd gọi cho ông ấy, nói với ông rằng mình đang tìm hiểu về người mẹ Gehrig cho một cuốn sách, với ý định tự mình xác nhận một số chi tiết mà cô đã thấy trong quá trình hồi quy của mình. Nhờ ơn Chúa, cô Byrd nói rằng những lời của Mục sư Ken đã giúp cô nhận ra rằng cuộc hành trình gần 4 năm mà cô đã trải qua là một điều thiêng liêng, không có gì phải xấu hổ.

Mặc dù bản thân Mục sư Ken không tin vào luân hồi, nhưng ông nói rằng ông có thể thấy tình yêu và quyền năng của Chúa là vô biên như thế nào. Chẳng phải Chúa đã cho cô ấy thấy rằng linh hồn con người là vĩnh cửu sao?

Cô Byrd nói: “Đó thực sự là một hành trình kỳ diệu.”

Kể từ đó, cô Byrd đã viết một cuốn sách về hành trình này có tựa đề ‘Cậu bé biết quá nhiều’ (tựa gốc: The Boy Who Knew Too Much). Câu chuyện của bé Christian là một trong những trường hợp nổi tiếng về ký ức tiền kiếp. Cô Byrd nói, quyết định chia sẻ câu chuyện và viết cuốn sách không phải là một quyết định dễ dàng.

Cuốn sách "The Boy Who Knew Too Much" của cô Cathy Byrd được bán trên Amazon.

“Chúng tôi tập trung vào mục đích cao cả hơn cùng thông điệp của cuốn sách, cũng như lý do tại sao chúng tôi chia sẻ câu chuyện - chỉ để chia sẻ thông điệp rằng linh hồn của chúng ta vẫn tồn tại sau khi chết - dường như có lý do khiến câu chuyện này xảy đến với chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải chia sẻ điều đó với thế giới.”

Cô Byrd nói: “Điều gì đó đã thực sự mở ra cho tôi, ấy là linh hồn không có điểm kết thúc và không có điểm khởi đầu, chúng ta bước vào thế giới này mà không bị cản trở bởi những ký ức kiếp trước, để chúng ta có thể toàn tâm sống trọn vẹn trong cuộc đời này.”

Đến 6 tuổi, tất cả những ký ức tiền kiếp đều biến mất

Thời điểm mà trẻ nhỏ nhớ lại kiếp trước, nó không phải là mãi mãi. Thông thường đến 6 tuổi, tất cả những ký ức này đều biến mất. Bà Bowman lưu ý rằng khi những ký ức phai mờ, thì cơ hội để giúp tâm hồn hòa giải các vấn đề, giải tỏa chấn thương hoặc chữa lành tình trạng thể chất liên quan đến chấn thương đó cũng tăng theo. Nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ có những ký ức này có xu hướng nói về kiếp trước khi chết trẻ (tuổi trung bình là 28) hoặc chết đột ngột; cuộc sống đã bị cắt ngắn.

Bà Bowman lưu ý trong sách của mình rằng, khi những người mẹ chia sẻ câu chuyện, sẽ chia sẻ rằng con họ (đứa trẻ) là con người thật của chính chúng. Khi những đứa trẻ nói về kiếp trước, chúng nói về những sự kiện đã xảy ra rất lâu, nhưng dường như chỉ mới xảy ra ngày hôm qua, tuy nhiên, chúng vẫn là chúng, chứ không trở thành con người khác.

Cô Byrd nói: “Đó là điều tuyệt vời về những đứa trẻ ngày nay đang trải qua những ký ức này. Chúng có những ký ức khi còn nhỏ, và chia sẻ với người lớn như một thông điệp về cuộc sống kiếp trước, cuộc sống sau khi chết. Và những ký ức này sẽ tan biến. Đó là một điều đáng chú ý. Không phải trẻ sẽ mang theo ký ức tiền kiếp này đến hết cuộc đời, mà tất cả sẽ tự nhiên tiêu tan.”

Khi bé Christian 5 hoặc 6 tuổi, mới bắt đầu đi học, người mẹ nói: “Có thể thấy những ký ức đang biến mất theo đúng nghĩa đen.” Bé Christian biết mình từng kể về cuộc đời của huyền thoại bóng chày Lou Gehrig, nhưng cậu biết rõ một điều là: Hiện tại, cậu vẫn là chính mình (trong kiếp này). Sau khi gặp một nhà trị liệu hồi quy tiền kiếp, người đã giúp bé Christian giải phóng ký ức của cậu, các vấn đề về hô hấp của cậu cũng biến mất.

Ký ức về kiếp trước từng là Lou Gehrig của cậu bé Christian Byrd phai mờ, nhưng đam mê bóng chày của cậu thì không. (“Bí ẩn cuộc sống”/ NTD)

Giờ đây, câu chuyện đã là một ký ức xa xăm, cách đây hơn một thập kỷ. Các con của cô ấy đang ở tuổi thiếu niên và cũng có thể cười phá lên. Nhưng đối với người mẹ mà nói, những nỗ lực ban đầu để dung hòa trải nghiệm với đức tin của mình, đó không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Cô Byrd nói: “Con trai tôi thực sự vững vàng trong suốt quá trình này, bởi vì cậu bé thực sự có niềm đam mê với bóng chày.”

Cô Byrd nói thêm, rất may là chúng tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực hơn là tiêu cực. “Một trong những điều tuyệt vời khi viết cuốn sách, đó là các bậc cha mẹ và mọi người liên hệ với tôi rất nhiều để chia sẻ những câu chuyện tương tự. Tôi nghĩ đó cũng là điều thực sự có giá trị, vì bé Christian biết rằng mình không phải là người duy nhất.”

Trước sự ngạc nhiên của cô Byrd, sau thành công của cuốn sách, bản quyền bộ phim đã được bán - và đã trở thành một bộ phim dựa trên đức tin.

Vì sao chúng ta ở đây?

Cô Byrd cho biết trải nghiệm về luân hồi này là một món quà tuyệt vời, nếu một người có thể nhận ra rằng, có lẽ chúng ta từng sống trong một cơ thể khác, là một người khác, đến từ một nơi khác trên thế giới với một nền văn hóa và tín ngưỡng khác, có lẽ chúng ta sẽ trở nên từ bi hơn, ít phán xét người khác hơn.

Điều đó cũng giúp cô trân trọng cuộc sống của mình hơn. “Tôi vẫn giữ câu nói: 'Bạn chỉ sống một lần' bởi vì bạn thực sự có một cơ hội trong cuộc sống này, thực sự biến nó thành một cuộc phiêu lưu, thực sự trải nghiệm thời gian này, trong cơ thể này, trong không gian và thời gian này, xung quanh những người trong cuộc sống của bạn…”

Cô Byrd cho biết thông điệp chính của cô khi chia sẻ câu chuyện và viết cuốn sách của mình là ‘tình yêu không bao giờ chết’.

“Tình yêu thương mà chúng ta trao đi sẽ được nhân lên trong vũ trụ. Tôi chỉ nghĩ rằng nếu mọi người có điều này, họ có thể có hy vọng. Và họ có thể cho đi tình yêu thương và nhận lại tình yêu thương theo một cách hoàn toàn khác.”

“Tôi thực sự nghĩ rằng, trên thế giới hiện nay, cần phải có một sự thức tỉnh tâm linh. Tôi cảm thấy như có rất nhiều linh hồn đã mất.”

Nhìn thấy quá nhiều xung đột và nỗi đau khổ của thế hệ trẻ, cô Byrd muốn giúp mang lại hy vọng: “Tôi cảm thấy rằng nếu chúng ta thực sự có thể nắm bắt được bí ẩn kỳ diệu của cuộc sống - tôi nghĩ điều đó đang thoát khỏi tầm tay chúng ta - chúng ta đang đắm chìm trong thế giới công nghệ ảo này, rằng mọi người đang mất dần đi những điều cơ bản của cuộc sống và lý do tại sao chúng ta ở đây - chúng ta ở đây để yêu thương những người khác.”

Cô Byrd nói: “Tôi không muốn chạm vào niềm tin của bất cứ ai, mà chỉ muốn chia sẻ câu chuyện của chúng tôi. Chúng tôi thực sự cảm thấy như có một mục đích cao hơn để chia sẻ câu chuyện, vì vậy đó là lý do tại sao chúng tôi làm điều đó.”

Sau thành công của cuốn sách “Cậu bé biết quá nhiều” (tựa gốc: The Boy Who Knew Too Much), bản quyền bộ phim đã được bán - và đã trở thành một bộ phim dựa trên đức tin.

Theo Catherine Yang - The Epoch Times

Cao Nguyên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Cậu bé nhớ tiền kiếp: Bà mẹ choáng váng khi cậu con trai nói cậu là ‘huyền thoại bóng chày Lou Gehrig’ và tiết lộ mẹ là ai