Khi về hưu mới hiểu con cái có hiếu hay không thì nhìn vào 3 điểm này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có câu rằng: "Có tiền sai quỷ kéo cối xay, không tiền nửa bước khó đi”. Chúng ta ai cũng vậy, làm việc chăm chỉ để kiếm tiền nuôi thân và lo cho gia đình.

Hiện nay có không ít người nghĩ rằng, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có tốt hay không phụ thuộc vào việc cha mẹ có tiền hay không. Đây là thời đại mà các bậc cha mẹ dốc sức kiếm tiền lo cho con cái, lo cho bản thân.

Một số người già, khi khó tự chăm sóc bản thân, đã bỏ một số tiền ra đưa cho con cái, con dâu, con rể mỗi tháng, để con cái chăm sóc mình, bởi nghĩ rằng lọt sàng xuống nia. Không gian tưởng tượng đẹp như biển hoa dưới trời xanh mây trắng, nhưng thực tế lại “tệ không thể tưởng nổi”. Hiếu thuận cần tiền, nhưng không thể đo đếm bằng tiền.

Từ góc độ nhân quả, người già có nhận được sự báo hiếu hay không phụ thuộc vào những điểm sau, chứ không phải có bao nhiêu tiền.

1. Yêu thương, quan tâm đến con và nhận được "phản hồi"

Mùa xuân gieo một mẫu đất, thu hoạch vạn hạt vào mùa thu. Khi cuộc sống đang ở mùa xuân, chúng ta nên gieo hạt tốt, sử dụng thời gian mùa hè để chăm sóc, quản lý đồng ruộng. Mùa thu đến, chúng ta sẽ có một vụ mùa bội thu, vì thế mùa đông cũng rất thoải mái.

Với tư cách là cha mẹ, hãy nghĩ như thế này: Khi còn trẻ, yêu đương, sau đó có con, đến tuổi trung niên và già, miễn là mình còn khỏe mạnh, thì sẽ làm được một số việc giúp đỡ con cái, trao cho con cái chân tình. Khi mình già rồi, con cái sẽ đem sự quan tâm đã từng nhận được trao lại cho cha mẹ.

Nói cách khác, người già về hưu, có được hiếu thuận hay không, thật ra là ở tuổi trung niên đã có một điềm báo trước.

Tại sao rất nhiều bậc cha mẹ, khi đã ngoài 50 tuổi lại chủ động giúp đỡ con cái chăm sóc con cái? Không phải vì họ nhàn rỗi đến nhàm chán, mà là trao cho con cái sự quan tâm. Lòng người không phải sắt đá, bất kể là con cái, con dâu hay con rể, đều có thể bị cảm hóa.

Luôn có một số gia đình, con cái không hiếu thuận, nhưng con dâu hay con rể lại không thờ ơ, còn trách “thái độ” của chồng hoặc vợ khi đối xử với cha mẹ không đúng.

Cha mẹ là người làm gương cho con cái. (Pixabay)

Trên một nền tảng mạng xã hội có đăng câu chuyện: Một bà mẹ chồng bất chấp cái nóng như thiêu như đốt hái rất nhiều rau và trái cây do chính mình trồng, đi một quãng đường dài mang đến cho con dâu ở trong thành phố.

Trước khi mẹ chồng đến, bà không gọi điện thoại mà lại đột ngột xuất hiện trước mặt các con. Nhìn mẹ chồng mồ hôi nhễ nhại, cô con dâu hết sức ngạc nhiên, rơi những giọt nước mắt hạnh phúc.

Không khó để nhận ra rằng, trong lòng cô con dâu này đã cảm nhận được tình cảm mẹ chồng đã “coi mình như con đẻ”. Đây chính là mở đường cho đạo hiếu của con dâu.

Báo hiếu không bao giờ là sự ép buộc của đạo đức, không phải nhất định yêu cầu con cái phải như thế nào, thế nào. Đó là sự mở rộng của cảm xúc, của tình cảm thuận duyên, ta yêu người tám lạng, người yêu ta nửa cân.

2. Người già có đạo đức và tu dưỡng, nâng cao “truyền thống gia đình”

Cần minh bạch một điều, người già mà không có đức thì đó là bi ai lớn nhất của một gia đình.

Có một khoảng đất trống trong cộng đồng nơi tôi sống, một số người già đến trồng rau. Bà Trương chiếm một khu đất nhỏ, trồng vài cây cải bắp. Thật không thể tin được, bà Trương cố ý đi hái rau từ rất sớm, lấy củ cải của nhà hàng xóm.

Dịp Tết, con trai bà Trương là Tiểu Lý về nhà ăn Tết với mẹ, bị hàng xóm chặn trước cửa, kể ra chuyện trộm vặt. Tiểu Lý nổi giận, trách mẹ vài câu rồi dắt vợ con bỏ đi thật nhanh.

Thường nghe câu: “Không phải người già trở nên xấu, mà là kẻ xấu già đi…”. Tiếp tục những thói quen xấu của tuổi trung niên cho đến tuổi già, chắc chắn sẽ hủy hoại hạnh phúc của người ấy khi về già.

Xét về quan hệ huyết thống, rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, cha nào con nấy. Những đứa trẻ sẽ tiếp tục một số thói hư tật xấu của người già, và trở thành những kẻ xấu xa, cũng có chung cách thức như người xưa. Tuy nhiên, người có nhiều thói hư tật xấu có hiếu hay không thì khó nói.

Ở góc độ cá nhân, con cái trưởng thành sẽ có cách sống riêng, thoát khỏi sự quản thúc của gia đình ban đầu. Nếu đạo đức của gia đình nguyên sinh sụp đổ, họ cũng oán hận gia đình nguyên sinh, hành vi hiếu thuận với cha mẹ sẽ tự nhiên biến mất.

Cha mẹ nên sống sao để phúc lành cho con cái. (Pexels)

“Luận ngữ" của Khổng Tử có câu: "Bản thân chính thì không ra lệnh người ta cũng tự thi hành, bản thân bất chính thì dù ra lệnh người ta cũng không làm theo". Nếu người già không chính trực thì dựa vào cái gì để yêu cầu con cái đoan chính? Đạo lý thượng bất chính hạ tắc loạn, bất cứ lúc nào cũng phải nhớ kỹ.

Không phải nói là chúng ta phải là những người cao tuổi có tố chất cao sau khi nghỉ hưu, mà chúng ta cần nâng cao tố chất, làm người thiện lương, đây là tu hành cả đời. Người bảy tám mươi tuổi, cần phát huy nhiệt huyết còn lại dẫn dắt gia phong tốt đẹp.

Ví dụ, người cao tuổi thường giúp đỡ mọi người, khi những người hàng xóm gặp con cái của người có tuổi đó, họ giơ ngón tay thể hiện thái độ khen ngợi cha mẹ chúng, thì chúng tự nhiên ngưỡng mộ cha mẹ, hiếu thảo là lẽ đương nhiên.

3. Trau dồi khả năng mưu việc, mang lại "sự giàu có" cho con cái

“Dạy một người câu cá còn hơn là cho anh ta con cá”, ngay cả khi cha mẹ đưa tiền lương hưu và tiền tiết kiệm cho con cái, họ cũng không thể đảm bảo rằng con cái họ sẽ có đủ cơm ăn áo mặc cho đến hết đời.

Bình thường, sau khi bố mẹ già qua đời, con cái sống trong thời gian tiếp theo, vì vậy ai có thể tưởng tượng chi phí sẽ là bao nhiêu. Nếu không biết thúc đẩy con cái khởi nghiệp mà chiều chuộng chúng, thì con cái sẽ mất sự chủ động kiếm tiền sau này, bố mẹ muốn có được sự hiếu thảo của con sẽ rất khó.

Bà cụ Lý Phượng Linh 94 tuổi bị bệnh phải nhập viện, mấy đứa con trai không muốn trả tiền viện phí. Sau khi bà cụ xuất viện, được các con trai đưa đến nhà con gái út Hùng Lệ.

Hoá ra, Hùng Lệ không có năng lực kiếm tiền, khi còn trẻ cô kết hôn với một doanh nhân giàu có ở nơi khác, rồi nhanh chóng ly hôn, cô đã phung phí số tiền mấy trăm nghìn có được sau khi ly hôn. Tái hôn, cô kết hôn với một người đàn ông nghèo. Và cô đã lấy đi tất cả tiền trợ cấp của bà cụ.

Các anh con trai bức xúc, đưa bà cụ đến nhà Hùng Lệ, điều này đã gây ra một cuộc chiến trong gia đình.

“Một hạt phân chuột làm hỏng cả nồi cháo”, nếu trong nhà có người không muốn lập nghiệp sẽ khiến lòng người mất hòa khí, sinh ra mâu thuẫn giữa anh em với nhau. Con cái hỗn loạn thì bản thân con cái cũng không có gì ăn, hiếu với cha mẹ có thể là càng khó hơn.

Dạy con tự lập nuôi bản thân và gia đình. (Pexels)

Cha mẹ có tầm nhìn xa trông rộng, bất kể có thể về hưu hay không, cũng sẽ giáo dục con cái thật tốt, để chúng có khả năng kiếm tiền và tạo dựng một gia đình nhỏ tử tế.

Hiếu thuận thực chất là quá trình tương tác giữa cha mẹ và con cái, là sự trào dâng hai chiều của cảm xúc

Cha mẹ đơn phương yêu cầu con cái hiếu thuận, hẳn là rất khó, dù sao, con cái không cam tâm tình nguyện.

Khi đến tuổi trung niên, chỉ cần cố gắng nuôi dạy con cái ngoan ngoãn và thiết lập mối quan hệ tình cảm, tích đức và phước lành trong suốt cuộc đời, thể hiện một truyền thống tốt đẹp của gia đình. Khi già yếu, sẽ trở thành “báu vật” trong tay con cháu.

Người xưa nói: “Cha mẹ thương con, thì có kế hoạch sâu xa”.

Người già về hưu, con cái hiếu thuận đó chính là tầm nhìn, cách giáo dục của từng người.

Theo Tống Vân - Aboluowang
Tố Như biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Khi về hưu mới hiểu con cái có hiếu hay không thì nhìn vào 3 điểm này