Giá vàng đạt mức cao chưa từng có: Siêu ngân hàng nào đang hưởng lợi lớn nhất?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm nay, giá vàng thế giới tăng vọt 2022 USD/ounce - một mức kỷ lục chưa từng có. Vàng tăng do USD giảm trước kỳ vọng Fed sẽ ngừng chu kỳ tăng lãi suất trong khi rủi ro khủng hoảng tài chính tăng cao, giá dầu tăng vọt sau tuyên bố cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày. Các sói già Phố Wall đã chuẩn bị tốt cho sự kiện này, kẻ bội thu nhất là ai?

Giá vàng thiết lập kỷ lục mới 2022,9 USD/ounce

Hôm nay, ngày 5/4/2023, vàng chính thức thiết lập mức giá cao kỷ lục mới: 2022,9 USD/ounce.

Theo Trading Economics, giá vàng tăng sau khi dữ liệu mới về cơ hội việc làm của Hoa Kỳ cho thấy nền kinh tế đang lao vào suy thoái, tăng trưởng suy giảm; thị trường lao động chậm lại. Ngoài ra, chỉ số mở rộng đơn hàng nhà sản xuất ở Mỹ của ISM cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ thu hẹp vào tháng thứ 5 liên tiếp. Nền kinh tế đang lao dốc, đi vào quỹ đạo suy thoái, thậm chí có tiến tới đình trệ.

Hôm nay, 5/4/2023, giá vàng thế giới tăng vọt ở mức cao kỷ lục chưa từng có trong lịch sử do USD suy yếu, rủi ro khủng hoảng rình rập (Nguồn: Trading Economics)

Thị trường kỳ vọng rằng điều này sẽ cản trở Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (Fed) tăng lãi suất, các dự báo cho rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất cho vay trong kỳ họp tháng tới. Điều này khiến đồng USD suy giảm.

Nhưng đồng USD suy giảm và vàng tăng giá mạnh chủ yếu liên quan tới lo ngại khủng hoảng ngân hàng. Dòng tiền khó tìm tới USD đang có nguy cơ giảm giá thậm chí là mất giá nhiều hơn nếu khủng hoảng bùng nổ mạnh, dòng tiền có xu hướng tìm tới vàng để trú ẩn.

Sói già Phố Wall đã đánh bạc lớn vào vàng: Đó là ai?

Nếu năm 2021, các sói già Phố Wall (ám chỉ các tập đoàn tài chính, ngân hàng, quỹ..) đánh bạc vào sự gia tăng của lãi suất và tỷ giá, thông qua các hợp đồng phái sinh, thì lãi suất và tỷ giá đã đảo chiều tăng mạnh năm 2022, theo báo cáo giao dịch phái sinh của ngân hàng Hoa Kỳ của Uỷ ban Kiểm soát Tiền tệ OCC hàng quý.

Năm 2022, bắt đầu từ quý 3 và quý 4, các sói già Phố Wall đánh bạc vào giá vàng qua các hợp đồng phái sinh kim loại quý. Hiển nhiên, giá vàng tăng và các siêu ngân hàng thương mại này lại kiếm bộn tiền từ các vụ "đánh bạc" này.

Như mỗi quý, báo cáo của OCC (pdf) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo này:

“Một nhóm nhỏ các tổ chức tài chính lớn tiếp tục thống trị hoạt động giao dịch và phái sinh trong hệ thống ngân hàng thương mại Hoa Kỳ. Trong quý 4 năm 2022, bốn ngân hàng thương mại lớn chiếm 88,2% tổng số tiền đáng chú ý của ngành ngân hàng [của các công cụ phái sinh] và 62,5% mức tín dụng ròng hiện tại của ngành (NCCE)”.

Bốn ngân hàng đó là Ngân hàng Goldman Sachs Hoa Kỳ với 52,6 nghìn tỷ USD đầu tư vào các công cụ phái sinh, giá danh nghĩa; JPMorgan Chase Bank đi sau với 49,5 nghìn tỷ USD; Citibank của Citigroup với 47 nghìn tỷ USD tài sản phái sinh (giá trị danh nghĩa) và Bank of America với 19,4 nghìn tỷ USD tài sản trên thị trường này.

Năm 2003, Ngân hàng JPMorgan Chase đã khởi động một dự án tuyển dụng có tên là “Sons and Daughters", để tuyển dụng con của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, hay còn gọi là “thái tử Đảng”.
Năm 2003, Ngân hàng JPMorgan Chase đã khởi động một dự án tuyển dụng có tên là “Sons and Daughters", để tuyển dụng con của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. (Ảnh: Getty Images)

Một thông tin nổi bật trong báo cáo OCC là JPMorgan Chase Bank N.A. đã nắm giữ 200,12 tỷ USD trong các hợp đồng phái sinh kim loại quý tại ngân hàng được liên bang bảo hiểm tính đến ngày 31/12/2022, so với tổng số 378,12 tỷ USD phái sinh mà các ngân hàng Hoa Kỳ nắm giữ với kim loại quý (chủ yếu là vàng).

Như vậy JP Morgan Chase đã kịp nắm giữ 53% tổng số hợp đồng phái sinh kim loại quý trong hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ.

Việc vàng, kim loại quý tăng kỷ lục do khủng hoảng và USD suy yếu, JP Morgan Chase kịp kiếm bộn tiền từ hoạt động này.

Tai tiếng lừa đảo phái sinh vàng của JPMorgan Chase

Chính xác thì không phải là tai tiếng, mà là đã hình thành tội phạm, JPMorgan Chase đã thừa nhận và đã chịu phạt. Đây là lý do có những tiếng nói phản ứng mạnh mẽ trên Phố Wall khi JPMorgan Chase không bị hạn chế "đánh bạc" trên thị trường mà họ đã vi phạm này.

Vào ngày 29/9/2020, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã buộc tội JPMorgan Chase giao dịch gian lận thị trường kim loại quý, đồng thời truy tố công ty này với tội danh hình sự. JPMorgan Chase đã thừa nhận tội danh này.

Theo Bộ Tư pháp, gian lận đã xảy ra trong hơn tám năm, từ tháng 3/2008 đến tháng 8/2016 và liên quan đến “hàng chục nghìn” vụ việc. Bộ Tư pháp đã mô tả cách mà các "trader" tại JPMorgan Chase thực thi hành vi lừa đảo trên thị trường giao dịch phái sinh, để lam giá, thao túng giá:

“…cố ý đặt lệnh mua và bán hợp đồng tương lai kim loại quý với ý định hủy các lệnh đó trước khi thực hiện ('Lệnh PM [Kim loại quý] lừa đảo'); bao gồm cả nỗ lực kiếm lợi bằng cách lừa dối những người tham gia thị trường khác thông qua các thông tin sai, tạo ra các thông tin về cung - cầu ảo đối với các hợp đồng tương lai kim loại quý. Bằng cách đặt các Đơn đặt hàng PM lừa đảo, các Chủ thể giao dịch PM có ý định đưa thông tin sai lệch và gây hiểu lầm về cung và cầu thị trường đối với các hợp đồng tương lai kim loại quý. Hành vi ngày nhằm đánh lừa những nhà đầu tư tin rằng cung cầu ảo [ do JP Morgan Chase tạo ra] là cung cầu thật. Thông tin sai lệch và gây hiểu lầm này nhằm mục đích, đôi khi lừa những người tham gia thị trường khác, bao gồm các tổ chức tài chính cạnh tranh và các nhà giao dịch độc quyền. Những nhà đầu tư (cá nhân và tổ chức) này đã dựa vào thông tin sai như vậy để ra quyết định mua và bán các hợp đồng tương lai kim loại quý với số lượng, giá cả và thời gian mà JP Morgan chase có thể hưởng lợi. Nếu thông tin không bị méo mó, lừa đảo như vậy, các nhà đầu tư tham gia thị trường đã không có quyết định giao dịch như thế”.

Hành vi giao dịch kim loại quý tại JPMorgan Chase tồi tệ đến mức Bộ Tư pháp đã thực hiện một bước chưa từng có là buộc tội một số nhà giao dịch kim loại quý cuả định ché này theo Đạo luật Tổ chức Tham nhũng và Bị ảnh hưởng bởi Racketeer (RICO), một đạo luật thường dành cho các tội phạm có tổ chức.

Tuần trước, Ủy ban Ngân hàng Thượng viện và Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện đã tổ chức các phiên điều trần riêng biệt về hoạt động rút tiền và sự sụp đổ đột ngột của Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân hàng Signature vào tháng 3, vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai và thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ. Ngân hàng đổ vỡ lớn nhất là Washington Mutual vào năm 2008. Các ngân hàng này lần lượt nắm giữ 175 tỷ USD và 88,6 tỷ USD tiền gửi tính đến ngày 31/12/2022. Tính đến cùng ngày, JPMorgan Chase Bank N.A. nắm giữ 2,015 nghìn tỷ USD tiền gửi tại các văn phòng trong nước , trong đó 1,058 nghìn tỷ đô la không được bảo hiểm bởi FDIC, theo luật bảo hiểm tiền gửi của Mỹ.

Hội đồng quản trị của Ngân hàng JPMorgan Chase đã cho phép Jamie Dimon tiếp tục làm Chủ tịch và Giám đốc điều hành bất chấp 5 tội danh (mà ngân hàng đã thừa nhận) và một bản cáo trạng chưa từng có trong lịch sử ngân hàng ở Hoa Kỳ.

JPMorgan Chase bị Bộ Tư pháp buộc tội với hai trọng tội hình sự vì vai trò hỗ trợ và tiếp tay cho kế hoạch Ponzi [lừa đảo tài chính] lớn nhất trong lịch sử – hành vi cướp tài khoản khách hàng của Bernie Madoff.

Tiểu ban Điều tra Thường trực của Thượng viện Hoa Kỳ đưa ra một báo cáo dài 300 trang về các giao dịch phái sinh “Cá voi London” của ngân hàng này, sử dụng tiền của những người gửi tiền vào ngân hàng để tham gia đánh bạc liều lĩnh và thua lỗ ít nhất 6,2 tỷ USD.

Ngân hàng đã thừa nhận đã vi phạm một trọng tội khác là gian lận trên thị trường ngoại hối và gian lận trên thị trường kim loại quý và thị trường Kho bạc Hoa Kỳ (như mô tả ở trên).

Giờ đây, một Tòa án Liên bang đã ra phán quyết rằng CEO của JPMorgan Chase là ông Dimon phải ngồi hầu tòa trong một vụ kiện liên bang do Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ, buộc tội JPMorgan Chase, là đầu mối dẫn tiền cho đường dây buôn bán tình dục của tỷ phú ấu dâm Jeffrey Epstein.

Quang Nhật tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Giá vàng đạt mức cao chưa từng có: Siêu ngân hàng nào đang hưởng lợi lớn nhất?