Nghiên cứu: Âm nhạc tăng cường miễn dịch giúp chống lại bệnh virus lây truyền

Giúp NTDVN sửa lỗi

John Stuart Reid, nhà tiên phong về vật lý âm thanh người Anh, giải thích cách y học âm nhạc có thể loại bỏ chứng trầm cảm (và nỗi sợ hãi) liên quan đến virus và tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta để giúp đánh bại mọi mầm bệnh.

Điều tự nhiên là chúng ta có tâm trạng chán nản (trầm cảm) và sợ hãi khi cảm thấy sự an toàn hoặc lối sống của mình có thể bị đe dọa. Sợ hãi là cách tự nhiên thúc giục chúng ta hành động. May mắn thay, thiên nhiên đã phát triển một hệ thống thông minh có thể tự động tác động giúp con người thoát khỏi mối đe dọa.

Chỉ có một vấn đề nhỏ: Hệ thống này được thiết kế cho nỗi sợ hãi nhất thời; thiên nhiên dường như không lường trước được nỗi sợ hãi lâu dài. Virus Corona là một ví dụ, nó không phải là một con hổ răng kiếm rập khuôn mà chúng ta có thể nhanh chóng chạy trốn và lẩn trốn.

Chúng ta không thể trốn thoát hoặc trốn tránh virus cũng như không thể tự bảo vệ mình khỏi những tác động kinh tế xã hội liên quan. Mặc dù xem hoặc đọc tin tức có thể khiến chúng ta nhận thức được cuộc khủng hoảng toàn cầu nhưng nó cũng có thể khiến chúng ta lo sợ về loại virus vô hình ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác.

Nỗi sợ hãi kinh niên này có khả năng gây hại vì nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch (trong số nhiều tác động tiêu cực khác về thể chất), khiến con người không thể chống lại virus hoặc các mầm bệnh khác.

Nhưng may mắn thay, có một loại thuốc giải độc tác động vào một hệ thống thông minh khác trong tự nhiên, một hệ thống giúp xua đuổi trầm cảm, sợ hãi và tăng cường khả năng miễn dịch. Nó không chứa thuốc, không có tác dụng phụ và không thể dùng quá liều.

Khi giới thiệu loại thuốc giải độc tuyệt vời này, điều quan trọng cần biết là nỗi sợ hãi bản năng khiến tuyến thượng thận tiết ra cortisol. Cortisol đôi khi được gọi là “hormone căng thẳng” vì nó giúp cơ thể chuẩn bị cho căng thẳng.

Ví dụ, dưới quá trình tạo glucose ở gan, lượng protein dự trữ của cơ thể sẽ cung cấp thêm glucose. Thật không may, cortisol cũng ức chế hệ thống miễn dịch và các hệ thống khác của cơ thể mà thiên nhiên cho là “không cần thiết” trong thời gian ngắn. Ý tôi là, trong ngắn hạn, chẳng hạn, khi chạy trốn khỏi một con hổ răng kiếm đáng sợ, khả năng cơ thể con người bị các vi sinh vật gây hại xâm chiếm là rất nhỏ.

Vào ngày 11 tháng 8 năm 2005, tại Bệnh viện tư nhân đầu tiên của đô thị Kosice-Saca ở miền đông Slovakia, trẻ sơ sinh 1 và 2 ngày tuổi được phép nghe nhạc bằng tai nghe. Thí nghiệm nhằm mục đích sử dụng liệu pháp âm nhạc để giúp kích thích giao tiếp, thúc đẩy sự thích nghi và giảm bớt căng thẳng sau sinh.

Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch thực sự là lớp bảo vệ duy nhất của con người chống lại virus và các mầm bệnh khác. Vì vậy không nên bỏ qua hệ thống miễn dịch bị ức chế do sợ hãi, đặc biệt nếu chúng ta có các bệnh lý tiềm ẩn.

Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta một phương pháp chữa trị đơn giản tâm trạng chán nản và sợ hãi: âm nhạc. Nhưng không phải tất cả các loại âm nhạc, mà là loại âm nhạc có thể giúp chúng ta bình tĩnh và mang lại hạnh phúc.

Thiên nhiên đã cung cấp cho tổ tiên chúng ta “âm nhạc” dưới nhiều hình thức khác nhau: tiếng lá xào xạc trong gió, tiếng chim hót líu lo, tiếng ong vo ve, tiếng suối róc rách, tiếng sóng vỗ nhịp nhàng và tiếng vo ve hoặc tiếng hát của chính mình.

Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong trải nghiệm của con người và các thành phần cơ bản của nó - âm thanh và nhịp điệu - luôn tồn tại trên trái đất, một sự thật được Allan C. Inman tóm tắt một cách đầy chất thơ:

"Tôi là âm nhạc, nghệ thuật lâu đời nhất. Tôi là vĩnh cửu; vĩnh cửu... Ngay cả trước khi sự sống xuất hiện trên trái đất, tôi đã ở đây - trong gió, trong sóng... [Và] khi con người đến, tôi đã ở đó ngay lập tức. Nó đã trở thành phương tiện thanh lịch, tinh tế và mạnh mẽ nhất để thể hiện cảm xúc".

Khoảng 40.000 năm trước, trí thông minh bẩm sinh của con người đã cho chúng ta khả năng tạo ra những nhạc cụ sớm nhất được biết đến: một cây sáo làm từ xương chim và ngà voi ma mút được phát hiện trong hang động thời đồ đá ở miền nam nước Đức vào năm 2008.

(Ảnh của H. Jenen, Đại học Tübingen, Đức)

Nhưng quay lại chủ đề của bài viết này, làm thế nào để đánh bại nỗi lo sợ do virus. Có nhiều cách để làm dịu tâm trí, chẳng hạn như tập thể dục, hít thở sâu, thiền, làm vườn, nhiều hình thức sáng tạo và khiêu vũ.

Tuy nhiên, một trong những cách hiệu quả nhất để đối phó với căng thẳng và sợ hãi là nghe những bản nhạc chúng ta yêu thích; hoặc nếu chúng ta là nhạc sĩ hay ca sĩ, hãy sáng tác ra thứ âm nhạc cho riêng mình.

Không gì có thể tốt hơn thông điệp này đến từ đường phố Ý. Trích dẫn những gì trang web âm nhạc cổ điển của Anh Classic FM đăng vào ngày 16 tháng 3: "Bạn không thể cách ly âm nhạc... Người Ý đang chơi và hát từ ban công ở các thành phố bị phong tỏa. Khi đất nước này đã bị cách ly hoàn toàn vào tuần trước sau đợt bùng phát virus corona... các nhạc sĩ, các ca sĩ và người yêu âm nhạc đã biểu diễn những tiết mục tuyệt vời trên ban công”.

Âm nhạc yêu thích có thể nâng cao tinh thần và thậm chí gợi lên những ký ức đẹp đẽ về thời gian, địa điểm hoặc sự kiện trong cuộc sống. Nó có thể cải thiện tâm trạng ngay lập tức, giúp chúng ta bình tĩnh và khiến tâm trí (và cơ thể) trở nên hạnh phúc.

Trong trạng thái hạnh phúc này, hệ thống thần kinh ruột (đôi khi được gọi là “bộ não thứ hai”) trong não và đường tiêu hóa sản sinh ra dopamine, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Trong khi đó, âm nhạc yêu thích của chúng ta có thể tự động làm giảm mức cortisol. Niềm vui cũng kích thích tuyến yên trong não giải phóng endorphin vào máu, loại hormone mang lại cảm giác khoái cảm đồng thời ức chế cơn đau.

Nghe nhạc yêu thích suốt ngày đêm, ngay cả khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như dọn dẹp nhà cửa, là một trong những cách tốt nhất để giảm căng thẳng và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

Công thức đơn giản này tóm tắt hiệu quả của y học âm nhạc:

Âm nhạc + niềm vui = tăng cường hệ thống miễn dịch

Nói một cách đơn giản, virus và các mầm bệnh khác trong cơ thể chúng ta có thể bị tiêu diệt hiệu quả hơn khi chúng ta buông bỏ nỗi sợ hãi và trải nghiệm niềm vui.

Nhưng còn một tin tốt nữa là gần đây, khi đang thực hiện dự án nghiên cứu với Giáo sư Sungchul Ji của Đại học Rutgers, GreenMedInfo.com và RoadMusic, tôi phát hiện ra rằng, các tế bào hồng cầu "già" (hồng cầu bắt đầu mất đi tính toàn vẹn của tế bào) có thể kéo dài tuổi thọ khi tiếp xúc với âm nhạc trong ít nhất 20 phút.

Thật thú vị, chúng tôi nhận thấy rằng âm nhạc có tần số âm trầm rõ rệt hoạt động tốt nhất, bao gồm hầu hết các loại nhạc phổ biến và một số nhạc cổ điển có piano, cello, đàn hạc và các nhạc cụ có âm vực thấp hơn khác.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để hỗ trợ cơ chế sinh học của hiệu ứng này, nhưng giả thuyết ban đầu của chúng tôi là một lượng lớn âm tần số thấp trong âm nhạc, dù là nhạc pop hay cổ điển, đều tạo ra các xung áp suất. Đây là một xung bắt chước hiệu quả nhịp tim, làm tăng lượng oxy được yêu cầu bởi các phân tử hemoglobin trong hồng cầu.

Áp suất cơ học này, dù được tạo ra bởi nhịp tim hay xung áp suất bên ngoài từ âm nhạc, đều khiến các phân tử huyết sắc tố hấp thụ oxy hòa tan trong máu của chúng ta.

Các tế bào hồng cầu mang oxy đến các hệ thống khác nhau trên khắp cơ thể. (Pixabay)

Nhạc trống cũng có tác dụng tốt, có lẽ vì lý do tương tự, nó giúp tăng lượng oxy trong máu. Khi các tế bào hồng cầu lão hóa nhận được nhiều oxy hơn, chúng có thể dẫn đến sự tái tạo protein ở màng ngoài của tế bào hồng cầu, mang lại sức sống mới cho tế bào.

Các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp hệ thống của cơ thể và rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, vì vậy, mối liên hệ quan trọng giữa âm nhạc và sức khỏe máu có thể mang lại lợi ích y học mạnh mẽ trong tương lai.

Một nghiên cứu năm 2019 từ Đại học Augusta đã báo cáo một mối liên hệ quan trọng khác giữa âm nhạc và hệ thống miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi chuột tiếp xúc với rung động âm thanh tần số thấp, đại thực bào trong máu của chúng sinh sôi nảy nở đáng kể.

Đại thực bào là loại tế bào T lớn nhất tiêu diệt virus và các loại mầm bệnh khác. Mặc dù hiệu ứng này chưa được chứng minh là có lợi ở người, nhưng có vẻ như máu của chúng ta sẽ phản ứng theo cách tương tự, đặc biệt là khi các thí nghiệm về máu của chúng tôi đã chứng minh tác động tích cực của âm thanh tần số thấp lên các tế bào hồng cầu trong máu người.

Tóm lại, có nhiều cách để xoa dịu tinh thần và khiến chúng ta hạnh phúc, nhưng có lẽ không có cách nào có sức hấp dẫn phổ biến như nghe nhạc.

Âm nhạc yêu thích của chúng ta có sức mạnh đáng ngạc nhiên giúp xoa dịu tinh thần mệt mỏi, đưa trí tưởng tượng của chúng ta đến những thời điểm và địa điểm đặc biệt. Nó giúp xua đuổi nỗi buồn, tăng cường hệ thống miễn dịch để giúp chúng ta đánh bại virus và các mầm bệnh khác.

Theo Plato, “Âm nhạc mang đến cho vũ trụ một linh hồn, chắp cánh cho tâm trí, khiến trí tưởng tượng bay cao và làm sinh động mọi vật”.

(Bài viết này ban đầu được xuất bản trên GreenMedInfo.com.)

John Stuart Reid - Epoch Times

Thiện Tâm biên dịch

  • Hãy tận hưởng lợi ích âm nhạc thông qua lớp học thiền định online miễn phí tại đây.

 



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: Âm nhạc tăng cường miễn dịch giúp chống lại bệnh virus lây truyền