“Bức tử thai nhi” - Người xưa sẽ nghĩ gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta thường quan niệm rằng: người xưa là “phong kiến” và lạc hậu, thậm chí cả vấn đề sinh con để cái cũng coi như thế...

Trong xã hội hiện đại, con người ngày càng rời xa văn hóa truyền thống, những giá trị cốt lõi hình thành nhân cách một con người. Nhiều người bởi quan niệm ‘phong kiến” đã còn không tin vào lời giáo huấn của người xưa, xem đó là những thứ cổ hủ, không hiện đại.

Điều đáng buồn, trẻ em những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, thế hệ trẻ ngày càng bị lạc lối trong xã hội hiện đại nhất là những vấn đề nhạy cảm như giới tính, nạn nạo phá thai và ngay cả những vấn đề thường ngày như hiếu kính cha mẹ, đối nhân xử thế, yêu thương con người…

Thực trạng nạo phá thai ở Việt Nam

Ngày nay, nạo phá thai không còn là chuyện nhỏ ở Việt Nam. Trong “thành tích” nạo phá thai, quốc gia của chúng ta đứng đầu Đông Nam Á và đứng top 5 trên thế giới.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Việt Nam, nước ta có khoảng 96,2 triệu nhân khẩu. Còn theo thống kê của Hội KHHGĐ Việt Nam, nước ta mỗi năm có khoảng 1,2-1,6 triệu trường hợp phá thai. Tuy nhiên, đây chỉ là phần trang trí trên chiếc bánh kem.

Có rất nhiều trường hợp nạo phá thai chui không được thống kê. Đặc biệt, có những ca mà thai nhi đã quá số tuần cho phép phá thai, nhưng vẫn mất mạng. Những trường hợp sau được Báo Lao Động gọi là “bức tử thai nhi”.

Phó trưởng ban Dân Nguyện, ông Lưu Bình Nhưỡng nói: “Rất tiếc là chưa có án lệ nào của Toà án nhân dân về vấn đề này. Giả sử Toà án nhân dân đã có một án lệ rằng hành vi của một bác sĩ hành nghề phá thai, mà thai nhi đó có sức sống, mà bác sĩ không muốn cứu thì phải xử đó là tội giết người”.

Không chỉ “bức tử thai nhi”, theo ghi nhận của truyền thông cả nước, rất nhiều trường hợp thương tâm khác cũng xảy ra - thai nhi bị vứt bỏ lại ở chùa, ủy ban phường, thậm chí một số trường hợp còn bị bỏ rơi nơi bãi rác.

Nhiều trẻ may mắn được cứu sống và cưu mang, nhưng nhiều trẻ khác đã bị chết, hoặc bị thú hoang ăn mất nhiều phần của cơ thể như. Báo Thanh niên cũng từng đưa bài báo với tiêu đề: “27.000 thai nhi bị bỏ rơi, người phụ nữ này âm thầm chôn cất suốt 10 năm”.

Tuy nhiên, cũng có những người không quyết định được sinh mệnh của bản thân, không được thực sự bảo vệ, không có quyền được sống. Đó là thai nhi.
Tuy nhiên, cũng có những người không quyết định được sinh mệnh của bản thân, không được thực sự bảo vệ, không có quyền được sống. Đó là thai nhi. (Wikimedia Commons)

Vấn đề bức tử thai nhi không phải mới, nó đã luôn xuất hiện từ rất lâu. Tuy nhiên, người thời nay dường như thấy nó trở nên bình thường, bình thường đến nỗi, nếu có người thấy nói sai trái thì lập tức bị chụp mũ là “phong kiến” và “lạc hậu”, thiếu “tự do” và không hiểu gì về “bình đẳng giới”.

Người xưa và vấn đề bức tử thai nhi

Đối với vấn đề sinh tử của bào thai, người xưa cũng có ghi lại. Triều nhà Minh có ghi lại tích Tú Trinh khuyên mẹ cứu em gái:

Thời nhà Minh có nhà họ Dương, nhà này đã sinh liền ba người con gái, không có con trai. Lần thứ tư lâm bồn, cuối cùng vẫn sinh ra con gái. Người mẹ tức giận lắm, nhìn đứa trẻ sơ sinh mà muốn dìm chết. Khi đó, Tú Trinh mới 13 tuổi vội vàng chạy đến, ôm lấy em gái, rồi quỳ xuống cầu xin:

“Mẹ à, vì con trai mà sát hại em gái thì càng không thể có con trai được đâu. Nếu mẹ phiền não vì phải lo của hồi môn sau này, thì hãy lấy con làm hồi môn cho đứa em gái này”.

Bà nội chửi cô không hiểu sự đời. Tú Trinh nghe vậy, quỳ xuống thưa với bà nội: “Bà nội ngày ngày niệm Phật, bây giờ thấy người sắp chết mà không cứu, thì niệm Phật để làm gì?”

Bà nội và mẹ Tú Trinh giật mình, lại vô cùng cảm động, cuối cùng mủi lòng, giữ lại bé gái sơ sinh. Quả nhiên hai năm sau, mẹ Tú Trinh hạ sinh được một bé trai.

Sau khi mẹ Tú Trinh sinh được em trai, cha của Tú Trình đêm ngủ thấy ông nội về báo mộng, bảo rằng: “Nếu đứa con gái thứ tư mà không giữ lại, thì đứa con trai này nhất định không thể nào sinh được”.

Tranh "Tú Trinh khuyên mẹ cứu em gái"... (n.sinaimgn.cn)

Chính bởi những lời Tú Trinh năm xưa, ôm em quỳ xuống cầu xin mẹ, khuyên can bà, lòng chí hiếu ấy đã cảm động đến trời cao, vậy nên nhà họ Dương mới có được người nối dõi.

Ngày xưa không phải không có chuyện phá thai hay bỏ con, nhưng trong giáo dục của người xưa, đây là câu chuyện được ghi lại để răn dạy người đời - dù người lớn hay trẻ nhỏ. Con cái, dù con gái hay con trai, đều là phúc phận.

Ngày nay, khoa học hiện đại, nhiều bố mẹ sớm biết giới tính, sức khỏe, và tình trạng của bào thai, nhưng vì nhiều lý do này khác, quyết định bỏ thai. Cuối cùng, đến lúc sự nghiệp đã ổn, lại phải đi chữa vô sinh, hay vái tứ phương để cầu cạnh một mụn con. Điều này chẳng phải đã quá phổ biến ngoài xã hội ngày nay hay sao?

Xã hội ngày nay cũng hay nói: nếu đã vứt đi, thì đừng mong tự quay trở lại. Nếu không may bạn rơi vào hoàn cảnh mà có thể quyết định sống chết của một sinh mệnh nhỏ, xin hãy bỏ vài phút và nhớ đến câu chuyện “Khuyên mẹ cứu em gái” của Tú Trinh.

Thiện Đức



BÀI CHỌN LỌC

“Bức tử thai nhi” - Người xưa sẽ nghĩ gì?