Hệ bạch huyết - Kích hoạt “Dòng sông bí mật quan trọng” chữa lành mọi bệnh tật của cơ thể

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc tăng cường dòng bạch huyết giúp giải quyết các rối loạn chức năng mãn tính như ung thư, viêm khớp, bệnh tự miễn, tiểu đường và béo phì. Lưu thông bạch huyết là một phần quan trọng của quá trình sinh học toàn diện và là chìa khóa cho sức khỏe tổng thể.

Nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng viêm mãn tính góp phần gây ra các bệnh như ung thư, tim mạch, rối loạn thần kinh và tiêu hóa.

Các chế độ ăn uống khác nhau như ăn chay, ăn ít chất béo bão hòa, Paleo và ăn thực phẩm không lectin được khuyên dùng để giảm viêm. Tuy nhiên, những người theo quan điểm sức khỏe bền vững thì cho rằng, việc nâng cao sức khỏe phòng chống bệnh tật cần cả tập thể dục, kiểm soát căng thẳng và không hút thuốc lá.

Liệu việc thay đổi lối sống có lợi cho tất cả các loại bệnh của cơ thể? Tôi tin rằng nếu chúng ta biết được lý do và cách thức của những đề xuất này, chúng ta sẽ sẵn sàng thực hiện chúng. Đó không chỉ là gợi ý cho một sức khoẻ tốt mà là sự khuyến nghị.

Gerald M. Lemole - Tác giả cuốn sách “Lymph and Longevity" (Tạm dịch: Hệ bạch huyết & Tuổi thọ) đã giải thích rằng những thay đổi về lối sống sẽ cải thiện dòng bạch huyết bằng cách giảm viêm. Tác giả tin rằng khi chúng ta hiểu rõ quá trình này, chúng ta sẽ muốn vận dụng nó trong cuộc sống.

Vì vậy, hãy cùng xem xét hành trình dòng bạch huyết và cách nó tối ưu hóa sức khỏe của tất cả các cơ quan trong cơ thể, bao gồm tim, mạch, hệ miễn dịch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.

Bạn có thể tưởng tượng hệ bạch huyết giống như hệ tim mạch. Trong đó, chất lỏng (huyết tương và một số loại bạch cầu) được vận chuyển đến và đi từ nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, nó không có cơ quan giống như trái tim để bơm chất lỏng. Do vậy, việc di chuyển và co giãn các cơ của chúng ta là động lực lưu thông của bạch huyết.

Hãy để bạch huyết lưu thông

Mọi cơ quan trong cơ thể đều có chức năng cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, các tế bào quan trọng và các chất dẫn truyền. Bên cạnh đó, chúng còn loại bỏ chất thải, tế bào và tiếp nhận tín hiệu tế bào. Trong quá trình này, một số chất lỏng, tế bào, protein và chất béo trong mô được loại bỏ bởi hệ bạch huyết. Dòng bạch huyết lưu thông là cần thiết để trả lại chất lỏng mô dư thừa cho máu. Nó đưa chất béo và protein đến gan, thận. Đồng thời nó chuyển các tế bào miễn dịch và thông điệp miễn dịch đến các hạch bạch huyết. Do vậy, dòng chảy bạch huyết là yếu tố then chốt trong tốc độ và chất lượng chuyển động của chất lỏng toàn hệ thống.

Dòng bạch huyết là một phần chủ yếu của quá trình sinh học toàn diện. Tuy nhiên, rất ít người biết được cách thức hoạt động của nó, tại sao nó lại quan trọng và làm thế nào nó có thể nắm giữ những bí mật đối với sức khỏe tổng thể. Nó thực sự là dòng sông bí mật của sự sống.

Trên thực tế, chức năng và rối loạn chức năng của hệ bạch huyết giải thích những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe của chúng ta, bao gồm các bệnh về mạch máu, não và mô miễn dịch. Do đó, cùng một cách tiếp cận giải quyết với hệ bạch huyết nhưng có tác dụng tương tự trong giảm bệnh tim, chống ung thư, nhiễm trùng và chứng mất trí nhớ Alzheimer.

Chiến lược phòng bệnh tốt nhất chính là tăng cường dẫn lưu hệ bạch huyết. Hiểu về hệ bạch huyết giúp chúng ta hiểu tìm thấy con đường dẫn tới một sức khỏe tốt.

Một hệ thống bị bỏ qua

Mặc dù hệ bạch huyết có vai trò quan trọng nhưng nó dường như đã bị bỏ qua trong lĩnh vực y học. Các bác sĩ không có công cụ chẩn đoán để đánh giá giải phẫu trực tiếp và chức năng của nó. Vì vậy chúng ta gặp khó khăn trong việc chẩn đoán “bạch huyết bị tắc nghẽn”. Ở trường y, kiến thức về “bó mạch thần kinh” là bao gồm dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch. Nhưng trong bó mạch đó cũng có mạch bạch huyết. Tuy nhiên, điều này không bao giờ được đề cập.

Công bằng mà nói, việc đo lường một hệ thống với áp suất thấp, nhỏ và không màu như hệ bạch huyết là rất khó khăn. Với sự phát triển kỹ thuật trong 2 thập kỷ qua, việc xác định các chức năng và mối liên kết của các tế bào bạch huyết đã có những bước tiến. Điều đó cho thấy, cộng đồng y tế đã hiểu được vai trò cơ bản của bạch huyết. Tất cả chúng ta đều cần dòng chảy bạch huyết tốt để chuyển chất độc ra ngoài và tạo chỗ cho các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Việc lưu thông kém sẽ dẫn đến sưng tấy (đặc biệt là ở mắt cá chân) và cuối cùng là suy giảm các cơ quan quan trọng của cơ thể như thận, tim hoặc gan.

Sơ đồ hệ bạch huyết

Sức khỏe thông qua dòng chảy bạch huyết

Hệ bạch huyết là nơi diễn ra các trận chiến sinh học hàng ngày của chúng ta, có thắng lợi hoặc thất bại. Hệ bạch huyết góp phần vào gần như mọi vấn đề lớn có thể xảy ra trong cơ thể. Vì vậy, nó còn được gọi là "nàng công chúa lọ lem của y học". Nghĩa là, nó không được đánh giá cao, nhưng lại làm tất cả những công việc nặng nhọc. Hệ bạch huyết tiếp xúc với mọi cơ quan khác trong cơ thể.

Hãy cùng xem cách hệ bạch huyết nuôi dưỡng và bảo vệ các cơ quan chính của cơ thể.

Mục tiêu chính của hệ bạch huyết là loại bỏ viêm nhiễm mãn tính bằng cách loại bỏ độc tố, cân bằng chất lỏng và truyền tải thông điệp cũng như vận chuyển khắp cơ thể. Điều này được thực hiện một cách tinh tế ở mỗi hệ thống khác nhau:

Hệ tim mạch

Tác giả Gerald M. Lemole, cũng là một bác sĩ phẫu thuật tim đã quan sát được mô bạch huyết sống. Ông đã thấy các mạch bạch huyết bị sẹo ở những trái tim có động mạch cứng, và các mạch mở thông ở bệnh nhân không bị tắc động mạch. Tại phòng thí nghiệm, ông và các đồng nghiệp đã tạo ra độ cứng của động mạch bằng cách xác định và buộc các mạch bạch huyết của tim. Năm 1981, sau một thập kỷ quan sát khoa học và thử nghiệm về hệ bạch huyết, ông đã đăng một bài báo trên Tạp chí phẫu thuật ngực. Đây là bài báo đầu tiên khẳng định rằng cholesterol bị oxy hóa do HDL (Density Lipoprotein Cholesterol - loại lipoprotein được tổng hợp tại gan và có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu) tồn trữ không quay lại máu động mạch, mà đi qua toàn bộ thành động mạch. Sau đó nó theo đường bạch huyết đến gan qua tĩnh mạch.

Hệ thần kinh

Gần đây, các trường y đã giảng dạy rằng não và tủy sống không có hệ thống bạch huyết. Tuy nhiên, nghiên cứu chứng minh rằng, hệ thống bạch huyết làm sạch các chất từ hệ thần kinh theo một cách đặc biệt.

Dịch nội sọ được tăng lên để mang các độc tố như beta-amyloid (gây bệnh Alzheimer) và Alpha-synuclein (gây bệnh Parkinson) ra khỏi hộp sọ nhằm bảo vệ các tế bào thần kinh. Một lớp ống che kép mới hình thành xung quanh các động mạch não cho phép dịch não tủy chảy vào não. Đồng thời, các tế bào thần kinh co lại để có không gian lớn hơn cho chất lỏng mới. Dòng chảy tăng lên mang các chất độc đến não giữa, nơi cũng có các ống tương tự bao quanh hệ thống tĩnh mạch để thu nhận các phân tử không mong muốn. Sau đó, chúng được chuyển đến hệ bạch huyết của màng cứng (màng dày bao quanh não và tủy sống) và đến gan thông qua các kênh bạch huyết sâu trong cổ. Hơn 70% quá trình làm sạch này được thực hiện trong khi ngủ. Do vậy, giấc ngủ là rất quan trọng.

Hệ Tiêu hóa

Hệ tiêu hóa có liên quan chặt chẽ với hệ bạch huyết. Thực tế, ruột non có nhiều tế bào miễn dịch và mô bạch huyết hơn các phần còn lại của cơ thể. Ngoài chức năng cơ bản của hệ bạch huyết như cân bằng chất lỏng và giám sát miễn dịch, nó có một vai trò đặc biệt trong ruột. Nó đưa toàn bộ chất béo và protein lớn từ ruột đến gan. Khi các tế bào độc hại, chất béo và protein xâm nhập vào cơ thể thông qua niêm mạc ruột bị viêm (leaky gut) thì các mạch và tế bào bạch huyết sẽ vận chuyển các “kẻ tấn công" này đến các hạch bạch huyết để tiêu diệt hoặc tạo kháng thể làm giảm tác dụng của chúng.

Bệnh tật và Hệ Bạch huyết

Béo phì và tiểu đường đặc biệt gây hại cho hệ bạch huyết vì chúng làm tăng lỗ hổng trong thành mạch bạch huyết. Từ đó, các chất dinh dưỡng, kháng thể và các chất dẫn truyền bị rò rỉ trở thành mỡ bụng tự do. Điều này làm giảm chức năng bạch huyết. Trong những tình trạng viêm nhiễm mãn tính như bệnh Crohn (viêm ruột mãn tính), tắc nghẽn bạch huyết có thể được chẩn đoán trước khi các thay đổi rõ rệt xuất hiện trên bề mặt đại tràng.

Hệ thống bạch huyết là ngôi nhà của hệ miễn dịch. Tế bào ung thư di chuyển theo dòng bạch huyết và bị tiêu diệt bởi các tế bào miễn dịch tự nhiên cùng với các vũ khí mạnh khác trong hệ thống phòng vệ của cơ thể. Sự thành công của hệ miễn dịch phụ thuộc vào thông tin chính xác, phản ứng nhanh và một hệ thống tổng thể khỏe mạnh.

Nếu thông điệp bị chậm trễ, sai hướng hoặc bị hỏng bởi hệ bạch huyết kém thì ung thư, nhiễm trùng hoặc quá trình lão hóa của cơ thể sẽ tiến triển. Nếu các tín hiệu để tắt các tế bào và protein gây viêm bị chậm trễ hoặc không được gửi do xảy ra sự cố trong các mạch bạch huyết, thì viêm khớp hoặc các bệnh tự miễn có thể phát triển thành viêm nhiễm mãn tính.

Cách cải thiện chức năng hệ bạch huyết

Như đã nói, tất cả các căn bệnh thoái hóa mãn tính đều liên quan đến viêm mãn tính và chức năng bạch huyết bị suy giảm. May mắn thay, nhờ di truyền biểu sinh (ngoại di truyền), cơ thể chúng ta có những lựa chọn tích cực và không ngoan.

Di truyền học biểu sinh (epigenetics) là một lý thuyết khoa học tương đối mới. Nó khẳng định rằng, kết quả đầu ra DNA của một người không được xác định trước. DNA giống như một tủ tài liệu của kiến trúc sư với các kế hoạch khác nhau có thể được mở hoặc đóng tùy thuộc vào các lựa chọn mà người đó đưa ra.

Bạn là kiến ​​trúc sư và bạn lựa chọn xem loại tế bào tín hiệu tích cực hay tiêu cực nào được tạo ra bởi DNA của bạn. Các gen gây hại có thể bị giảm hoạt động và các gen tốt có thể được khuyến khích hoặc tăng hoạt động.

Các bệnh về tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, miễn dịch và bệnh tự miễn, ung thư, nhiễm trùng, viêm khớp và lão hóa đều ảnh hưởng sâu sắc bởi các lựa chọn lối sống như tập thể dục, ăn uống và kiểm soát stress. Vì vậy, hãy xem xét một số phương pháp sau để áp dụng cho cơ thể.

Luyện tập

Vì áp suất lưu thông của bạch huyết thấp nên nó cần lực bên ngoài từ hoạt động cơ bắp và nhịp đập động mạch để đẩy chất lỏng tiến về phía trước. Đồng thời, trong các mạch bạch huyết có van một chiều giữ cho bạch huyết chảy theo một hướng về phía tim và ngăn chất lỏng tràn trở lại.

Khi các cơ co thắt nhiều hơn tạo ra dòng chảy bạch huyết lớn hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với cơ hoành. Việc thở sâu giúp thúc đẩy lưu thông qua ống ngực - mạch bạch huyết lớn nhất chứa tới 80% chất lỏng đến hệ tĩnh mạch.

Luyện tập giúp tăng dòng chảy từ 4-7 lần về cả khối lượng và số lượng tế bào dẫn truyền và protein. Chúng được gửi đi và trở lại để chỉ dẫn mô tăng quá trình viêm hoặc ngược lại là giúp sửa chữa và hồi phục.

Có rất nhiều hình thức vận động và chúng ta có thể lựa chọn theo sở thích để duy trì thường xuyên. Đi bộ 1- 2 km mỗi ngày với 5 ngày/tuần là hoạt động được đề xuất cho mọi người. Hoặc chúng ta có thể thể thử bài tập 10-15 hơi thở sâu với 3 lần/ngày (có thể ngừng hoặc giảm xuống nếu xuất hiện tình trạng chóng mặt). Theo NASA, một trong những cách đốt calo tốt nhất và giúp lưu thông bạch huyết là sử dụng bạt lò xo (đệm nhún). Bạn có thể tập vài phút mỗi ngày khi bắt đầu và tăng dần.

Vì các kênh bạch huyết nằm kế bên động mạch của bạn, nên việc tăng nhịp tim và cường độ sẽ giúp cải thiện luồng chảy bạch huyết. Ngoài ra, theo một nghiên cứu từ Ý, nhảy làm giảm 88% mức độ nghiêm trọng của cơn đau bằng cách kích hoạt các hợp chất gây viêm di chuyển qua hệ bạch huyết. Thời gian nhảy khuyến nghị là 10-20 phút, nhưng thậm chí chỉ 5 phút (tương đương 50-100 lần nhảy) cũng có tác dụng mạnh mẽ.

Ngoài việc tập thể dục, mát xa và yoga cũng rất có lợi cho thúc đẩy sản xuất và lưu thông dịch chất trong cơ thể. Áp lực bên ngoài lên da được truyền sang cơ bắp, từ đó cho phép dịch chất lưu thông. Yoga được coi là hình thức massage nội tạng giúp tăng cường lưu thông bạch huyết. Ngoài ra, việc tận hưởng phòng xông hơi cũng có thể giống như tập thể dục bằng cách làm giãn các mạch, tăng tốc độ tim và loại bỏ độc tố ra khỏi dịch chất thông qua các tuyến mồ hôi trong da.

Giảm stress

Kiểm soát và giảm căng thẳng không chỉ là thay đổi các phản ứng của chúng ta đối với tình huống tiêu cực. Nó cũng có liên quan tới tâm linh, những nhận thức sâu sắc về cộng đồng, Trái đất, hành tinh, đức tin vào Chúa hay ý nghĩa tồn tại của chúng ta.

Thiền là quá trình rèn luyện tâm trí để trở nên yên tĩnh và bình an hơn. Chỉ với vài phút thiền vào buổi sáng và tối cũng có thể cho phép dịch chất lưu thông tốt hơn. Điều này cũng được ghi nhận là giảm mức độ stress.

Thiền trong suy nghĩ với lòng biết ơn, chấp nhận sự an bài có thể làm dịu tâm trí lo lắng và giảm hormone adrenalin và cortisone tiết ra khi bị stress. Sự sản xuất quá mức những hormone này gây co thắt mạch bạch huyết và cuối cùng là tiêu diệt chúng.

      • Trải nghiệm bí ẩn thiền định qua lớp học online miễn phí tại đây.

Năm bài tập của Pháp Luân Công, Yoga và mát xa cũng rất có lợi khi cơ thể căng thẳng. Sự co duỗi nhẹ nhàng của yoga và thái cực quyền giúp di chuyển máu và chất lỏng bạch huyết một cách có hệ thống thông qua các đường tuần hoàn của cơ thể. Điều này đã được chứng minh là làm giảm huyết áp và kích thích tố gây stress. Từ đó, các mạch bạch huyết sẽ giãn ra và thực hiện chức năng của chúng hiệu quả hơn.

Thức ăn

Hầu hết các chế độ ăn uống lành mạnh đều bao gồm nhiều trái cây và rau xanh. Lý do là vì chúng là nguồn chính của polyphenol và flavonoid. Đây là các chất kích thích tốt nhất của tự nhiên cho dòng bạch huyết lưu thông.

Thực vật lá màu sẫm như rau arugula (xà lách rocket), cải xoăn, rau bina và củ cải Thụy Sĩ, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như magie, kali, canxi, vitamin K và các loại cần thiết khác cho quá trình sửa chữa mạch máu và bạch huyết. Trái cây thì có nhiều vitamin C và flavonoid như hesperidin. Đặc biệt, quả việt quất chứa chất chống oxy hóa polyphenolic và pterostilbene mạnh nhất.

Một số loại gia vị và thảo mộc có tác dụng hữu ích với dòng bạch huyết. Chúng chứa các hợp chất làm thư giãn các mạch bạch huyết giúp tăng cường dòng chảy. Đó là tỏi, hành tây, đinh hương, ớt Cayenne, quế, oregano (họ bạc hà), cà ri và nghệ. Tất cả đều chứa các hợp chất hỗ trợ, duy trì và sửa chữa mô.

Trái ngược với những thực phẩm nêu trên chúng ta nên tránh các loại thức ăn sau: dầu thực vật, thức ăn chiên rán, đường, chế độ ăn uống nhiều đạm và chất béo động vật, thực phẩm bị phun hóa chất và độc tố công nghiệp. Chúng có thể gây co thắt mạch bạch huyết và làm giảm chất lượng lưu thông mạch bạch huyết.

Hãy chú ý rằng sự nhất quán trong lưu thông dòng chảy bạch huyết, tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào “nguồn nước” có trong và sạch hay không.

(Bài đăng trên The Epoch Times - Epoch Health của tác giả: Gerald M. Lemole)

Gerald M. Lemole: Là bác sĩ - cựu Giám đốc y tế của Viện Y học Dự phòng và Phục hồi chức năng Christiania Care và Trung tâm Sức khỏe Tích hợp, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch tại Trung tâm Y tế Delaware. Ông đã viết hơn 150 bài báo, chương sách và bài xã luận. Bên cạnh cuốn “Hệ bạch huyết & Tuổi thọ: Bí mật chưa được khai thác đối với sức khỏe”, ông đã viết một số cuốn sách về y học tích hợp.

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh
Cát Mộc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Hệ bạch huyết - Kích hoạt “Dòng sông bí mật quan trọng” chữa lành mọi bệnh tật của cơ thể