Học nhiều giúp ích gì cho não bộ? 5 cách để tăng cường trí nhớ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khoa học đã chứng minh rằng, não bộ của con người cũng giống như cơ bắp, nó cần được luyện tập và kích hoạt liên tục để khỏe mạnh hơn.

Cơ thể người có khoảng 70.000 tỷ tế bào, mỗi tế bào lại có một vòng đời dài ngắn khác nhau. Sau khi đi hết một chu trình, các tế bào mới sẽ được tái tạo và thay thế các tế bào cũ. Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi con người chết đi.

Tuy nhiên, khi càng lớn tuổi, tốc độ tái tạo tế bào chậm lại và không thể theo kịp số lượng các tế bào chết, do đó cơ thể cũng trở nên chậm chạp và lão hóa hơn.

Não bộ không hoạt động theo cách đó. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi các tế bào não chết đi, chúng không thể tái tạo lại mới. Mặc dù vậy, họ nhận thấy quá trình sản sinh nơron ở vùng đồi hải mã (hippocampus) vẫn được duy trì.

Vùng đồi hải mã giúp con người ghi nhớ, học tập và điều khiển cảm xúc. Mỗi ngày, vùng hippocampus có thể sản sinh 700 nơron mới (trong điều kiện lý tưởng).

Bộ não của con người phát triển cực đại khi bước sang 22 tuổi và kéo dài thêm 5 năm sau đó. Qua giai đoạn này, các tế bào não bắt đầu thoái hóa và liên tục suy giảm theo thời gian.

Nhưng không chỉ vì tuổi tác, tư duy con người ngày càng chậm chạp còn do chúng ta cho phép não bộ được nghỉ ngơi, lười suy nghĩ.

Nhưng không chỉ vì tuổi tác, tư duy con người ngày càng chậm chạp còn do chúng ta cho phép não bộ được nghỉ ngơi, lười suy nghĩ. 
Nhưng không chỉ vì tuổi tác, tư duy con người ngày càng chậm chạp còn do chúng ta cho phép não bộ được nghỉ ngơi, lười suy nghĩ. (Pexels)

Khoa học đã chứng minh rằng, não bộ của con người cũng giống như cơ bắp, nó cần được luyện tập và kích hoạt liên tục để khỏe mạnh hơn.

Do đó, để kích thích não bộ sản sinh nơron, chúng ta cần nỗ lực học tập và ghi nhớ thường xuyên. Bất cứ điều gì chúng ta học đều giúp ích cho não bộ. Quá trình học hỏi các kiến thức mới cho phép vùng hồi hải mã tạo ra những liên kết nơron.

Học tập và ghi nhớ thường xuyên cũng sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ.

Nhưng để cải thiện trí não, bạn không cần lựa chọn những kiến thức quá khó, bởi nó có thể làm bạn nản chí, hãy thử áp dụng các biện pháp đơn giản dưới đây:

Các bài tập đơn giản giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện não bộ

1. Thiết lập danh sách và tự nhớ lại

Bài tập tương đối đơn giản: Bạn hãy thiết lập một danh sách các loại xe, món đồ cần mua, việc cần làm, cho đến những vật dụng cần chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới… Sau khoảng một giờ đồng hồ, hãy thử nhớ lại những gì đã liệt kê, kiểm tra mức độ chính xác của chúng.

Một cách khác: Thông thường bạn cần dùng móc để phơi áo quần sau khi giặt. Hãy cố gắng nhớ lại chính xác bạn đã giặt bao nhiêu chiếc áo, quần cho đến số lượng của chúng rồi lấy móc với số lượng tương ứng.

Nên nhớ rằng, độ khó của bài tập càng cao thì hiệu quả càng lớn.

Bạn hãy thiết lập một danh sách các loại xe, món đồ cần mua, việc cần làm, cho đến những vật dụng cần chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới… Sau khoảng một giờ đồng hồ, hãy thử nhớ lại những gì đã liệt kê, kiểm tra mức độ chính xác của chúng.
Bạn hãy thiết lập một danh sách các loại xe, món đồ cần mua, việc cần làm, cho đến những vật dụng cần chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới… Sau khoảng một giờ đồng hồ, hãy thử nhớ lại những gì đã liệt kê, kiểm tra mức độ chính xác của chúng. (Pexels)

2. Tính nhẩm

Thay vì sử dụng máy tính, việc tự giải các bài toán hoặc tính nhẩm trong đầu có tác dụng tốt cho quá trình nhận thức.

Khi tính nhẩm, não bộ cần vận động liên tục để làm phép tính nhanh hơn. Lúc này, hai bán cầu não sẽ được kích hoạt. Bán cầu não trái phụ trách tính toán, bán cầu não phải đảm nhiệm vai trò tưởng tượng hình ảnh bàn tính (hoặc các con số).

Hơn nữa, tính nhẩm thường xuyên sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng tập trung và ghi nhớ hiệu quả.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ionian (Hy Lạp) cho biết, nhẩm tính các phép toán trong đầu giúp cải thiện tình trạng thoái hóa thần kinh, ví dụ như: bệnh Alzheimer, suy giảm nhận thức nhẹ…

3. Học ngoại ngữ

Khi học các ngôn ngữ và ứng dụng trong thực tế, não bộ cần trải qua quá trình xử lý phức tạp và nhanh nhạy để giúp người học điều chỉnh ngôn ngữ thích ứng với hoàn cảnh. Quá trình này được các chuyên gia thần kinh học ví như sự thay đổi màu sắc trên da của loài tắc kè.

Nghiên cứu của Trường Đại học York cho hay, so với người bản địa, những người nhập cư sử dụng hai ngôn ngữ có tỷ lệ mắc chứng suy giảm trí nhớ thấp hơn, đồng thời, nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ do tuổi tác chậm hơn 5 năm và sức khỏe trí tuệ cũng trẻ hơn 9 năm, (theo báo Sức Khỏe & Đời Sống).

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Iowa (Mỹ), học nhiều ngôn ngữ giúp thần kinh dẻo dai hơn và khả năng dự trữ nhận thức tốt hơn, nó cũng chống lại quá trình suy giảm nhận thức do bệnh Alzheimer.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Iowa (Mỹ), học nhiều ngôn ngữ giúp thần kinh dẻo dai hơn và khả năng dự trữ nhận thức tốt hơn, nó cũng chống lại quá trình suy giảm nhận thức do bệnh Alzheimer.
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Iowa (Mỹ), học nhiều ngôn ngữ giúp thần kinh dẻo dai hơn và khả năng dự trữ nhận thức tốt hơn, nó cũng chống lại quá trình suy giảm nhận thức do bệnh Alzheimer. (Pexels)

4. Ghi nhớ bản đồ đường đi

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Best Life (Mỹ), so với các tài xế tự tìm và nhớ đường, những tài xế sử dụng Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) có nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn.

Phân tích cho thấy, não bộ sử dụng hai chiến lược để hỗ trợ các tài xế tìm đường và điều khiển xe:

  • Một là khả năng ghi nhớ không gian, lưu trữ lại ký ức về những điểm mốc, giúp hình thành một bản đồ nhận thức xung quanh.
  • Hai là khả năng phản ứng vận động, chẳng hạn như rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng, quay xe, ngã tư tiếp theo v.v…

Tuy nhiên, não bộ của các tài xế có thói quen lạm dụng GPS bị mai một những yếu tố trên, tức là khả năng tìm đường của những tài xế công nghệ tỏ ra kém hơn so với những tài xế truyền thống.

Để cải thiện trí nhớ và khôi phục lại những khả năng sẵn có, bạn có thể áp dụng biện pháp sau:

  • Trước khi đến một nơi nào đó, thay vì dựa vào GPS, bạn hãy tra cứu bản đồ và ghi nhớ những con đường mà bạn cần đi, các đoạn ngã ba, ngã tư cần rẽ…
  • Sau khi về nhà, hãy thử vẽ lại bản đồ đường đi, hoặc cố gắng mường tượng các con đường đã ghé qua… Theo thời gian, bạn sẽ bất ngờ nhận ra bản thân không còn là người “mù đường” nữa.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Best Life (Mỹ), so với các tài xế tự tìm và nhớ đường, những tài xế sử dụng Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) có nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Best Life (Mỹ), so với các tài xế tự tìm và nhớ đường, những tài xế sử dụng Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) có nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn. (Pexels)

5. Nấu ăn

Bác sĩ Marwan Sabbagh, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Não bộ Lou Ruvo tại Cleveland Clinic cho biết: “Một bữa ăn thông thường cho gia đình và bạn bè, là một hoạt động rèn luyện trí não. Nó không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn khuyến khích sự tương tác xã hội, tất cả đều quan trọng để duy trì chức năng nhận thức”.

Theo ông Sabbagh, quá trình chuẩn bị bữa ăn có liên quan đến chức năng điều hành của não bộ. Nó giúp bạn hình thành khả năng lập kế hoạch, kiểm soát suy nghĩ, sáng tạo và hành động hướng đến mục tiêu.

Ông giải thích: “Chức năng điều hành của não bộ kiểm tra khả năng sắp xếp, ưu tiên, duy trì sự tập trung, giải quyết vấn đề, truy xuất ký ức và đa nhiệm”.

Hơn nữa, quá trình nấu ăn sẽ yêu cầu sự tham gia của một loạt các giác quan như khứu giác, xúc giác, thị giác và vị giác. Mỗi giác quan lại liên quan đến những phần khác nhau trong não. Do đó, nấu ăn thường xuyên sẽ kích thích não bộ, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer và các bệnh về não liên quan đến tuổi tác.

Chấn Hưng tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Học nhiều giúp ích gì cho não bộ? 5 cách để tăng cường trí nhớ