Năng lượng giúp nội tạng khỏe mạnh thời Covid-19 (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc có câu nói: “Người biết dùng thuốc và ăn uống lành mạnh thì không cần gặp bác sĩ”...

Ngày nay khoa học đã nghiên cứu chứng minh rằng, cách sử dụng thực phẩm và thảo dược Trung Quốc thời cổ đại thuận theo ngũ hành tương sinh tương khắc, đồng dạng với ngũ vị như đã được viết trong phần I: ngọt, chua, đắng, mặn, chát hoặc cay nồng có hiệu quả trong việc ức chế và cân bằng sức khỏe con người.

Người Trung Hoa cổ xưa sử dụng thực phẩm và các gia vị thảo mộc như một nghệ thuật dưỡng sinh để giữ gìn và kéo dài thọ mệnh.

Đây là sự khác biệt giữa hai nền ẩm thực phương Đông và phương Tây.

Các chuyển động của thực phẩm tương tự như một bản nhạc. Thực phẩm có xu hướng di chuyển vào trong, hướng ra ngoài, lên hoặc xuống trong cơ thể. Để di chuyển vào trong có nghĩa là di chuyển từ bên ngoài vào bên trong. Thực phẩm như vậy thường làm giảm táo bón.

Thực phẩm cung cấp chuyển động từ bên trong ra bên ngoài làm giảm sốt và đổ mồ hôi. Thực phẩm di chuyển xuống có thể làm giảm nôn mửa và hen suyễn. Thực phẩm di chuyển lên trên giúp giảm triệu chứng tiêu chảy và sa nội tạng. Đây chỉ là tổng quan chung, một chút hiểu biết sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bạn.

Sự chuyển động của thực phẩm cũng tương ứng với các mùa. Tổng lược ngắn gọn dưới đây gợi ý về loại thực phẩm nào tốt cho các mùa.

Mùa xuân là mùa vạn vật sinh trưởng và chuyển động đi lên, vì vậy hãy ăn các loại thực phẩm có xu hướng đi lên như cần tây, đậu thận và nấm shiitake.

Thực phẩm di chuyển ra ngoài là tốt nhất vào mùa hè, những thực phẩm này có năng lượng nóng và thường có vị cay nồng như ớt xanh, ớt đỏ, ớt đen và dầu đậu nành.

Mùa thu nên dùng thực phẩm đi xuống, tương ứng với những chiếc lá rơi. Thực phẩm như chuối, lúa mạch và đậu phụ là tốt nhất trong mùa thu.

Cuối cùng, vào mùa đông, hãy ăn những thực phẩm di chuyển vào trong, giống như chúng ta di chuyển trong nhà vào mùa đông. Thực phẩm di chuyển vào trong bao gồm mướp đắng, nghêu và rong biển.

Một số gợi ý về tác động hữu cơ của thực phẩm, nó có liên quan và đối ứng tương hỗ tới các bộ phận trong cơ thể chúng ta. Mỗi loại thực phẩm hoặc nhóm gia vị thảo mộc sẽ có tác nhân thúc đẩy đến một bộ phận nhất định.

Ở phương Tây chúng ta có thể nghĩ, tất cả thức ăn đi vào dạ dày, ruột và thông qua các cơ quan tiêu hóa. Cũng có câu nói hài hước rằng: “Cách đi vào trái tim của người đàn ông là thông qua dạ dày của anh ấy”. Thực phẩm khác nhau có tác dụng đến các cơ quan nội tạng khác nhau, trong y học gọi là chế độ ăn cân bằng Trung Hoa. Cũng có những loại thực phẩm chứa đựng nhiều nguồn năng lượng phức tạp và nó có tác động cùng một lúc lên nhiều cơ quan.

Cà rốt và hạnh Nhân tác động lên phổi; lúa mì tác động lên tim, lá lách và thận...

Tác động hữu cơ của thực phẩm đã được phát hiện trong suốt lịch sử con người thông qua phương pháp quy nạp và suy luận. Y học cổ truyền Trung Quốc luôn chú trọng vào sự liên kết của thực phẩm và các cơ quan nội tạng của con người. Một ví dụ đơn giản là gan gà, nó rất hữu ích cho thị lực và Trung y tin rằng gan của chúng ta được kết nối với mắt.

Một số gợi ý và phân tích về chế độ ăn dưỡng sinh, cân bằng trong khoa học cổ Trung Hoa tập trung vào Năm hương vị (Ngũ vị), Năm năng lượng (Ngũ hành), chuyển động và tác động hữu cơ của thực phẩm. Nó không liên quan đến giảm cân và cách thức ăn ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta.

Một chế độ ăn uống cân bằng hữu cơ là một chế độ không nhất thiết phải giàu thực phẩm hữu cơ, nhưng là một chế độ ăn tốt cho các cơ quan nội tạng. Nó là một hỗn hợp các loại thực phẩm với nhiều hương vị và năng lượng khác nhau phù hợp với nhu cầu và thể trạng của từng người.

Đây không phải là một chế độ ăn mà bạn chưa từng nghe thấy, nó đã được khai thác và tìm hiểu trên nhiều phương diện. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn một phần bảo vệ sức khỏe và các cơ quan nội tạng trong mùa dịch Covid - 2019.

Tôn Tư Mạc đã viết về điều đó khoảng 1400 năm trước và lịch sử đã chứng minh tính đúng đắn của nó, để bạn có thể tham khảo và ứng dụng ngày nay.

Thanh Long



BÀI CHỌN LỌC

Năng lượng giúp nội tạng khỏe mạnh thời Covid-19 (Phần 2)