Tìm kiếm sự thảnh thơi trong nghệ thuật: 'Người chơi nhạc với ẩn sĩ' của Moritz von Schwind

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giữa những tương tác và theo đuổi hàng ngày, chúng ta có thể mơ về một cuộc sống yên tĩnh giữa hư không, một nơi không có mạng xã hội và không đề cập đến chính trị mà thay vào đó là sự hòa hợp và yên bình - một nơi mà chúng ta có thể đơn giản là thoát khỏi tất cả .

Gần đây tôi đã xem tác phẩm “Người chơi nhạc với ẩn sĩ” [A Player With a Hermit] của họa sĩ người Đức gốc Áo Moritz von Schwind, và bức tranh này nhắc nhở tôi về sự cần thiết của chúng ta để đầu óc, cơ thể và tinh thần được nghỉ ngơi.

Sự lãng mạn, Moritz von Schwind và 'Người chơi nhạc với ẩn sĩ'

Schwind, một họa sĩ Lãng mạn thế kỷ 19, thỉnh thoảng lấy các yếu tố từ truyện cổ tích và truyền thuyết dân gian để tạo nên những bức tranh vẽ về một vùng đất và nền văn hóa Áo và Đức được lý tưởng hóa.

Có một điều thú vị là phong trào Lãng mạn xảy ra để đáp ứng với chủ nghĩa duy lý khoa học nặng nề của thế kỷ 17 và 18. Được biết đến với tên gọi Thời kỳ Khai sáng, những triết lý này cho phép sản xuất vật chất phát triển nhanh nhất trong lịch sử được biết đến của chúng ta: Cách mạng Công nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ thời kỳ Lãng mạn nghĩ rằng trọng tâm khoa học của Thời kỳ Khai sáng đã thiếu vắng một tâm linh sâu sắc. Các nghệ sĩ lãng mạn thường tập trung vào những khía cạnh bí ẩn của cuộc sống, những điều mà khoa học không thể giải thích.

Năm 1846, Schwind vẽ bức tranh “Người chơi nhạc với ẩn sĩ” [A Player With a Hermit]. Nó cho thấy sự tách biệt được cung cấp bởi một thung lũng đá, và hai người gặp nhau: một ẩn sĩ đã rút lui vào nơi cằn cỗi, chật hẹp này để hướng đến một cuộc sống thần thánh xa rời nền văn minh, và một người hát rong dường như đang ở lại ẩn viện này. Người nhạc sĩ ngồi yên trên một tảng đá và thổi kèn túi của mình. Vị ẩn sĩ, có lẽ đang quay về, được bọc hoàn toàn trong một chiếc áo choàng màu nâu, với khuôn mặt được che bởi một chiếc mũ trùm đầu, vì vậy chúng ta không thể biết liệu ông ấy có vui vẻ chào đón vị khách này hay không.

Tâm điểm của bức tranh là “người chơi nhạc” hoặc “người hát rong”, theo tiếng Đức được dịch theo cả hai cách. Ăn mặc giản dị, người nhạc sĩ đã đặt chiếc khăn và mũ của mình bên ngoài một hang động, dựa vào bức tường nơi ông ngồi và chơi nhạc. Ông ấy nhìn về phía bên trái của bố cục khi chơi giai điệu của mình.

Bên phải người nhạc sĩ là một ẩn sĩ, người mang túi đồ ngang vai và mở một cánh cổng tạm. Không phân biệt khuôn mặt của vị ẩn sĩ được trùm đầu, ông ấy nghiêng người về phía người nhạc sĩ.

Ở phía bên trái của bố cục, chúng ta nhìn thấy một hang động, nơi có một ngọn lửa đang bùng cháy và một cái nồi, có lẽ được sử dụng để nấu ăn.

Cả hai nhân vật đều được bao quanh bởi thiên nhiên. Sự sắp xếp của thân cây, cành và lá hài hòa với các góc của hang động để dẫn dắt ánh mắt của chúng ta trong suốt bố cục.

Moritz_von_Schwind

Bức tranh “A Player With a Hermit,” sáng tác vào khoảng năm 1846, của Moritz von Schwind. Sơn dầu trên các tông, 24 inch x 18 inch. New Pinacotheca, Munich, Đức. (CC BY-SA 4.0)

Nhu cầu về tinh thần cho sự nghỉ ngơi

Đối với tôi, “Người chơi nhạc với ẩn sĩ” tiết lộ sự hiểu biết của Lãng mạn về mục đích của nghệ thuật. Người nhạc sĩ là tâm điểm vì một lý do; chúng ta hãy nói rằng nhạc sĩ đại diện cho tất cả nghệ thuật. Và chúng ta có thể đoán rằng Schwind muốn chúng ta biết nghệ thuật quan trọng như thế nào.

Nhưng tại sao nghệ thuật lại quan trọng? Đầu tiên chúng ta hãy hỏi tại sao người nhạc sĩ lại ngồi yên tại chỗ này. Nơi này không phải là nhà của nhạc sĩ mà là nhà của ẩn sĩ, và vị ẩn sĩ, chúng ta phải nhớ rằng, ông đã rời bỏ nền văn minh để sống một cuộc đời tu hành.

Người nhạc sĩ lang thang dường như đã dừng lại ở nhà của một ẩn sĩ để chơi một giai điệu trong cuộc hành trình của mình, và điều này cho chúng ta biết rằng người nhạc sĩ cũng đã rời bỏ nền văn minh.

Các bậc thang ở dưới cùng bên phải là con đường duy nhất nhìn thấy có thể đi đến nơi người nhạc sĩ đang ngồi. Chúng ta có thể đoán rằng các bậc thang này có thể dẫn trở lại “nền văn minh”. Tuy nhiên, các bậc thang dẫn đến phần dưới cùng của mặt phẳng bức tranh, đây là một trong những vùng tối nhất của bố cục.

Có phải Schwind cho rằng nền văn minh đang bị bóng tối tràn ngập? Đây có phải là lý do tại sao người nhạc sĩ cần phải lẩn tránh một thời gian?

Người nhạc sĩ trốn đến một nơi hẻo lánh, một nơi nương tựa tôn giáo không chỉ bên ngoài bóng tối của nền văn minh mà còn ở bên trên của nó. Đó là nơi mà người nhạc sĩ có thể nghỉ ngơi và được truyền cảm hứng để chơi một giai điệu. Nó có phải là dịp để người nghệ sĩ phải vượt lên trên bóng tối của nền văn minh không chỉ để nghỉ ngơi mà còn là thu thập nguồn cảm hứng sáng tạo?

Có phải chính khung cảnh thiên nhiên đã hỗ trợ “cuộc đời tu hành” của vị ẩn sĩ và là nguồn cảm hứng cho người nhạc sĩ? Vị ẩn sĩ nhận được mọi thứ ông ấy cần từ thiên nhiên: Ngôi nhà và thức ăn của ông được hòa hợp và dung nhập với khung cảnh tự nhiên. Là một ẩn sĩ, ông quan tâm đến con đường tu hành hơn là lợi ích vật chất.

Mặc dù chiếc mũ trùm đầu của vị ẩn sĩ che đi khuôn mặt của ông - tôi tin rằng người họa sĩ cố ý khẳng định lại những bí ẩn của cuộc sống trái ngược với mong muốn nhận biết và giải thích về mọi thứ của Thời kỳ Khai sáng - Tôi nghĩ rằng vị ẩn sĩ sẽ mở cánh cổng chào để đón người nghệ sĩ về nhà mình. Khi một ẩn sĩ hòa hợp với thiên nhiên mà cư xử với khách thì sẽ khác biệt ra sao?

Nhưng điều này dẫn dắt chúng ta trở lại câu hỏi của chúng ta về lý do tại sao nghệ thuật có thể quan trọng. Theo tôi, bức tranh này gợi ý rằng nghệ sĩ người vượt lên trên bóng tối của nền văn minh, người hòa hợp với thiên nhiên, người tìm thấy sự thảnh thơi và cảm hứng trong sự thần thánh có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật giống như vậy cho chúng ta. Nói cách khác, có lẽ nghệ thuật có thể dẫn chúng ta ra ngoài và vượt qua bóng tối của nền văn minh để chúng ta có thể hòa hợp với sự thần thánh, và ở đó, chúng ta tìm thấy sự thảnh thơi.

Nghệ thuật truyền thống thường chứa đựng biểu hiện và biểu tượng tinh thần mang ý nghĩa sâu xa, vốn có thể đã bị mất đi trong suy nghĩ hiện đại của chúng ta. Trong loạt bài “Nghệ thuật truyền thống chạm tới trái tim”, chúng tôi diễn giải các tác phẩm nghệ thuật với góc nhìn đạo đức sâu sắc đối với ngày nay. Chúng tôi không đưa ra câu trả lời tuyệt đối cho những câu hỏi mà nhiều thế hệ vẫn đang vất vả đi tìm, nhưng hy vọng rằng những câu hỏi của chúng tôi sẽ truyền cảm hứng cho hành trình nhìn lại, để chúng ta hướng đến trở thành những con người chân chính, nhân ái và can đảm hơn.

Giới thiệu về tác giả: Eric Bess là một nghệ sĩ theo trường phái tả thực người Mỹ và hiện đang là nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Tiến sĩ về Nghệ thuật Thị giác (Institute for Doctoral Studies in the Visual Arts - IDSVA)

Thiên Kim

Theo Eric Bess - The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tìm kiếm sự thảnh thơi trong nghệ thuật: 'Người chơi nhạc với ẩn sĩ' của Moritz von Schwind