Mục đích thực sự của Trung Quốc đằng sau ứng dụng di động xác định virus Corona

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kể từ khi virus Corona Vũ Hán bùng phát gây ra đại dịch toàn cầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã áp dụng một hệ thống mã sức khỏe dưới dạng ứng dụng di động với mã QR nhiều màu và mọi người dân phải cài ứng dụng này trên điện thoại của mình.

Màu xanh lá cây có nghĩa là bạn có thể đi qua các trạm kiểm soát, nhưng màu vàng hoặc màu đỏ yêu cầu bạn phải cách ly trong một số ngày nhất định, tùy theo quy định của các nhà chức trách.

ĐCSTQ đã nêu mục đích của các mã y tế là theo dõi và ngăn chặn sự lây lan của virus Corona Vũ Hán. Tuy nhiên, The Epoch Times đã thu được các tài liệu nội bộ tiết lộ mục đích thực sự của ứng dụng này vượt ra ngoài việc theo dõi virus, hướng tới việc giám sát các cá nhân và duy trì “sự ổn định xã hội”.

Hệ thống mã y tế được phát triển bởi gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba, được áp dụng lần đầu tiên vào tháng Hai để theo dõi sức khỏe của nhân viên công ty. Với sự giúp đỡ của Ant Financial, một công ty chị em với Alibaba, hệ thống này đã được giới thiệu công khai tại thành phố Hàng Châu ở phía đông Trung Quốc. Đồng thời, gã khổng lồ internet Tencent cũng phát triển phiên bản hệ thống mã y tế phối hợp với các cơ quan chức năng, thông qua ứng dụng WeChat.

Kể từ khi hệ thống được triển khai trên toàn quốc, nó đã trở thành một công cụ đánh giá rủi ro chính đối với virus Corona Vũ Hán. Vì ĐCSTQ áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt dựa theo dữ liệu từ các ứng dụng di động, cuộc sống của người dân đã bị ảnh hưởng nhanh chóng và nghiêm trọng.

Trong nhiều tháng, hệ thống mã QR trên điện thoại thông minh này đã giúp ĐCSTQ kiểm soát thành công việc đi lại của người dân. Hệ thống ghi lại tần suất và thời gian của người dùng tại hoặc gần một đợt bùng phát virus, bao gồm các thông tin chi tiết như đường phố và thị trấn địa phương.

Để sử dụng phương tiện công cộng, đi mua sắm hoặc ghé thăm các không gian công cộng khác, mã ứng dụng QR trên điện thoại của bạn nhất định phải là màu xanh lá cây mới có thể vượt qua các trạm kiểm soát an ninh. The Epoch Times đã đưa tin nhiều trường hợp công dân Trung Quốc bị các sĩ quan cảnh sát quấy rối hoặc đánh đập khi họ không thể đưa ra mã QR tại các trạm kiểm soát an ninh.

Một số người bày tỏ lo ngại về vấn đề vi phạm quyền riêng tư đối với thông tin cá nhân mà họ phải nhập vào ứng dụng mã sức khỏe.

Tờ báo trực tuyến Trung Quốc The News Lens đã phân tích rằng việc sử dụng các mã y tế là đáng lo ngại, vì chính quyền địa phương có thể sử dụng hệ thống này để đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​như người kiến nghị, tù nhân chính trị và nhà hoạt động nhân quyền. “Với một mã màu đỏ, mọi người sẽ bị mắc kẹt và bị loại trừ khỏi bất kỳ dịch vụ công cộng nào”.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã áp dụng các công cụ giám sát số hóa như camera an ninh được trang bị công nghệ nhận dạng khuôn mặt, phần mềm gián điệp, trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn để giám sát người dân, gây nên mối lo ngại cho các nhóm nhân quyền.

Trung Quốc đang dần trên đường trở thành một quốc gia giám sát toàn diện. Sharp Eyes có thể được xem là một ‘cuộc vận động’ xúi giục người dân giám sát lẫn nhau. (Tổng hợp)
Trung Quốc đang dần trên đường trở thành một quốc gia giám sát toàn diện. Sharp Eyes có thể được xem là một ‘cuộc vận động’ xúi giục người dân giám sát lẫn nhau. (Tổng hợp)

Tài liệu nội bộ cung cấp manh mối

The Epoch Times mới đây đã có trong tay một loạt các tài liệu nội bộ từ Trung Quốc, tiết lộ cách thức ĐCSTQ sử dụng hệ thống mã y tế cho mục đích tăng cường kiểm soát dân số.

Một tài liệu có tiêu đề là “Urgent Notice on Strengthening the Application of Hebei Health Code” (Thông báo khẩn cấp về việc tăng cường áp dụng Mã Y tế Hà Bắc), đã được một văn phòng trong chính quyền thành phố Bảo Định ban hành để đối phó với đại dịch virus Corona Vũ Hán. Thông báo khẩn cấp này đã được thực hiện “để đảm bảo sự thành công của Lưỡng Hội”. Đây là các cuộc họp thường niên của cơ quan lập pháp trực thuộc ĐCSTQ và cơ quan cố vấn chính trị, được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 21/5 đến 29/5 năm nay. Các cuộc họp chính trị là dịp để các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ thảo luận về các chính sách trong tương lai. Thành phố Bắc Kinh thường được bảo vệ nghiêm ngặt với các chính sách khắt khe trong thời gian diễn ra kỳ họp này.

Tài liệu được lấy từ một nguồn đã được chứng minh đáng tin cậy trong quá khứ.

Tài liệu này nêu rõ, “đây là để thực hiện nghiêm túc các yêu cầu công việc của trung ương, tỉnh và thành phố”, và tăng cường áp dụng mã y tế tại các địa phương cũng như tại các địa điểm công cộng như trạm trung chuyển, trung tâm thương mại, siêu thị, doanh nghiệp, bệnh viện, danh lam thắng cảnh, khách sạn, nhà hàng, trạm kiểm soát giao thông và phương tiện giao thông công cộng đề “đảm bảo sự an toàn và ổn định của kỳ họp Lưỡng Hội”.

Tài liệu này cũng yêu cầu các quan chức của ĐCSTQ nâng cao “nhận thức về ý thức hệ” của họ, và sử dụng toàn bộ mã y tế như một hệ thống kiểm tra an ninh để phục vụ Lưỡng Hội.

Một loạt các tài liệu nội bộ từ thành phố Bảo Định thuộc tỉnh Hà Bắc, tiết lộ có 2 trung tâm mua sắm đã không thực hiện nghĩa vụ giám sát công chúng trong đại dịch.

Văn phòng Thành phố Bảo Định của Nhóm hàng đầu về ứng phó với dịch bệnh đã ban hành một bản “Thông báo tới văn phòng thương mại thành phố về việc thực hiện giám sát và kiểm soát dịch bệnh không hiệu quả” vào ngày 25/6. Thông báo cho biết kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Bắc Kinh, thành phố đã “bước vào trạng thái như trong thời chiến”, nhưng các đơn vị và phòng ban riêng lẻ đã không thực hiện được các biện pháp phòng chống virus.

Thông báo đặc biệt đề cập rằng vào ngày 12/6, một bệnh nhân nhiễm COVID-19 được xác nhận tên là Liu (đến từ huyện Li), đã đến Wanbo Plaza (tòa nhà cao nhất ở tỉnh Hà Bắc, một địa danh ở thành phố Bảo Định) và siêu thị RT-Mart. Hệ thống theo dõi cho thấy cả hai cơ sở kinh doanh trên đều không thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát như kiểm tra nhiệt độ, quét mã, đăng ký thông tin cá nhân và hướng dẫn đeo khẩu trang.

Du Miên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Mục đích thực sự của Trung Quốc đằng sau ứng dụng di động xác định virus Corona