Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán: câu trả lời từ nguồn cội (Kỳ 3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bức hại Chính giáo, tức là lấy cái ác phủ nhận cái thiện, là đem lừa dối thay cho sự thật, là lấy tranh đấu tàn khốc thay thế cho lòng bao dung và nhẫn nại, là hủy diệt nền văn minh của con người. Vậy nên, bức hại Chính giáo chính là một đại tội...

Xem lại Kỳ 1, Kỳ 2

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán do virus Corona gây ra đang diễn biến ngày càng phức tạp. Từ Trung Quốc, dịch bệnh lan rộng sang các quốc gia trên thế giới. Theo số liệu chính thức của tổ chức Y tế thế giới, tính đến thứ Bảy (07/03/2020), đã có 99.691 trường hợp nhiễm COVID-19 ở 91 quốc gia và vùng lãnh thổ. Y học hiện đại chưa tìm ra cách chữa khỏi cho bệnh nhân nhiễm dịch. Nhân loại đang đứng trước một “đại dịch toàn cầu”.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên nhân loại trải qua một đại dịch bệnh. Từ Đông sang Tây, các trận dịch bệnh đã cướp đi tính mạng của rất nhiều người, thậm chí làm suy sụp cả một đế chế hay một chế độ.

Chúng ta nhìn nhận như thế nào về nguyên nhân của những đại dịch này? Nhân loại phải ứng xử ra sao hay có giải pháp gì? Hãy tìm hiểu về những đại dịch trong quá khứ và tìm câu trả lời từ trí tuệ cổ xưa kết hợp với những khám phá mới nhất của khoa học hiện đại.

Kỳ 3: Bài học từ sự bức hại Chính giáo - tai họa đâu chỉ ở dịch bệnh

Chúng ta đã phân tích tác động của tư tưởng, cảm xúc, thái độ tích cực của mỗi cá nhân đối với sức khỏe của họ từ góc độ của khoa học hiện đại, Tây Y, Đông Y và tu luyện. Những điều đó giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống chịu bệnh tật, đặc biệt là với những căn bệnh gây ra bởi virus giống như dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Nhưng có nhiều đại dịch bệnh hay những thiên tai địch họa như: sóng thần, động đất, núi lửa phun trào, hạn hán, ngập lụt… là hậu quả trực tiếp từ sự bức hại các Chính giáo trong lịch sử thì cần ứng xử thế nào? Trước tiên, ta hãy tìm hiểu về Chính giáo, các cuộc bức hại Chính giáo và hậu quả của nó.

Chính giáo là gì? là những tôn giáo dạy con người hướng “Thiện”, sống “Chân thật” và “Nhẫn nại”; lại cũng phải có khả năng khiến sinh mệnh con người thăng hoa, thoát khỏi bể khổ nhân gian. Những người tu luyện theo Chính giáo sẽ đạt các trình độ và thành quả khác nhau tùy theo nỗ lực tu luyện của bản thân họ. Nhưng dù thế nào, Chính giáo cũng giúp nâng cao và duy trì chuẩn mực đạo đức của từng con người và toàn xã hội, giúp đời sống xã hội con người ổn định và ôn hòa, lại bồi bổ thêm cái mạch văn hóa truyền thống khiến cho những giá trị đạo đức và tư tưởng ưu tú của loài người được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bức hại Chính giáo, tức là lấy cái ác phủ nhận cái thiện, là đem lừa dối thay cho sự thật, là lấy tranh đấu tàn khốc thay thế cho lòng bao dung và nhẫn nại, là hủy diệt nền văn minh của con người. Vậy nên, bức hại Chính giáo chính là một đại tội.

Bức hại Chính giáo, tức là lấy cái ác phủ nhận cái thiện, là đem lừa dối thay cho sự thật. Ảnh: Chính quyền Trung Quốc phá hủy Học viện Phật giáo lớn nhất Tây Tạng
Bức hại Chính giáo, tức là lấy cái ác phủ nhận cái thiện, là đem lừa dối thay cho sự thật. Ảnh: Chính quyền Trung Quốc phá hủy Học viện Phật giáo lớn nhất Tây Tạng. (Nguồn: Getty)

Người La Mã đã từng bức hại Cơ Đốc giáo, kết quả là họ gặp đại dịch bệnh, từ vua chúa đến thứ dân không ai có thể thoát được. Sau đó, đế chế La Mã cũng suy tàn và diệt vong.

Người Ai Cập, đứng đầu là Pharaoh đã bức hại Do Thái giáo của người Israel, và sau đó Ai Cập đã phải chịu mười tai họa.

Tai họa thứ nhất: Sông Nile biến thành đỏ như máu, cá tôm chết ngập sông, bốc mùi hôi thối.

Tai họa thứ nhất: Sông Nile biến thành đỏ như máu, cá tôm chết ngập sông, bốc mùi hôi thối. (Ảnh: Wikipedia)
Tai họa thứ nhất: Sông Nile biến thành đỏ như máu, cá tôm chết ngập sông, bốc mùi hôi thối. (Ảnh: Wikipedia)

Tai họa thứ hai: Cơ man là ếch nhái từ sông Nile nhảy lên bờ và hóa ra đầy đàn đầy đống ở khắp nơi trên mảnh đất Ai Cập. Khi chúng chết, cả Ai Cập như đang phân hủy hôi thối.

ếch nhái từ sông Nile nhảy lên bờ và hóa ra đầy đàn đầy đống ở khắp nơi trên mảnh đất Ai Cập.
Ếch nhái từ sông Nile nhảy lên bờ và hóa ra đầy đàn đầy đống ở khắp nơi trên mảnh đất Ai Cập. (Ảnh: Wikipedia)

Tai họa thứ ba: Muỗi xuất hiện hàng đàn, hành hạ con người và gia súc của Ai Cập.

Tai họa thứ tư: Ruồi mòng lớn bay đầy nhà của người Ai Cập.

Ruồi mòng lớn bay đầy nhà của người Ai Cập.
Ruồi mòng lớn bay đầy nhà của người Ai Cập. (Ảnh: Wikipedia)

Tai họa thứ năm: bò, cừu, dê... những gia súc lớn và giá trị của người Ai Cập theo nhau chết.

Các loài vật nuôi của người dân Ai Cập chết hàng loạt.
Các loài vật nuôi của người dân Ai Cập chết hàng loạt. (Ảnh: Wikipedia)

Tai họa thứ sáu: Cả người dân Ai Cập và gia súc của họ bị lở loét đau đớn.

Tai họa thứ sáu: Cả người dân Ai Cập và gia súc của họ bị lở loét đau đớn.
Tai họa thứ sáu: Cả người dân Ai Cập và gia súc của họ bị lở loét đau đớn. (Ảnh: Wikipedia)

Tai họa thứ bảy: sấm sét và mưa đá phá hủy nhà cửa, mùa màng.

Tranh vẽ mô tả thiên tai liên tiếp đổ xuống vùng đất Ai Cập.
Tranh vẽ mô tả thiên tai liên tiếp đổ xuống vùng đất Ai Cập. (Ảnh: Wikipedia)

Tai họa thứ tám: xuất hiện những đàn châu chấu đông nghịt, ăn sạch mọi thứ hoa màu còn lại của dân Ai Cập.

Tai họa châu chấu phá hoại mùa màng của người Ai Cập được mô tả trong cuốn Kinh Holman.
Tai họa châu chấu phá hoại mùa màng của người Ai Cập được mô tả trong cuốn Kinh Holman. (Ảnh: Wikipedia)

Tai họa thứ chín: Trong ba ngày, bóng tối bao trùm khắp những nơi dân Ai Cập sinh sống.

Bóng tối bao trùm suốt 3 ngày liên tiếp ở Ai Cập.
Bóng tối bao trùm suốt 3 ngày liên tiếp ở Ai Cập. (Ảnh: Wikipedia)

Tai họa thứ mười: Tất cả những đứa con và gia súc đầu lòng của dân Ai Cập đều chết, bao gồm cả con đầu lòng của Pharaoh.

Cuối cùng Pharaoh Ai Cập phải dừng cuộc bức hại và cho phép người Israel trở về xứ sở của họ.

Bức tranh trong cuốn Edoxus vào thế kỷ 14 minh họa tai họa thứ 10 của người Ai Cập: Tất cả những đứa con và gia súc đầu lòng của dân Ai Cập đều chết, bao gồm cả con đầu lòng của Pharaoh (trên); và khung cảnh người Israel rời khỏi Ai Cập (dưới).
Bức tranh trong cuốn Edoxus vào thế kỷ 14 minh họa tai họa thứ 10 của người Ai Cập: Tất cả những đứa con và gia súc đầu lòng của người dân đều chết, bao gồm cả con đầu lòng của Pharaoh (trên); và khung cảnh người Israel rời khỏi Ai Cập (dưới). (Ảnh: Wikipedia)

Sát cạnh Trung Hoa, vương triều Thổ Phồn (618-842) từng thống trị Tây Tạng, đã vươn lên đến giai đoạn cực thịnh vào thời vua Tùng Tán Can Bố và kéo dài đến triều vua Lãng Đạt Mã (Langdarma) với sức mạnh uy hiếp nhà Đường ở Trung Hoa. Sau khi hoàng đế Đại Đường là Đường Thái Tông mất, Thổ Phồn hùng mạnh đến nỗi Trung Hoa không thể ngăn chặn sự xâm lăng của họ. Tuy nhiên, vương triều này không bị sụp đổ bởi những cuộc chiến với Trung Hoa mà là vì bị báo ứng sau cuộc vận động diệt Phật. Quốc vương Lãng Đạt Mã đã làm nhục, giết chết các tăng nhân, đóng cửa tất cả tu viện và Phật điện, biến chùa Đại Chiếu thành lò giết mổ và chùa Tiểu Chiếu (Ramoche) thành chuồng bò. Lãng Đạt Mã còn ra lệnh thay thế những bức tranh trên tường, các di tích và đồ tạo tác quý giá trong các ngôi đền bằng tranh vẽ các thầy tăng say rượu để làm nhục danh tiếng của Phật giáo. Ông đã đóng đinh các tượng Phật và trói dây vào cổ các bức tượng rồi ném xuống sông.

Chẳng phải đợi lâu, các tai họa đã tàn phá vương triều Thổ Phồn vào năm 839: động đất, lở đất ở những vùng núi thuộc tỉnh Tứ Xuyên và Cam Túc ngày nay, nước chảy ngược vào sông Thao. Dịch bệnh cũng bùng phát, khắp nơi là thi thể. Một số người vẫn nghe thấy tiếng trống bí ẩn vào giữa đêm ở khu vực tỉnh Thanh Hải ngày nay.

Lãng Đạt Mã đã chết bất ngờ vào ba năm sau đó – năm 842 SCN, rồi các biến loạn chính trị khiến vương triều Thổ Phồn bị diệt vong.

Đó là hậu quả của những cuộc bức hại Chính giáo trong lịch sử.

Những sự việc ấy cho chúng ta bài học gì khi liên hệ với những việc đang xảy ra tại Vũ Hán và trên toàn đất nước Trung Quốc? Hiện nay, Trung Quốc đang phải hứng chịu liên tiếp những tai họa từ dịch cúm gia cầm vào năm Đinh Dậu 2017 đến dịch tả lợn năm Kỷ Hợi 2019, dịch hạch cuối năm 2019, đầu năm Canh Tý 2020... và đặc biệt là dịch viêm phổi Vũ Hán do virus Corona bùng phát từ những ngày đầu tiên của năm Canh Tý, cho đến nay đã gây ra những hậu quả thảm khốc về người và của cho thành phố Vũ Hán và đất nước Trung Quốc.

Từ góc độ lịch sử và văn hóa, người ta đặt ra câu hỏi: “Những tai họa thảm khốc này phải chăng là một sự báo ứng?” Người ta nhớ tới việc chính quyền và Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại tín ngưỡng, tôn giáo trong Cách Mạng Văn Hóa. Họ phá hủy các đền chùa, đạo quán, nhà thờ; đốt kinh thư và bắt các tăng ni Phật tử, đạo sĩ, cha cố... phải hoàn tục hay phản giáo. Chưa hết, họ còn thay thế các chức sắc tôn giáo bằng người của họ, tiến hành giải thích sai lạc giáo lý, làm tha hóa đời sống tu sĩ và phá hoại tôn giáo từ bên trong… Trên toàn đất nước Trung Quốc những năm Cách Mạng Văn Hóa đã xảy ra việc như thế.

chính quyền và Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại tín ngưỡng, tôn giáo trong Cách Mạng Văn Hóa. Họ phá hủy các đền chùa, đạo quán, nhà thờ; đốt kinh thư và bắt các tăng ni Phật tử, đạo sĩ, cha cố... phải hoàn tục hay phản giáo.
Chính quyền và Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại tín ngưỡng, tôn giáo trong Cách Mạng Văn Hóa. Họ phá hủy các đền chùa, đạo quán, nhà thờ; đốt kinh thư và bắt các tăng ni Phật tử, đạo sĩ, cha cố... phải hoàn tục hay phản giáo. (Ảnh: Epoch Times)

Chưa dừng lại ở đó, vào tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ và chính quyền đã phát động một cuộc bức hại tín ngưỡng lớn chưa từng có trong lịch sử, nhắm vào một môn tu luyện Phật gia có tên là Pháp Luân Công, một môn tu luyện ôn hòa theo tôn chỉ Chân - Thiện - Nhẫn.

Mà Vũ Hán chính là nơi phát xuất sự kiện ấy.

Một trong những người khởi xướng cuộc đàn áp này là thư ký Ủy ban Chính trị Pháp luật lúc bấy giờ – La Cán. Ông ta âm thầm xui khiến giám đốc Đài Truyền hình Vũ Hán là Triệu Chí Chân quay một bộ phim ác ý vu khống bội nhọ Pháp Luân Công (gọi tắt là “Phim họ Triệu đài Vũ Hán”).

Cụ thể, vào tháng 6 năm 1999, dưới lệnh trực tiếp của Triệu Chí Chân, đơn vị sản xuất phim đã phát hành tập phim “Thời đại Khoa học” cho Vũ Hán, và đến thành phố Trường Xuân để dựng phim đặc biệt “Câu chuyện của Lý Hồng Chí”, chính là “Phim họ Triệu đài Vũ Hán” đã đề cập. Phim này được Giang Trạch Dân dùng như là một bằng chứng để áp đảo trung ương đảng đồng tình với chính sách khủng bố Pháp Luân Công của y. Bộ phim với thời lượng lên đến 6 tiếng, dùng thủ đoạn phao tin đồn thật giả lẫn lộn đã mê hoặc người xem, có tính quyết định trong việc ĐCSTQ ra nghị quyết cuối cùng về việc trấn áp Pháp Luân Công.

Sau đó phim này được trình chiếu toàn quốc rất nhiều lần trên hệ thống truyền hình Trung quốc bắt đầu vào ngày 22 tháng 7 năm 1999, ba ngày sau khi chính sách khủng bố bắt đầu. Vào thời kỳ đầu của chính sách khủng bố, phim này là tài liệu duy nhất được dùng trên truyền hình để mạ lỵ Pháp Luân Công. Nó cũng là dụng cụ chính để tẩy não người dân Trung quốc trên toàn đất nước. Sau đó, phim này được chiếu tại các trại cưỡng bức lao động, nhà tù, và các nhà thương điên để tẩy não mọi người, và dùng như là một lý do chính để tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Sau khi xem phim này, có rất nhiều người công an trở nên dữ dằn hơn, thù ghét Pháp Luân Công hơn và sau đó gia tăng tra tấn, hành hạ các học viên Pháp Luân Công. Đặc biệt, Vũ Hán chính là một nơi đàn áp học viên Pháp Luân Công khét tiếng trên toàn quốc...

Một sự trùng hợp đến kỳ lạ khi thành phố Vũ Hán là nơi khởi đầu của cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài trên khắp lãnh thổ Trung Quốc suốt 20 năm qua.
Một sự trùng hợp đến kỳ lạ khi thành phố Vũ Hán là nơi khởi đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài trên khắp lãnh thổ Trung Quốc suốt 20 năm qua. (Ảnh: Epoch Times)

Chúng ta nhớ lại rằng, đứng trước hậu quả của các cuộc bức hại Chính giáo thì các biện pháp kỹ thuật của con người là vô ích. Trước dịch bệnh, người ta chẳng thể hoàn toàn cậy nhờ vào thuốc thang. Trước những thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần, hạn hán, lũ lụt, mất mùa, nạn đói… con người cũng đành bó tay thúc thủ. Họ thường là cố gắng tìm một nguyên nhân để lý giải, nhưng nếu không đứng trên góc độ tín Thần thì khó có thể cắt nghĩa nguyên nhân của những tai họa này và có giải pháp để vãn hồi hậu quả của nó. Chúng ta cũng nhớ rằng, những đại ôn dịch tại La Mã chỉ bỏ qua cho những người dân La Mã biết tiếp nhận chân tướng cuộc bức hại Cơ Đốc giáo, giải trừ những lời dối trá của chính quyền La Mã, đồng thời thành tâm hối cải... mà thôi. Thái độ ứng xử đúng đắn trước Chính giáo mới là sự cứu rỗi dành cho họ. Giống như một lời dạy chí lý của người xưa: “tướng tùy tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”.

Câu trả lời cuối cùng cho dịch bệnh và các tai họa của con người: Sự tu dưỡng nhân phẩm và đề cao tư tưởng

Thưa quý độc giả, như vậy là chúng ta đã đi từ những hiểu biết trong quá khứ đến những khám phá mới nhất của khoa học hiện đại để tìm ra một cách ứng xử hợp lý đối với dịch bệnh. Từ những nghiên cứu này, chúng ta có thể tạm rút ra một kết luận rằng: Dịch bệnh cần có sự điều trị, nhưng tư tưởng, đạo đức và các trạng thái tinh thần của con người vẫn có tác dụng chủ yếu trong việc ngăn ngừa bệnh tật nói chung và dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán nói riêng. Mà những yếu tố thuộc về tinh thần đó lại do bản thân từng người tự quyết định, chứ không phụ thuộc vào những giải pháp mang tính kỹ thuật ở bên ngoài. Giống như những tín đồ Cơ Đốc đã tự lựa chọn việc xả thân cứu người La Mã bức hại mình; như những người La Mã tự quyết định việc đón nhận phúc âm, phá trừ dối trá và cải tà quy chính; như việc người con dâu nhà họ Cố lựa chọn việc quay về cứu chữa gia đình nhà chồng trong cơn dịch bệnh nguy khốn; như vị quan thanh liêm Tân Công Nghĩa lựa chọn việc cứu chữa, chăm sóc những người dân mắc bệnh của ông; hay như việc người ta lựa chọn một môn tu luyện Chính Pháp để nâng cao sức khỏe và thăng hoa về tinh thần… Có lẽ, các phát hiện mới của khoa học hiện đại chỉ giúp chúng ta ngày càng khẳng định một chân lý đã truyền đến nghìn đời: “Nhất chính áp bách tà - người chính trực thì bách độc không thể xâm nhập được”.

Hết.

Nguyên Vũ

Tham khảo:

  • Power vs Force - an Anatomy of Consciousness (David R. Hawkins, M.D., Ph.D.)
  • The Holographic Universe (Michael Talbot)
  • Korotkov.eu
  • Hoàng Đế Nội Kinh
  • Kinh Thánh Cựu Ước



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán: câu trả lời từ nguồn cội (Kỳ 3)