Kỳ nhân từng làm chức phán quan dưới âm phủ kể về những điều mắt thấy tai nghe tại cõi âm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nói chung, con người sợ quỷ, quỷ cũng sợ con người. Nếu quỷ thấy có người đến thì cũng vội vàng tránh đi. Nếu là một người chính nhân quân tử, quỷ nhất định sẽ rất tôn kính; người mà bị quỷ trêu đùa đều là người tâm thuật bất chính, thời vận suy nhược…

Con người sau khi chết sẽ đi đâu? Rốt cuộc có âm phủ không? Thế nhân sau khi chết có bị thẩm phán không? Âm gian thực sự có nhiều hình phạt như vậy không? Quỷ đầu trâu, mặt ngựa có thực không? Người phương Tây chết có phải cũng xuống địa phủ không?...

Những câu hỏi như trên thường lởn vởn xuất hiện trong tâm nhiều người. Có lẽ những thông tin mà một người đã từng xuống địa phủ làm phán quan trở về sẽ hé lộ những điều ít ai được biết và khiến chúng ta suy ngẫm.

Năm 1900, đó là vào những năm Quang Tự đời nhà Thanh, Lê Chú năm đó mới 19 tuổi, một đêm mộng thấy có một người đến tìm anh, nói rằng có việc nhờ. Anh thấy người này lễ phép cung kính, bèn đồng ý. Mấy ngày sau, người này lại xuất hiện trong mộng của Lê Chú, đồng thời còn đem theo xe ngựa đón anh đến địa phủ, mời anh thăng đường thẩm vấn phạm nhân. Từ đó mỗi ngày sau giờ Ngọ hoặc nửa đêm, trong khi ngủ thì trong mộng, anh lại xuống địa phủ làm phán quan tại chốn âm gian trong mấy giờ, cứ thế anh đã làm công việc này trong suốt 4 - 5 năm. Mỗi lần từ âm gian trở về, tinh thần Lê Chú đều cảm thấy có chút mệt mỏi, giống như là ngủ không ngon vậy.

Mấy ngày sau, người này lại xuất hiện trong mộng của Lê Chú, đồng thời còn đem theo xe ngựa đón anh đến địa phủ, mời anh thăng đường thẩm vấn phạm nhân. (Ảnh: Miền công cộng)
Mấy ngày sau, người này lại xuất hiện trong mộng của Lê Chú, đồng thời còn đem theo xe ngựa đón anh đến địa phủ, mời anh thăng đường thẩm vấn phạm nhân. (Ảnh: Miền công cộng)

Tại sao Lê Chú được chọn làm phán quan âm phủ? Người ta nói rằng đó là do nhân duyên đời trước. Mấy đời trước anh đã từng làm phán quan âm phủ, do đó đời này chẳng qua chỉ là làm lại nghề cũ mà thôi.

Vào những năm Dân Quốc sau khi nhà Thanh diệt vong, Lê Chú vốn học chuyên ngành liên quan đến pháp luật, đã từng làm sĩ quan giảng dạy ở Đại học Lục quân. Trong thời gian đó, một người bạn của anh là Tham mưu trưởng Lâm Ửu Tương - người cũng là chủ nhiệm một lớp khác ở Đại học Lục quân, đã được nghe Lê Chú kể về những trải nghiệm này. Để cảnh tỉnh thế nhân, và giúp con người hiểu được rằng quỷ và Thần đều tồn tại, Lâm Ửu Tương đã cùng với Lê Chú dùng phương thức hỏi đáp để ghi lại rất nhiều sự tình về cõi âm. Sau đó tập hợp lại thành sách "U minh vấn đáp lục", và chính thức phát hành.

Trong quyển sách này, Lê Chú đã kể lại những gì anh trông thấy khi ở dưới địa phủ. Khi Lê Chú làm phán quan ở cõi âm từng phải xét xử những vụ án liên quan đến thiện ác của những người chết trong vòng 10 tháng ở 5 tỉnh thuộc vùng Hoa Bắc. Chức vị của anh tương đương với đình trưởng phân đình ở nhân gian. Ngoài ra còn có 4 người bồi thẩm viên và rất nhiều tiểu quỷ khác cùng phối hợp làm việc. Còn người trực tiếp quản lý Lê Chú là Đông Nhạc Đại Đế, nhưng anh chưa từng gặp Đông Nhạc Đại Đế, chỉ là sau khi phán xử án xong, thư lại đem kết quả xử án trình lên vị này. Còn về Diêm Vương thì anh cũng chưa từng gặp.

Khi Lê Chú làm phán quan ở cõi âm từng phải xét xử những vụ án liên quan đến thiện ác của những người chết trong vòng 10 tháng ở 5 tỉnh thuộc vùng Hoa Bắc. (Ảnh: Miền công cộng)
Khi Lê Chú làm phán quan ở cõi âm từng phải xét xử những vụ án liên quan đến thiện ác của những người chết trong vòng 10 tháng ở 5 tỉnh thuộc vùng Hoa Bắc. (Ảnh: Miền công cộng)

Lê Chú nói, ở địa phủ, quan phục và phương thức, trình tự xử lý công việc không khác biệt so với triều Mãn Thanh là mấy, nhưng sau thời Dân Quốc thì lại thay đổi theo chế độ mới. Ngoài ra ở dưới âm gian, anh không được uống nước, ăn cơm. Tuy có tiền lương nhưng đối với con người mà nói thì chẳng thể dùng làm gì được, do đó anh cũng không lĩnh lương bổng. Nhưng đối với những hồn ma thì tiền giấy mà người dương gian hóa là có thể dùng để mua đồ được.

Âm gian cũng có ban ngày và ban đêm, nhưng không thấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao; ở dưới đó cũng có xuân hạ thu đông, nhưng mùa hè không nóng nực như ở dương gian, mùa đông thì lạnh hơn mùa đông cõi trần. Cõi âm và cõi dương không có gì khác mấy, mỗi dịp Tết đến hay tiết Thanh minh, Hàn thực, Trung nguyên, Trung thu, Đông chí... thì cũng được nghỉ mấy ngày, nhưng lại không có chủ nhật.

Ở âm gian không trông thấy có tình trạng ngủ, chỉ là đi dạo loanh quanh, nhắm mắt nghỉ ngơi một chút, là bằng giấc ngủ ở nhân gian rồi. Việc này khác với người cõi dương mỗi ngày phải ngủ 7, 8 giờ.

Cõi âm và cõi dương không có gì khác mấy. Âm gian cũng có ban ngày và ban đêm, nhưng không thấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao. (Ảnh: Epoch Times)
Cõi âm và cõi dương không có gì khác mấy. Âm gian cũng có ban ngày và ban đêm, nhưng không thấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao. (Ảnh: Epoch Times)

Về xử án như thế nào, Lê Chú nói rằng, ở âm gian không trông thấy quy định, luật pháp gì, chỉ căn cứ vào tình huống vụ án mà phán quyết, tự có thể nắm bắt được điểm then chốt của vụ án, hoàn toàn không cần cân nhắc. Điều mấu chốt hơn là người thiện hay ác thì quỷ Thần đều có thể phán đoán được bằng cách nhìn vầng sáng trên đỉnh đầu là đỏ, vàng, trắng hay đen... Nếu vầng sáng trên đỉnh đầu người là màu đỏ, trắng, hoặc vàng, thì đó là người tâm tính thiện lương; nếu vầng sáng màu đen thì đó là người phẩm hạnh xấu ác. Mọi hành vi tư tưởng của con người thì quỷ Thần chỉ nhìn một cái là biết rõ, đều ghi chép lại không bỏ sót. Bởi vì quỷ Thần có thể trông thấy những thứ mà con người không thấy, nghe thấy những âm thanh mà con người không nghe thấy, do đó phán quyết ở dưới âm gian sẽ không có sai lầm. Còn về việc làm thế nào để đánh giá tội nặng hay nhẹ, thì phải xem động cơ phạm tội và kết quả xảy ra.

Đầu trâu, mặt ngựa ở âm gian là mặt nạ, dùng để dọa hồn ma hung ác. Nếu là hồn ma người thiện lương thì sẽ không hiển hiện ác tướng này.

Đầu trâu, mặt ngựa ở âm gian là mặt nạ, dùng để dọa hồn ma hung ác. Nếu là hồn ma người thiện lương thì sẽ không hiển hiện ác tướng này.
Đầu trâu, mặt ngựa ở âm gian là mặt nạ, dùng để dọa hồn ma hung ác. Nếu là hồn ma người thiện lương thì sẽ không hiển hiện ác tướng này. (Ảnh: Miền công cộng)

Các loại hình phạt ở âm gian cực kỳ nhiều, tàn nhẫn, nghiêm khắc gấp trăm lần ở dương gian. Lê Chú nhận thấy, nhân loại thà chịu hình phạt ở thế gian còn hơn, chứ nhất định không nên chịu hình phạt ở âm gian. Thụ hình ở nhân gian thì sau khi chịu hình phạt xong là kết thúc, còn ở âm gian, sau khi thụ hình vẫn còn phải chịu hình phạt nữa. Ví dụ, nếu ở nhân gian sát hại 10 mạng người, thì chịu hình phạt cũng chỉ là chết 1 lần, còn tại âm gian thì ắt phải dùng hình 10 lần. Sau khi chịu đủ hình phạt còn bị phán quyết chuyển sinh 10 đời đều bị người ta sát hại. Còn về những hình phạt như bị cưa thân thể, bị bỏ vào cối giã, xay, phải leo núi dao, bị bỏ vạc dầu... đều là sự thực, là quá báo của việc hành ác, những điều như thế cực kỳ đáng sợ, không bút mực nào có thể tả xiết vậy!

Đức hạnh mà âm gian coi trọng nhất là: nam trung thành báo quốc, hiếu thuận mẹ cha; nữ trinh khiết thủ tiết, hiếu kính cha mẹ. Hai loại người này tuy có các tội nghiệp khác thì cũng được giảm nhẹ hình phạt. Âm gian ghét hận nhất là hai loại nghiệp tà dâm và sát sinh. Tội ác của sát sinh còn nặng hơn tà dâm. Nếu vì tà dâm mà giết người hại mệnh thì cùng lúc phạm hai loại tội nặng, tội sẽ tăng một bậc, hình phạt sẽ khủng khiếp hơn.

Lê Chú tiết lộ rằng, người mà âm tào địa phủ cai quản đều là người chịu nghiệp lực chi phối, hoặc là người bình thường dung tục, không có người đại thiện cũng không có người đại ác. Nếu là người tu hành lớn thì sau khi chết sẽ lập tức thăng lên Phật quốc, lên Thiên giới, không cần trải qua phán xử ở âm tào địa phủ. Những người như thế không có tên trong sổ sinh tử của địa phủ, không thể nào thẩm phán được. Cũng có người thăng lên Thiên giới chậm thì vẫn cần trải qua âm tào, khi ấy các quan lại âm tào đều đứng dậy nghênh đón, hồn phách của những người này càng đi càng cao, như là bước trên thang mây vậy. Người như thế khi được điểm danh liền lập tức lên Thiên giới, cũng không thể nào giam giữ được.

Âm gian ghét hận nhất là hai loại nghiệp tà dâm và sát sinh. Tội ác của sát sinh còn nặng hơn tà dâm. Nếu vì tà dâm mà giết người hại mệnh thì cùng lúc phạm hai loại tội nặng, tội sẽ tăng một bậc, hình phạt sẽ khủng khiếp hơn.
Âm gian ghét hận nhất là hai loại nghiệp tà dâm và sát sinh. Tội ác của sát sinh còn nặng hơn tà dâm. Nếu vì tà dâm mà giết người hại mệnh thì cùng lúc phạm hai loại tội nặng, hình phạt sẽ khủng khiếp hơn. (Ảnh: Miền công cộng)

Lê Chú còn đề cập đến việc khi anh làm phán quan là năm Canh Tý, sau khi liên quân tám nước tấn công chiếm Bắc Kinh, quân và dân trong nước và người ngoại quốc đều chết rất nhiều. Anh từng thấy một số những người ngoại quốc cũng bị xử án. Trong các phán quan, có những người thành thạo ngôn ngữ của người ngoại quốc. Do đó có thể suy ra rằng, các nước Âu, Mỹ cũng có âm tào địa phủ.

Còn về quỷ, Lê Chú nói đó là những hồn ma bị sát hại hoặc chết thảm khốc, thân thể, đầu không toàn vẹn, so với quỷ thông thường không có khác biệt, chỉ là khuôn mặt khiến người ta cảm giác mơ hồ, và chỗ bị thương thì có vết máu, còn dung mạo thì rất bi thương thê thảm, mang dáng vẻ hết sức đau khổ. Quỷ cũng có lúc tiêu vong, anh thấy quỷ có niên đại lâu nhất là triều Tống và triều Nguyên, nhưng dung mạo của quỷ trông khá giống với những quỷ thời kỳ khác, không vì niên đại lâu năm mà già yếu đi.

Khi con người ngừng thở, linh hồn lìa nhục thể, nếu người này khi còn sống coi nhẹ tất cả chuyện thế gian, không có tâm niệm tham luyến đối với tiền tài, danh lợi, vợ con, thì người như thế khi chết sẽ rất nhẹ nhàng thoải mái. Khi đó thần trí của người này vô cùng thanh tỉnh.

Nói chung, con người sợ quỷ, quỷ cũng sợ con người. Nếu quỷ thấy có người đến thì cũng vội vàng tránh đi. Nếu là một người chính nhân quân tử, quỷ nhất định sẽ rất tôn kính; người mà bị quỷ trêu đùa đều là người tâm thuật bất chính, thời vận suy nhược. Giọng nói của quỷ chói tai lại ngắn, gấp gáp.

"Lục đạo luân hồi đồ" trên núi Đại Túc Bảo Đỉnh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: Wikimedia Commons)
"Lục đạo luân hồi đồ" trên núi Đại Túc Bảo Đỉnh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Nói đến luân hồi chuyển thế, Lê Chú kể rằng: con người có sinh ắt có tử, có tử cũng ắt có sinh. Trừ phi là bậc Thánh giả siêu xuất khỏi luân hồi, còn người phàm sau khi chết đều phải theo lục đạo luân hồi. Chỉ có kinh nghiệm trong tôn giáo mới có thể tìm cầu chứng thực được hiện tượng nhân loại sinh tử luân hồi. Do quỷ đạo chỉ là một đạo trong lục đạo luân hồi, vì vậy con người sau khi chết không phải nhất định đều sẽ thành quỷ. Nếu người luân hồi trong quỷ đạo, khi bắt buộc, hoặc do gia quyến mời người làm phép triệu mời, thì họ cũng có thể hiển linh.

Lê Chú chỉ ra rằng: siêu xuất khỏi lục đạo luân hồi không phải là việc dễ dàng, ngay cả bản thân anh cũng không thoát khỏi được. Đồng nghiệp của anh đã từng tra ghi chép ở âm phủ giúp anh, nói rằng đời sau anh sẽ chuyển sinh ở vùng Nam Dương, Hà Nam, không biết có chính xác không. Còn về việc hồn ma đầu thai, có người thì khi người mẹ thụ thai là đi ngay, có người sẽ đợi đến khi sinh mới đi.

Sau này không muốn làm quan âm gian nữa, Lê Chú nhiều lần đề xuất xin từ chức, nhưng đều không được đồng ý. Sau đó anh tụng niệm kinh Kim Cương hơn 2000 lần thì mới được giải thoát. Trong thời gian Lê Chú làm phán quan tại âm gian, anh đều có thể nhìn thấy quỷ. Sau năm Dân Quốc thứ nhất, những quỷ mà anh trông thấy đã ít đi. Sau năm Dân Quốc thứ 10 [năm 1921] thì hoàn toàn không trông thấy nữa.

Đối với những thông tin mà Lê Chú đem từ cõi âm về, những người không tin quỷ Thần, không tin luân hồi, nhân quả báo ứng sẽ có cảm tưởng thế nào?

Tường Hòa
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Kỳ nhân từng làm chức phán quan dưới âm phủ kể về những điều mắt thấy tai nghe tại cõi âm