Vì sao ngày càng nhiều người mắc bệnh trầm cảm? 4 dấu hiệu cần chú ý

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thống kê của Viện Sức khỏe Tâm thần (thuộc Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy, mỗi năm có gần 40.000 người Việt tự tử, cao gấp 4 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông. Không ít người đặt câu hỏi: Tại sao trẻ em và người lớn ngày càng dễ mắc các vấn đề về tâm lý như vậy?

Các vấn đề sinh lý khác với các bệnh về thể chất, nó chủ yếu đề cập đến một loạt vấn đề do các yếu tố tinh thần bên trong của một người, hệ thống thần kinh trung ương của đại não gây ra.

Chúng thậm chí cũng liên quan đến thế giới quan, nhân sinh quan hay giá trị quan của người đó, còn bao gồm tính cách và cảm xúc.

Không ít người đặt câu hỏi: Tại sao trẻ em và người lớn ngày càng dễ mắc các vấn đề về tâm lý như vậy?

Vào năm 2017, Viện Sức khỏe Tâm thần (thuộc Bệnh viện Bạch Mai) đã thống kê số liệu cho thấy, mỗi năm có gần 40.000 người Việt tự tử. Con số này cao gấp 4 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.

Một thống kê khác từ Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý (PCP), thanh thiếu niên có độ tuổi 15-24 có xu hướng muốn tự sát cao hơn cả. Trong đó, nữ giới có ý định tự sát cao gấp hai lần so với nam.

Các xung đột tâm lý như mâu thuẫn gia đình, áp lực học tập, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái… đã trở thành bài toán phức tạp đối với giới trẻ ngày nay.

Đặc biệt nếu cha mẹ không biết cách chỉ dạy, phương pháp giáo dục quá cực đoan… có thể khiến hậu quả nghiêm trọng hơn.

Mặc dù vậy, bản thân những người trưởng thành cũng không nên xem nhẹ các vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm.

Đây là một bệnh tâm thần phổ biến liên quan mật thiết đến cảm xúc, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, cuộc sống của con người…

Trầm cảm là một bệnh tâm thần phổ biến liên quan mật thiết đến cảm xúc, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, cuộc sống của con người…
Trầm cảm là một bệnh tâm thần phổ biến liên quan mật thiết đến cảm xúc, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, cuộc sống của con người… (Unsplash)

Trầm cảm có thể gây ra những tác động ở mức độ tiêu cực khác nhau, khiến con người cảm thấy chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực.

Thống kê từ Viện Sức khỏe Tâm thần (thuộc Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy, ở Việt Nam, có khoảng 30% dân số xuất hiện tình trạng rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%.

Đối với không ít người, họ xem trầm cảm chỉ là một loại cảm xúc tiêu cực sinh ra do suy nghĩ quá nhiều. Tuy nhiên, những người trầm cảm mới là nhóm cần sự quan tâm, chia sẻ và chăm sóc nhiều hơn từ những người xung quanh.

Làm thế nào để chúng ta có thể ngăn ngừa trầm cảm, hoặc phát hiện các thành viên trong gia đình, bạn bè có dấu hiệu trầm cảm?

Dưới đây là một số dấu hiệu:

- Tăng nặng cảm xúc tiêu cực: Một số bệnh nhân trầm cảm có thể nảy sinh ý định “tự tử”.

Khi nhận thấy cảm xúc tiêu cực tiếp tục tăng cao và không tìm được điều gì làm hài lòng bản thân, người bị trầm cảm nên cẩn thận và tìm đến bạn bè, người thân hoặc bác sĩ tâm lý trong thời gian sớm nhất để giải tỏa chính mình.

- Mất hứng thú: Không có hứng thú với bất cứ điều gì, sự vật hay những người xung quanh. Trạng thái này còn kèm theo những cảm xúc bất thường và xu hướng bi quan, bạn cũng nên chú ý.

- Mất ngủ kéo dài: Hầu như ngày nào cũng mất ngủ hoặc ngủ gà ngủ gật, bồn chồn, uể oải, thiếu năng lượng, tinh thần không nhẹ nhõm, cảm thấy bản thân vô giá trị.

- Suy giảm chức năng nhận thức: Thiếu tập trung, giảm khả năng tư duy, thiếu quyết đoán, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc hàng ngày… cần phải cảnh giác hơn.

Theo Aboluowang
Bảo Vy biên dịch

(*) Link tham khảo: https://www.aboluowang.com/2023/0307/1874479.html



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao ngày càng nhiều người mắc bệnh trầm cảm? 4 dấu hiệu cần chú ý