Dự báo tương lai: Vụ va chạm khiến Trái Đất... rơi sang thiên hà khác?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kính viễn vọng Hubble vừa chụp được một hình ảnh mang tính dự báo nằm cách chúng ta 320 triệu năm ánh sáng. Điều này khiến các nhà khoa học dự báo rằng Trái đất có thể văng khỏi vùng sự sống, thậm chí là nhiều “Hệ Mặt Trời” khác bị hút ra khỏi thiên hà này và chuyển qua định cư ở thiên hà mới.

Một số thiên hà được dự báo đang đến gần và có thể xảy ra va chạm giữa 2 thiên hà trong đó có chứa Trái Đất chúng ta.

Hai thiên hà này đang tiếp cận nhau ở khoảng cách rất gần và xảy ra hiện tượng bất thường: “trao đổi vật chất qua lại”.

Hình ảnh Hubble cho thấy rõ, các luồng bụi và vật chất phát sáng đang chuyển dịch qua lại giữa 2 thiên hà này. Nhưng có vẻ chủ yếu là chuyển từ thiên hà nhỏ sang thiên hà lớn.

Tương tác này sẽ khiến vô số khí, bụi, thậm chí là nhiều “Hệ Mặt trời” khác bị hút ra khỏi thiên hà này và chuyển qua định cư ở thiên hà mới.

Theo Science Alert, cặp đôi thiên hà thuộc Bản đồ các thiên hà dị thường Halton Arp được gọi chung là Arp 282, thực ra bao gồm một thiên hà xoắn ốc lớn có tên là NGC 169.

Arp 282 có đường kính tới 140.000 năm ánh sáng và một thiên hà nhỏ tên là IC 1559 với đường kính 40.000 năm ánh sáng.

Một số thiên hà được dự báo đang đến gần và có thể xảy ra va chạm giữa 2 thiên hà trong đó có chứa Trái Đất chúng ta.
Một số thiên hà được dự báo đang đến gần và có thể xảy ra va chạm giữa 2 thiên hà trong đó có chứa Trái Đất chúng ta. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), sự tương tác giữa các thiên hà trong tương lai có thể chúng sẽ lại rời xa nhau hay bị hợp nhất lại hoàn toàn theo cách “thiên hà lớn nuốt thiên hà bé”. Nhưng sự tiếp cận giữa hai thiên hà đang kích hoạt sự hình thành sao mạnh mẽ ở một trong 2 thiên hà nhưng chưa sáp nhập thành một này đang khiến nhiều vật thể từ bên này chuyển sang bên kia.

Hiện lỗ đen trung tâm của 2 thiên hà đang còn nằm độc lập và vẫn đang “sống” mạnh mẽ. Nếu 2 thiên hà đến đủ gần, có thể 2 lỗ đen sẽ hợp nhất và tạo nên một sự kiện chấn động mạnh, khiến các sóng hấp dẫn lan truyền khắp vũ trụ.

Thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà), được cho là đã từng “nuốt” ít nhất 16 thiên hà nhỏ khác. Nó cũng được coi là một thiên hà có thể to ngang ngửa hoặc hơn NGC 169. Nhưng trong vòng 2 tỉ năm tới nó sẽ gặp một đối thủ đáng gờm là thiên hà Tiên Nữ, có thể còn to lớn hơn.

Sự kiện được dự báo ít nhất sẽ làm Trái Đất chúng ta bị đẩy văng khỏi “vùng sự sống”. Hoặc cũng có thể số phận của chúng ta sẽ như những gì Hubble vừa chụp được: cả hệ Mặt Trời bị “dời địa chỉ”.

Thiên hà Andromeda lớn lên nhờ "nuốt" thiên hà khác

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature ngày 3-9-2009 cho biết thiên hà Andromeda, người hàng xóm khổng lồ của Trái đất, đã mở rộng kích thước bằng cách “nuốt chửng” các ngôi sao từ thiên hà khác.

Theo các nhà khoa học, thiên hà Andromeda, cách Trái đất khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng, vẫn còn đang mở rộng.

Tiến sĩ Scott Chapman, thuộc Viện thiên văn học ĐH Cambridge (Anh) nói: “một dòng các ngôi sao" của thiên hà Triangulum ở gần Andromeda đang kéo dài hướng tới thiên hà này. Cuối cùng, hai thiên hà này sẽ sáp nhập hoàn toàn vào nhau. Thật không may, việc này khiến thiên hà hình thành và bị hủy diệt song hành với nhau".

Trước đây đã có nhiều ý kiến cho rằng Andromeda đã "nuốt" các ngôi sao, và cuộc khảo sát chuyên sâu mới đây đã cung cấp những hình ảnh chi tiết cho thấy sự việc này thực sự đã diễn ra.

Ngọc Mai

(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Dự báo tương lai: Vụ va chạm khiến Trái Đất... rơi sang thiên hà khác?