Nói cho con gái biết người mình yêu có đáng tin cậy hay không, chỉ cần hỏi anh ấy 4 câu hỏi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nói một cách tương đối, trong một mối quan hệ sai lầm, người bị tổn thương thường là người phụ nữ nhiều hơn. Sau một mối tình thất bại, phụ nữ càng khó thoát ra khỏi cái bóng của quá khứ. Là cha mẹ, bạn phải luôn bảo vệ tình yêu, hôn nhân và gia đình nhỏ của con gái mình.

Nếu cha mẹ tham gia vào mọi việc của con gái sẽ trở thành sự can thiệp, và can thiệp là điều không nên. Vì vậy, cần phải dạy cho con gái một số phương pháp nhận biết kịp thời những kẻ cặn bã trước và trong khi hẹn hò.

Giáo sư tâm lý học Lý Mân Cẩn đã chỉ ra trong cuốn sách “Nuôi dưỡng tâm lý” rằng gia đình là điểm khởi đầu của cuộc sống.

Nếu bạn muốn biết con gái mình sẽ kết hôn với ai thì thực ra bạn đang hòa nhập vào một gia đình hoàn toàn mới. Để hiểu một người đàn ông, bạn phải bắt đầu bằng việc hiểu gia đình anh ấy.

Bốn câu hỏi sau đây về gia đình sẽ biết được người bạn trai đó có đáng tin cậy hay không.

Thứ nhất: “Ông bà, cha mẹ anh có khỏe không?” - hỏi về lòng hiếu thảo

Hiếu thảo, kính trọng người lớn tuổi là đức tính truyền thống và là truyền thống tốt đẹp nhất trong một gia đình.

Nếu người trẻ không quan tâm đến người già cả trong gia đình thì truyền thống gia đình sẽ bắt đầu suy thoái, phẩm chất đạo đức của con người sẽ bắt đầu suy sụp.

Ngoài cha mẹ còn có ông bà.... Khi người già được chăm sóc và thường xuyên được con cháu chào đón thì con cháu là người nhân hậu.

Khi được hỏi về hoàn cảnh của người lớn tuổi, nếu bạn trai đó trả lời qua loa, tỏ ra miễn cưỡng hoặc trách móc, thì chứng tỏ anh ta không đủ tử tế.

Ví dụ, ngay khi một người đàn ông mở miệng, anh ta sẽ nói về việc ông bà anh ta mắc nợ anh ta như thế nào, và ông bà đã đối xử với con cháu khác như thế nào. Anh ta đã quên mất việc ông bà đưa anh đi học và mua cho anh quần áo mới.

Ngoài ra, từ lời nói của bạn trai, còn có thể biết được cha mẹ của anh ta có lòng hiếu thảo với người già như thế nào. Sự tương tác giữa cha mẹ, ông bà, phản ánh sự kế thừa truyền thống gia đình của họ.

Ở góc độ gánh nặng tài chính, người già trong gia đình không có lương hưu, bệnh tật là dấu hiệu của gánh nặng lớn, phụ nữ chọn cách hòa nhập vào một gia đình như vậy thì càng phải suy nghĩ nhiều hơn.

Thứ hai: “Mối quan hệ giữa bố mẹ anh có tốt không?” - hỏi về khái niệm tình yêu

Mối quan hệ giữa cha mẹ có thể được chia thành nhiều loại: hôn nhân hòa thuận, ly hôn, tranh chấp không ngừng, ly thân, và một hoặc cả hai bên đã phản bội...

Ngày nay, khi được phép yêu tự do, được phép ly hôn, tái hôn, nhiều người coi hôn nhân như một trò đùa, không hề có ý định xây dựng một gia đình ổn định.

Cuộc hôn nhân của cha mẹ rạn nứt nên hiểu biết của con cái về hôn nhân cũng trở lên lệch lạc.

Ví dụ, một cậu bé gặp rắc rối vì những cuộc cãi vã của bố mẹ trong một thời gian dài sẽ khiến cậu sợ hãi khi kết hôn. Khi yêu, có thể sẽ có những rào cản tâm lý để bước vào hôn nhân.

Ví dụ, một chàng trai gặp một bà mẹ cặn bã sẽ cho rằng phụ nữ trên đời không đáng tin cậy, và quan điểm về tình yêu của anh ta có thể bị méo mó.

Trong hôn nhân, quan niệm tình yêu là nền tảng quan trọng. Hai người có quan điểm khác nhau về tình yêu nên việc hình thành một quan điểm nhất quán về thế giới và cuộc sống là không thực tế.

Thứ ba: “Nói về trải nghiệm của anh khi lớn lên” - hỏi về khuôn mẫu

Hành động của cha mẹ mang lại kết quả ở con cái, từ quá trình trưởng thành và cách sắp xếp công việc của đứa trẻ, chúng ta có thể biết được sự hướng dẫn của cha mẹ dành cho cậu.

Những bậc cha mẹ có tầm nhìn xa sẽ nghĩ đến tương lai con trai mình sẽ theo đuổi công việc gì, sẽ học trường đại học nào, học chuyên ngành gì và sẽ định cư ở đâu.

Những bậc cha mẹ chuẩn bị phòng cưới sớm là hiện thân của khuôn mẫu.

Giáo sư Lý Mân Cẩn cũng nhấn mạnh: “Để yêu, trước tiên bạn phải hiểu được trải nghiệm trưởng thành của đối phương”.

Thói quen của con người, việc hoạch định nghề nghiệp, hành trình của cuộc đời, sự tương tác giữa cha mẹ và con cái... đều được hình thành trong quá trình trưởng thành của đứa trẻ.

Từ điểm uốn trên con đường trưởng thành, chúng ta cũng có thể thấy được cha mẹ ủng hộ, tôn trọng hay phản đối cuộc sống của con mình.

Một người anh họ của tôi muốn học chuyên ngành hóa học, nhưng bố mẹ anh ấy kiên quyết phản đối, nói rằng hóa học là chuyên ngành khó và không dễ kiếm được việc làm.

Sau này, anh họ tôi học ngành y, nhưng anh ấy không mấy hứng thú. Dù có y thuật nhưng anh vẫn lo lắng cho tương lai của mình, suy cho cùng điều anh băn khoăn chính là việc học thay bố mẹ.

Khi một người phụ nữ tìm được bạn đời, việc đó không chỉ đơn giản là yêu nhau mà còn liên quan đến việc thành lập một gia đình nhỏ, lập kế hoạch nghề nghiệp và ổn định cuộc sống. Vì vậy, khuôn mẫu của đàn ông và gia đình họ đặc biệt quan trọng.

Thứ tư: “Bố mẹ anh có đặc biệt quan tâm đến anh không?” - hỏi về ham muốn kiểm soát

Ngày nay, nhiều phụ nữ sợ gặp mẹ chồng như bảo mẫu của con trai.

Người đàn ông sau khi kết hôn đều vâng lời mẹ trong mọi việc, nếu mẹ ép con ly hôn thì con sẽ vâng lời, nếu gặp phải người đàn ông như vậy thường sẽ làm tổn thương phụ nữ.

Một người đàn ông trưởng thành sẽ tôn trọng cha mẹ mình nhưng không bị họ kiểm soát. Trong một gia đình văn minh, cha mẹ sẽ hướng dẫn con cái nhưng họ sẽ không có ham muốn kiểm soát mạnh mẽ.

Thông thường, khi một người đàn ông tiêu tiền, đi chơi, học tập, phát triển sở thích… thì bố mẹ phải quan tâm đến mình, anh ta rất vui vẻ làm theo sự sắp đặt của bố mẹ, anh ta không phản đối lời nói của bố mẹ, và anh ấy vẫn tin vào điều đó.

Quan tâm, đặc biệt quan tâm và ít quan tâm, đây là ba cấp độ của tình yêu, tốt nhất nên thỏa hiệp, tình yêu có quy mô và nhiệt độ, nhưng không có "vết việt vị".

Khi có con gái đang bước vào độ tuổi biết yêu, cha mẹ không nên vội vui mừng mà hãy học cách trở thành người chứng kiến, hướng dẫn của con.

Hãy đưa ra một số câu hỏi về hôn nhân và gia đình, phân tích chúng một cách chính xác, bạn có thể thấy được sự trưởng thành, nhận thức cuộc sống, hoàn cảnh gia đình và tiềm năng phát triển trong tương lai của một người đàn ông.

Tất nhiên, khi yêu cầu con gái tìm một mái ấm tốt, cha mẹ cũng nên cho con gái một gia đình tử tế. Trước hết hãy từ bỏ tư tưởng phong kiến ​​“con gái gả chồng là nước đổ đi”, con gái cũng là con cháu, nhà ngoại là chỗ dựa vĩnh viễn của người phụ nữ.

Sau đó, hãy cho con gái một nền giáo dục gia đình tử tế, hướng dẫn con đọc sách, lập gia đình và sinh con, để con gái ở nhà được hưởng sự đối xử như con trai.

Cuối cùng, hãy dạy con gái tôn trọng người khác và nhìn mọi người một cách chân thành và tử tế, đồng thời có cái nhìn sâu sắc để tránh trở thành 'kẻ mới vào nghề' trong tình yêu. Trong việc lựa chọn yêu hay không yêu, con gái cũng nên chủ động.

Hôn nhân là sự kiện cả đời nên đừng nhầm lẫn giữa lời nói và hành động, mà cần thiết nhất vẫn phải lý trí.

Lý Hoa - Aboluowang
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Nói cho con gái biết người mình yêu có đáng tin cậy hay không, chỉ cần hỏi anh ấy 4 câu hỏi