4 dấu hiệu trên cơ thể cho thấy não bắt đầu ‘teo lại’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Teo não thực chất không phải là bệnh mà chỉ là hiện tượng do một số nguyên nhân gây nên. Teo sinh lý là chỉ tình trạng suy giảm chức năng do tuổi tác gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.

Tuy nhiên, nếu teo não là một bệnh lý thì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động đáng kể đến cuộc sống hàng ngày.

Teo não sinh lý phần lớn là do tuổi tác gây ra, nhưng nó cũng xuất hiện ở một số người trẻ tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống không điều độ kéo dài, tinh thần căng thẳng, uống nhiều rượu bia gây tổn thương não.

Khi não bắt đầu "teo" lại, cơ thể thường có một số dấu hiệu nhắc nhở, dưới đây là 4 dấu hiệu như vậy:

4 dấu hiệu cho thấy não bộ đang “teo lại”

Dấu hiệu 1: Thay đổi tính cách

Nếu não bộ thu nhỏ lại thì người bệnh sẽ có những thay đổi về tính cách.

Chẳng hạn như thường xuyên chán nản, trở nên cứng nhắc, mất đi lý tưởng, mục tiêu theo đuổi và khát khao trong cuộc sống, thậm chí không còn gì để nói với gia đình, không còn cảm xúc, thường xuyên nghi ngờ với mọi thứ.

Dấu hiệu 2: Có trở ngại trong diễn đạt

Khả năng ngôn ngữ của một người bình thường bao gồm: nghe, nói, đọc, viết và phiên âm. Khi não bộ gặp vấn đề, khả năng biểu đạt sẽ bị cản trở và phản ứng trở nên chậm chạp.

Bệnh nhân teo não thường biểu đạt ngôn từ theo cách mà họ nhớ, chẳng hạn bệnh nhân không nhớ từ “thang máy", thay vào đó để diễn đạt ý tứ, họ chỉ sử dụng cử chỉ "lên và xuống".

Dấu hiệu 3: Giảm chất lượng giấc ngủ, chóng mặt và nhức đầu

Khi hiện tượng teo não xảy ra, chất lượng giấc ngủ của nhiều người sẽ giảm sút, triệu chứng chóng mặt, đau đầu cũng xảy ra thường xuyên hơn.

Đặc biệt, khi tổn thương đạt đến một mức độ nhất định thì chứng mất ngủ và khả năng tính toán cũng giảm sút.

Dấu hiệu 4: Rối loạn vận động

Sau khi đại não co rút đến giai đoạn giữa, khả năng vận động sẽ bị ảnh hưởng, khó duy trì trạng thái thăng bằng, thậm chí có thể đi loạng choạng.

Nếu bạn từng có thói quen tập thể dục hàng ngày, nhưng bây giờ bạn đã mất khả năng tập thể dục như vậy, thì đây có thể là một dấu hiệu đáng chú ý.

Đừng bỏ qua 4 dấu hiệu trên, nếu cảm thấy mình rơi vào tình trạng này, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Ba việc nên làm để ngăn ngừa chứng teo não

1. Điều hòa chế độ ăn uống

Đầu tiên, bạn nên cố gắng loại bỏ thói quen hút thuốc, rượu bia và hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Tiếp đó, bạn cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng, chú trọng các thực phẩm có hàm lượng vitamin và protein cao.

Điều này có thể giúp nâng cao sức đề kháng và thể chất, từ đó ngăn ngừa bệnh teo não.

Các loại thực phẩm mà bạn có thể ăn thường xuyên bao gồm thịt nạc, trứng, sữa, rau chân vịt, cải thảo, cần tây, nấm, dưa chuột, mướp đắng…

2. Tập khiêu vũ

Nếu bạn không thích chạy, nhảy dây, leo núi và các môn thể thao khác, thì bạn nên tập khiêu vũ.

Khiêu vũ có thể khiến người ta cảm thấy vui vẻ, đồng thời có thể tăng cường chức năng tim phổi, cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp não bộ thư thái, giảm thiểu chứng teo não.

Tuy nhiên, thời gian luyện tập khiêu vũ cũng không nên quá lâu, nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe do quá mệt mỏi.

3. Xoa trán mỗi ngày

Để phòng ngừa bệnh teo não, cần phải giữ cho mạch máu trong não không bị tắc nghẽn.

Xoa bóp trán mỗi ngày, không những có thể thúc đẩy tuần hoàn máu của não, mà còn tăng lượng máu cung cấp cho não, giúp tinh thần sảng khoái, hạn chế nguy cơ teo não.

Về cách xoa trán, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và những người có chuyên môn về sức khỏe để được tư vấn chi tiết.

(*) Ảnh chủ đề tổng hợp từ:
- Jose Navarro - Wikipedia / CC BY 2.0
- IsaacMao - Flickr / CC BY 2.0

Theo Aboluowang
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

4 dấu hiệu trên cơ thể cho thấy não bắt đầu ‘teo lại’