Trung Quốc mạnh tay nhập khẩu vàng từ Thụy Sĩ, cán mốc cao nhất trong vòng 5 năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Số liệu do Thụy Sĩ công bố hôm 18/8 cho thấy, xuất khẩu vàng của Thụy Sĩ sang Trung Quốc trong tháng 7 đã cán mốc cao nhất trong 5 năm kể từ tháng 12/2016. Đòn trừng phạt thứ bảy của EU đối với Nga có lệnh cấm vàng, vì vậy các quốc gia trên thế giới không khỏi lo ngại về động thái dự trữ vàng của Moscow.

Nhập khẩu vàng của Trung Quốc từ Thụy Sĩ cán mốc cao nhất trong 5 năm rưỡi

Thụy Sĩ đã vận chuyển 80,1 tấn vàng trị giá 4,4 tỷ franc Thụy Sĩ (khoảng 4,6 tỷ USD) đến Trung Quốc, tăng từ 32,5 tấn trong tháng 6, mức cao thứ hai kể từ năm 2012.

Giá vàng đã giảm từ hơn 2,000 USD/ounce vào đầu năm nay xuống dưới 1,700 USD/ounce. Do lãi suất leo thang nên các nhà đầu tư phương Tây đã phải bán tháo.

Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng vọt, đẩy xuất khẩu vàng của Thụy Sĩ đạt 186,2 tấn trong tháng 7, một lần nữa cán mốc cao nhất kể từ năm 2016.

Thụy Sĩ là trung tâm tinh chế và vận chuyển vàng thỏi hàng đầu trên thế giới, cung cấp dữ liệu cho các nhà đầu tư về xu hướng thị trường toàn cầu.

Thụy Sĩ đã vận chuyển 15,8 tấn vàng đến Ấn Độ, một quốc gia tiêu thụ vàng lớn khác hồi tháng 7, tăng từ 7,7 tấn trong tháng 6, nhưng chỉ bằng một nửa mức trung bình hàng tháng so với năm ngoái.

Số liệu của chính quyền Thụy Sĩ cũng cho thấy nước này đã nhập khẩu 261 kg vàng từ Nga, nâng tổng lượng nhập khẩu trong tháng 5, tháng 6 và tháng 7 lên 3,6 tấn, trị giá 225 triệu franc Thụy Sĩ (khoảng 235 triệu USD).

Các nhà chức trách Thụy Sĩ cho biết, vàng Nga đã được nhập khẩu vào tháng 5 và tháng 6, nhưng chúng đến từ trung tâm lưu trữ vàng lớn ở Vương quốc Anh. Không có bằng chứng nào cho thấy vàng được sản xuất sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Đầu tháng này, Thụy Sĩ đã cấm nhập khẩu vàng từ Nga.

EU ban hành lệnh cấm vàng, Bắc Kinh nhân cơ hội nhập khẩu vàng của Nga

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã hứng chịu loạt đòn trừng phạt quốc tế mạnh mẽ. Hơn một nửa dự trữ ngoại hối ở nước ngoài của Nga bị đóng băng. Do đó, dự trữ vàng trị giá hàng trăm tỷ USD trở thành tài sản để thoát khỏi các lệnh trừng phạt.

Ngày 15/7, Ủy ban châu Âu (EU) đã đề xuất một vòng trừng phạt mới: cấm nhập khẩu vàng từ Nga. Nhập khẩu vàng của Nga thông qua các nước thứ ba cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dykov trước đó cho biết thị trường kim loại quý mang tính chất toàn cầu và vô cùng đa dạng. Giống như tất cả các mặt hàng khác, nếu một thị trường mất đi sự hấp dẫn bởi các quyết định bất hợp pháp, hàng hóa sẽ được tái phân phối đến những nơi có nhu cầu cao hơn, cũng như những nơi có nền kinh tế thuận lợi hơn, hợp pháp hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nga vào tháng 3, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Sluanov cho biết khoảng 300 tỷ USD vàng và dự trữ ngoại hối của Nga đã bị đóng băng do các lệnh trừng phạt từ các nước châu Âu và Mỹ, "dự trữ vàng và ngoại hối của chúng tôi, bao gồm cả dự trữ của Quỹ Tài sản Quốc gia, đã bị đóng băng".

Nhà bình luận đặc biệt Đường Tân Nguyên (Tang Xinyuan) của tờ Visiontimes nhận định, "ĐCSTQ theo dõi dự trữ vàng của Nga, khó có thể tránh khỏi một niềm vui nhen nhóm". Ông chỉ ra rằng, Trung Quốc đã cố gắng lên kế hoạch theo từng bước như sau:

  • Thứ nhất, mua các sản phẩm năng lượng và nông sản của Nga, gây áp lực lên Hoa Kỳ, giảm mua các sản phẩm của Mỹ, buộc chính phủ ông Biden và ĐCSTQ phải tiến hành đối thoại;
  • Thứ hai, tăng sự ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế, vì quốc gia này hiện nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có sức ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu;
  • Thứ ba, muốn mua vàng của Nga, trao đổi bằng đồng nhân dân tệ (NDT) và tiền điện tử.

Tuy nhiên, ông Alexashenko, một nhà kinh tế từng là Phó Bộ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, đã phá vỡ ảo tưởng của chính quyền Bắc Kinh. Ông công khai tuyên bố dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga đã bị đóng băng. Tuy nhiên, hiện vẫn có vàng thỏi được lưu trữ trong kho bạc của Ngân hàng Trung ương Nga.

Theo ông Alexashenko, điều này có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Nga không sử dụng đồng dollar Mỹ và đồng euro, trong khi nhu cầu về đồng nhân dân tệ ở Nga là rất nhỏ. Hơn nữa, trong trường hợp này, Ngân hàng Trung ương Nga không thể bán vàng của mình, bởi vì không có ngân hàng nào sẵn sàng thanh toán bằng đồng euro hoặc dollar Mỹ để đổi vàng lấy NTD mà theo ông, đây là một hành động "ngu ngốc".

Tàu "bí ẩn" Trung Quốc mua dầu từ Nga

Một thương nhân Trung Quốc "bí ẩn" giấu tên đã chi 376 triệu USD để mua 13 tàu chở dầu và trung chuyển hàng hóa với dầu thô Nga ở giữa Đại Tây Dương.

Trang web tình báo hàng hải Lloyd's List ngày 09/8 tiết lộ, chủ tàu giấu tên đã mua 5 tàu chở dầu Aframax (cỡ tàu lớn nhất theo hệ thống phân loại tàu dầu AFRA), 7 tàu chở dầu siêu lớn và 1 tàu chở dầu Suezmax thông qua 20 công ty ở Hồng Kông và Trung Quốc. Nhưng điều đáng ngờ là 20 công ty này có liên quan đến nhau, mặc dù mỗi công ty hoạt động độc lập.

Theo báo cáo và đánh giá thị trường của các nhà môi giới tàu, ngoại trừ 3 tàu chở dầu, 10 tàu còn lại đã được mua từ tháng 5 đến tháng 7 năm nay với tổng chi phí lên đến 285 triệu USD. Kể từ đó, ngoại trừ một tàu chở dầu, tất cả các con tàu khác đã vận chuyển hàng hóa trong vùng biển quốc tế 860 hải lý về phía tây bồ Đào Nha, trung tâm trung chuyển dầu thô mới được thành lập của Nga.

Một người mua dầu "bí ẩn" Trung Quốc đã trả 376 triệu USD cho 13 tàu chở dầu. (Ảnh: Getty Images)

Theo tờ báo, tất cả các tàu chở dầu đều có tuổi đời trên 15 năm và khó có gã khổng lồ dầu mỏ nào có thể thuê chỉ bằng cách tiếp cận tài chính thông thường. Điều đó cho thấy chủ tàu có nguồn tiền mặt dồi dào.

Do sự giám sát kỹ thuật không đầy đủ của mạng lưới hậu cần hàng hải, dầu thô của các tàu chở dầu Aframax đã được chuyển từ các cảng Baltic của Nga đến một tàu chở dầu siêu lớn neo đậu ở giữa Đại Tây Dương, điểm đến cuối cùng là Trung Quốc. Ngoài ra còn có một lô hàng lớn được vận chuyển đến Ấn Độ.

Chuyên gia Alex Glykas của tờ Dynamarine cho biết, ông sẽ cung cấp khoảng 4,000 dịch vụ tư vấn vận chuyển hàng hóa hàng năm, được coi là một điều chưa từng có tiền lệ.

Đội tàu của chủ tàu "bí ẩn" Trung Quốc này đã phát triển một mô hình vận tải hàng hải mới. Cụ thể là tàu chở dầu trốn tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng vẫn tuân thủ các thủ tục, bảo hiểm và các quy tắc kỹ thuật quy định khác. Bởi vì không có dấu hiệu vi phạm nào của con tàu chở dầu nói trên.

Ngoài ra, theo khảo sát của tờ Lloyd's List, toàn bộ 13 tàu chở dầu có liên quan đến một địa điểm ở Đại Liên, Trung Quốc, bao gồm thông tin về chủ sở hữu đã đăng ký, quản lý kinh doanh… Ngoài địa chỉ của Đại Liên, 4 tàu chở dầu có liên quan đến hai địa chỉ ở Hồng Kông.

Trong số này, 9 tàu đã được bảo hiểm tại West of England P&I tại thời điểm mua. Dịch vụ phân loại tàu cho ít nhất 4 tàu đã được chuyển cho Hiệp hội Phân loại Hàn Quốc, và số còn lại được chuyển đến Panama.

Trong báo cáo do người môi giới tàu tổng hợp, tất cả các giao dịch ngoại trừ 3 tàu chở dầu đều được ghi lại chi tiết về giá cả phải trả, nhưng không tiết lộ thông tin người mua. Nhưng người ta chỉ ra rằng chủ tàu mới là người Trung Quốc.

Các tàu chở dầu này nằm ở trung tâm trung chuyển tàu chở dầu ở trung tâm Đại Tây Dương và chủ yếu được sử dụng để vận chuyển dầu thô của Nga đến Trung Quốc, tờ Lloyd's List đưa tin vào tháng trước. Kể từ khi những động thái này được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 5, ít nhất 6 tàu chở dầu khác đã phát sinh thủ tục "quá cảnh sà lan" với các tàu này.

Quá cảnh sà lan (Lightering) là hoạt động mà các tàu lớn cập bến, dàn xếp hoặc tàu lớn bốc dỡ hàng hóa bằng sà lan từ các tàu nhỏ khác tại nơi neo đậu, thường là các hoạt động trên cảng biển.

Trước đó đã có báo cáo cho rằng, Nga đã tiến hành chuyển giao hàng hóa bằng tàu trên biển, nhưng người mua cố gắng che giấu nguồn cung cấp khiến cho khối lượng kinh doanh tăng vọt. Mặc dù các hoạt động quá cảnh từ tàu chở dầu nhỏ sang tàu chở dầu lớn không phải là hiếm, song vẫn còn những rủi ro. Hầu hết các hoạt động này nằm trong vùng biển nhỏ, không phải biển lớn để tránh rò rỉ thông tin.

Lam Giang

Kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc mạnh tay nhập khẩu vàng từ Thụy Sĩ, cán mốc cao nhất trong vòng 5 năm