Cố gắng giúp bà mẹ 8 con bị xích ở Từ Châu, nhà hoạt động sống ở Nhật Bản bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tháng 01/2022, bà mẹ 8 con bị nhốt trong một túp lều dột nát ở Trung Quốc với một sợi dây xích kim loại dày quanh cổ đã khiến mạng Internet bùng lên; cư dân mạng bàng hoàng và tức giận về cách đối xử với phụ nữ ở một số vùng của đất nước. Câu chuyện đi xa hơn khi thân phận bà mẹ bị nghi ngờ là nạn nhân của nạn buôn người. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc lại lờ đi và cố đàn áp truyền thông về vấn đề này....

Đoạn video được quay bởi một vlogger ở huyện Phong (ở vùng nông thôn Từ Châu, tỉnh Giang Tô), cho thấy người phụ nữ đứng trong một căn lều không cửa, chỉ mặc một chiếc áo len mỏng màu hồng bất chấp nhiệt độ bên ngoài rất lạnh. Người phụ nữ, sau đó được nhà chức trách xác định là Lý Oánh (danh tính thực sự của người phụ nữ vẫn còn là vấn đề tranh chấp), tỏ ra bàng hoàng và dường như không hiểu chuyện gì đang xảy ra xung quanh mình. Điều duy nhất cô ấy xoay sở để nói với vlogger là: "Thế giới này không còn muốn tôi nữa".

Sau khi đoạn video đau lòng được lan truyền, nhiều nhà hoạt động đã cố gắng giúp đỡ Lý Oánh, nhưng hầu hết đều vấp phải sự phản kháng hoặc bắt giữ dưới bàn tay của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Giờ đây, một cuộc phỏng vấn độc quyền do Vision Times thu được, đã làm sáng tỏ hơn câu chuyện này qua trải nghiệm của ông Lý - một công dân Trung Quốc hiện đang sống ở Nhật Bản.

Ông Lý, người đã che giấu tên thật của mình vì sợ bị chế độ ĐCSTQ trả đũa, nói với tờ Vision Times của Nhật rằng sau khi xem cảnh quay của người mẹ Từ Châu, ông ấy không thể không hành động. Sau đó, ông Lý dẫn đầu một nhóm các nhà hoạt động đến huyện Phong với hy vọng hỗ trợ bà mẹ 8 con này.

'Sự đồng thuận ngấm ngầm ở mức độ phổ biến'

“Lần đầu tiên tôi xem đoạn video về người phụ nữ bị xích vào tháng 02/2022. Lúc đó tôi rất tức giận và tin rằng vụ việc đã được mọi người ngấm ngầm đồng ý với nhau ở mức độ phổ biến. Sau đó, tôi thành lập một nhóm trên WeChat, kêu gọi những người cùng chí hướng kết nối và tìm ra cách chúng tôi có thể giúp cô ấy”, ông Lý nói với Vision Times.

Sau khi một trong những bài đăng đạt hơn 40.000 lượt xem chỉ trong một ngày, hơn một nghìn cư dân mạng đã liên hệ bày tỏ sự quan tâm đến việc đi du lịch đến huyện Phong.

Ông Lý cho biết: “Sau khi bài đăng đó lan truyền, tôi đã tổ chức cho các tình nguyện viên đi đến tỉnh Giang Tô vào ngày 22/02. Tuy nhiên, ngay khi chúng tôi đến huyện Phong, trước khi chúng tôi có thể tập hợp, tôi đã bị các nhân viên An ninh Nội địa chặn lại, những người này đã theo tôi từ quê hương của tôi”.

Sau đó, ông Lý giải thích cách các cảnh sát đưa ông đến một trại giam, nơi ông bị giữ trong một căn phòng không cửa sổ chỉ có một chiếc giường, một chiếc bàn nhỏ và một số ghế đẩu, và một phòng tắm. Ông ấy nói rằng mặc dù nơi này trông không giống như một nhà tù, nhưng cửa bị khóa từ bên ngoài và ông bị cấm rời khỏi đó.

Ông Lý cho biết ông cũng được tặng một vài cuốn sách để đọc sau vài lần đưa ra yêu cầu.

“Thức ăn được giao thường xuyên và rác đã được thu gom. Mặc dù vậy, tôi không có việc gì phải làm, vì vậy tôi đã hỏi liệu tôi có thể có một cuốn sách để đọc không. Mặc dù họ nói với tôi điều đó là không được phép, nhưng tôi vẫn tiếp tục hỏi vì ít nhất tôi muốn có việc gì đó để làm. Cuối cùng, một nhân viên đã cho tôi xem một vài bức ảnh trên điện thoại di động của anh ấy và mang cho tôi một vài cuốn sách từ thư viện”.

“Trong những ngày tiếp theo, tôi đã dành toàn bộ thời gian để đọc”, ông Lý nói.

'Duy trì sự ổn định'

Trong khi bị bắt, ông Lý cũng mô tả cách ông ấy nhìn thấy một tấm bảng đen ở một trong những văn phòng của cơ sở giam giữ với những cụm từ như "duy trì sự ổn định" được viết trên đó - một thuật ngữ ám chỉ sự biện minh của Đảng về việc sử dụng các biện pháp kiểm soát và kiểm duyệt xã hội nghiêm ngặt.

“Tôi nhớ mình đã nhìn thấy những cụm từ như 'xây dựng ý thức hệ cao đẳng và đại học', 'quản lý các cá nhân liên quan đến Tân Cương', 'những người quan tâm sống ở nước ngoài' và 'các cá nhân liên quan đến khủng bố', cũng như các nhiệm vụ khác nhau do An ninh Quốc gia sắp xếp Văn phòng soạn thảo nội quy 'quản lý' người dân do Bộ Công an theo dõi hiện hành".

Ông Lý nói rằng lính canh sẽ kiểm tra ông ấy hàng ngày, ghi chép các cuộc trò chuyện của họ, và sau đó một nhóm cảnh sát mới sẽ kiểm tra bảng thông tin của những ngày trước đó để đảm bảo thông tin ông nói với họ không thay đổi.

“Tôi đã hỏi nhân viên rằng họ định làm gì với tôi và ban đầu họ rất mơ hồ, nhưng sau một vài ngày, họ ám chỉ rằng họ có khả năng sẽ thả tôi sau Hai phiên họp. Hai phiên họp là cuộc họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc.

Sáu ngày sau khi hai phiên họp kết thúc, ông Lý được trả tự do. “Vào thời điểm đó, tôi cảm thấy rằng tôi không thể ở lại Trung Quốc được nữa, vì vậy tôi đã quay trở lại Nhật Bản”, ông nói.

Dựa trên thời gian của Hai phiên họp, có khả năng ông Lý đã được trả tự do vào cuối tháng 3 sau khi bị giam gần một tháng.

Theo dõi liên tục

Sau khi trở về Nhật Bản và có một khoảng thời gian để suy ngẫm về trải nghiệm của mình, ông Lý đã chia sẻ với phóng viên Tokunaga của tờ Vision Times rằng ông ấy vẫn không hiểu làm thế nào mà ông ấy lại lọt vào tầm ngắm của chế độ Trung Quốc.

“Tôi không biết chính xác hành động của chúng tôi bị phát hiện như thế nào, nhưng tôi đoán có một số cách nó có thể xảy ra”, ông Lý nói, giải thích rằng ông tin rằng điện thoại di động của mình đã bị tấn công, điều này dẫn đến tung tích và thư từ của ông được giám sát và theo dõi liên tục.

Ngoài ra, ông Lý nghi ngờ rằng các bài đăng mà ông thực hiện trên các kênh WeChat cũng dẫn đến việc nhà chức trách gắn cờ các hoạt động của ông ở đó. WeChat là một ứng dụng thanh toán và mạng xã hội phổ biến được nhiều người ở châu Á sử dụng, nhưng bị chính phủ Trung Quốc giám sát hoàn toàn.

Ông nói: “Ngay cả khi điện thoại của bạn đã tắt và bật chế độ trên máy bay, vị trí thời gian thực của điện thoại đó vẫn có thể được giám sát”, ông nói và cho biết thêm rằng các công nghệ giám sát và nhận dạng khuôn mặt của Trung Quốc cũng rất phát triển.

Ông Lý nói thêm rằng hai tình nguyện viên khác, với tên người dùng là “Wu Yi” và “120 Jin” trên Weibo cũng đã bị bắt khi đi đến quận Phong, với tình trạng hiện tại là không rõ.

“Tôi đã cố gắng cập nhật tình hình của họ nhưng không thể,” ông nói.

Minh Đăng

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Cố gắng giúp bà mẹ 8 con bị xích ở Từ Châu, nhà hoạt động sống ở Nhật Bản bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ