4 điểm bất thường trên lòng bàn tay chứng tỏ đã xuất hiện cục máu đông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo định nghĩa y học, huyết khối là một khối rắn hoặc bán rắn nằm trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch, được hình thành do sự kết tụ của một số chất đặc biệt... Nguyên nhân tiềm tàng của nhiều tình trạng mạch máu mãn tính.

Đối với những người trung niên và người cao tuổi mắc các bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp, dễ hình thành các cục máu đông lớn do tích tụ các mảng lipid trong máu, nếu không được loại bỏ kịp thời, những mảng bám này có thể bong ra dưới sự kích thích từ bên ngoài và chặn các mạch máu, gây ra bệnh cấp tính nghiêm trọng hơn.

Nhiều người chủ quan và cho rằng bản thân không gặp tình trạng này, nhưng không phải vậy, nếu lòng bàn tay có 4 điểm bất thường dưới đây thì có thể huyết khối đã xuất hiện rồi:

Tê ở lòng bàn tay

Lòng bàn tay và ngón tay là trạm luân chuyển máu cuối cùng cho các chi trên của cơ thể, đồng thời là những nơi cách xa tim nhất, do đó, chúng có thể phản ánh chính xác tình trạng lưu thông của máu.

Nếu máu đặc hơn, tốc độ dòng chảy có xu hướng chậm lại, khi đó lượng máu và dưỡng chất oxy đưa đến lòng bàn tay sẽ tự nhiên giảm đi. Bởi vì các dây thần kinh và mô của bàn tay không được cung cấp đủ máu, nên nó có thể bị tê, ngứa ran và các tình trạng khác.

Tất nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất gây tê tay, bởi trong khi bạn ngủ, việc đè lên tay và gây cản trở tạm thời cho sự lưu thông của máu cũng có thể xảy ra.

Màu sắc phục hồi chậm sau khi ấn vào lòng bàn tay

Lòng bàn tay của người khỏe mạnh nên có màu trắng và hồng. Khi lòng bàn tay bị ngoại lực bóp chặt, vùng bị bóp sẽ chuyển sang màu trắng do lượng máu cung cấp giảm, nó sẽ hồi phục nhanh chóng sau khi loại bỏ ngoại lực.

Nhưng nếu bạn thấy sau khi siết chặt lòng bàn tay, vùng bị bóp vẫn có màu trắng hoặc nhanh chóng chuyển sang màu đỏ sậm hơn thì bạn nên cảnh giác với độ nhớt của máu.

Khi hàm lượng lipid và các mảng bám trong mạch máu tăng lên, lưu lượng máu sẽ bị cản trở ở một mức độ nhất định, và việc khôi phục lại màu sắc của lòng bàn tay có thể khó khăn hơn khi lưu lượng máu động mạch chậm lại.

Lòng bàn tay lạnh

Với tiền đề là nhiệt độ môi trường phù hợp, nếu lòng bàn tay lạnh lâu ngày, rất có thể là khả năng cung cấp máu của tay không đủ, sinh lực trong cơ thể giảm sút.

Khi các tế bào và mô của bàn tay không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để duy trì các hoạt động sinh lý, chúng sẽ tự nhiên cảm thấy lạnh.

Tương tự như vậy, những người thường xuyên cảm thấy chân lạnh cũng có thể có nguy cơ lưu thông máu kém ở chi dưới, tốt nhất bạn nên đi khám kịp thời để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Màu lòng bàn tay có màu xanh đậm

Khi lượng máu động mạch cung cấp đủ và máu tĩnh mạch trở lại thuận lợi, lòng bàn tay sẽ có màu trắng và hồng nhạt. Nếu màu của lòng bàn tay có xu hướng xanh nhạt hoặc tím, điều này cho thấy tĩnh mạch tích tụ nhiều máu hơn với hàm lượng oxy thấp hơn ở khu vực này, vì vậy màu sắc đậm hơn.

Việc tụ máu tĩnh mạch ở lòng bàn tay thường đồng nghĩa với việc máu lưu thông trong cơ thể không được tốt, có thể liên quan đến các mảng lipid trong mạch máu.

Người có triệu chứng này có thể cố gắng giảm lượng dầu ăn vào và tăng cường vận động, sau một thời gian, quan sát màu sắc lòng bàn tay, nếu vẫn có xu hướng xanh tím thì nên khám càng sớm càng tốt.

Theo Song Yun - Aboluowang
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

4 điểm bất thường trên lòng bàn tay chứng tỏ đã xuất hiện cục máu đông